Những mốc son tiêu biểu của cuộc đời Hồ Chí Minh giai đoạn 1911

Một phần của tài liệu cuộc đời, sự nghiệp mà hồ chí minh để lại cho dân tộc và thời đại 1911 1930 (Trang 29 - 31)

Trong thời gian đầu bôn ba nơi hải ngoại để tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn hết sức quan trọng cho cuộc đời hoạt động của Người. Ngày 5 tháng 6 năm 1911: Người đặt chân lên tàu Amira Latusơ Tơrevin rời Bến cảng Sài Gòn đi Mác Xây, đánh dấu mốc cho thời điểm bắt đầu những ngày rời xa quê hương bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm lối thốt cho dân tộc khỏi sự tối tăm. Sự kiện này là một quyết định cách mạng và táo bạo. Táo bạo vì đây là hướng đi hoàn toàn đối lập với hướng đi truyền thống trước đó là sang hướng Đơng. Táo bạo vì đây là một sự vấn thân vào một thế giới còn rất xa lạ đối với nhân dân ta, một thế giới mà mọi thứ hoàn toàn khác với Việt Nam, nếu khơng muốn nói là đối lập. Có thể khẳng định rằng, năm 1911 là năm đoạn tuyệt có tính chất quyết định trong cuộc đời của vị chủ tịch tương lai - Hồ Chí Minh, tương ứng với một sự đảo lộn sâu xa trong đời sống chính trị của Việt Nam.

Tháng 6/1919, bản yêu sách của nhân dân An Nam ra đời kí tên Nguyễn Ái Quốc đã đánh dấu bước ngoặt cuộc đời Người bắt đầu bước chân lên vũ đài chính trị. Đánh dấu sự xuất hiện của vĩ nhân, sự kết tụ của Hồ Chí Minh về mặt tư tưởng đã hình thành.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, nó đánh dấu bước chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản. Sự kiện Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt

từ chủ nghĩa nước đến chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc chưa có khuynh hướng rõ ràng trở thành một người cộng sản với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự một loạt các Hội nghị quốc tế, Người được bầu vào ủy viên Đồn chủ tịch quốc tế nơng dân. Từ một người yêu nước, chiến sĩ cộng sản trở thành một ủy viên quốc tế - Trung tâm của các phong trào cộng sản, một tổ chức đồn kết Quốc tế rộng rãi. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để Hồ Chí Minh nhận thức lý luận.

Từ ngày 03 tháng 02 đến ngày 07 tháng 02 năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng thành công và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam làm cho vị trí, vai trị của Hồ Chí Minh bắt đầu thay đổi. Từ một người yêu nước ra đi bơn ba mn dặm tìm kiếm con đường cứu nước nay đã trở thành một lãnh tụ dẫn đường cho dân tộc đấu tranh đi hết thắng lợi này đế thắng lợi khác. Sứ mệnh giải phóng cả dân tộc đặt lên đôi vai của Người.

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu cuộc đời, sự nghiệp mà hồ chí minh để lại cho dân tộc và thời đại 1911 1930 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w