Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh là nền tảng tư tưởng cho hành động của đảng và cách mạng việt nam (Trang 25 - 26)

đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân trong quá trình bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.

II. Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh: Minh:

Sau khi giành được độc lập, nước Cộng hòa Dân chủ đứng trước những khó khăn chồng chất, vận mệnh đất nước trước tình cảnh đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào Nam bộ kháng chiến, mặt khác ra sức củng cố và phát triển Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, gấp rút phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, kêu gọi nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói, phát động phong trào chống nạn mù chữ nhằm diệt giặc dốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải sớm tổ chức tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, xây dựng Hiến pháp, lập ra Chính phủ chính thức. Người vận động lập "Quỹ độc lập", tổ chức "Tuần lễ vàng", mở rộng các đoàn thể cứu quốc, động viên phong trào Nam tiến... các cuộc vận động đó đã trở thành các phong trào cách mạng của quần chúng và đã đạt được những kết quả rực rỡ trong những ngày đầu của cách mang.

Về đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, ký Hiệp định Sơ bộ (6/3), Tạm ước (14/9), với những nhân nhượng cần thiết để tranh thủ thời gian, chuẩn bị lực lượng, đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Đó là những chủ trương, biện pháp cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, đã đưa con thuyền cách mạng nước ta vượt qua những thác ghềnh hiểm nghèo.

Nhờ vậy mà chính quyền cách mạng trong nước được giữ vững và toàn dân ta có thể bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc (tháng 12/1946) với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá: kháng chiến lâu dài và niềm tin tháng lợi.

Những tư tưởng của Người về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, về chiến tranh nhân dân, về kháng chiến đi đôi với kiến quốc đã trở thành cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Năm 1951 do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng đưa Đảng ra công khai dưới tên là Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời giúp Lào và Campuchia thành lập Đảng riêng để lãnh đạo cách mạng của mỗi nước. Đại hội đã thông qua cương lĩnh mới, Điều lệ mới giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ, do đó đã động viên được toàn dân đẩy mạnh kháng chiến, đưa đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ lịch sử, đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Theo hiệp định Giơnevơ miền Bắc hoàn toàn được giải phóng nước ta tạm chia cắt làm hai miền, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử hoà bình thống nhất tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nắm chắc bản chất của Chủ nghĩa đế quốc đã sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là Chủ nghĩa đế quốc Mỹ, nêu rõ cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

PHẦN V: Việt Nam từ năm sau 1954 - 1969 và ảnh hưởng phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:

I. Việt Nam trong cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống MỹDiệm ở Miền Nam:

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh là nền tảng tư tưởng cho hành động của đảng và cách mạng việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w