Định dạng của tệp vết mạng không dây trong NS2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu năng của giao thức mạng không dây cá nhân zigbee (Trang 98)

Tệp vết của mạng khơng dây trong NS2 có 2 phần như sau:

- Phần cơ bản: chứa các thơng tin cơ bản cho việc phân tích mạng khơng dây ở tầng MAC.

- Phần mở rộng: chứa các thơng tin phục vụ cho việc phân tích mạng khơng dây ở tầng mạng và tầng ứng dụng.

Cụ thể các thông số trong các trường như sau:

- Event Type: dạng sự kiện được lưu trong tệp vết.

 “s”: gói tin gửi.

 “r” gói tin nhận.

 “D” gói tin bị loại.

 “f” gói tin được chuyển tiếp đến đích. - Time: thời gian xảy ra sự kiện.

- Node ID: số thứ tự của node trong kịch bản mô phỏng. - Trace Level: mức theo dõi của tệp vết.

 “AGT”: gói tin tầng ứng dụng.

 “RTR” :gói tin định tuyến tầng mạng (routing).

 “MAC”: gói tin trao đổi ở tầng MAC.

- Reason: lí do cho sự kiện (ví dụ “NRTE” là No RouTe Entry). - Packet Unique ID : ID của gói tin.

- Payload Type: dạng tải của gói tin. - Packet Size: kích thước gói tin.

- Time to Send Data: thời gian trễ dự kiến cần thiết để truyền gói tin trên mạng không dây được chỉ ra bởi các giao thức tầng MAC. - Destination MAC Address: địa chỉ MAC đích.

- Source MAC Address: địa chỉ MAC nguồn.

- Ethernet packet type: dạng gói tin (ví dụ IP là 800).

- Source IP Address, Source IP port : IP nguồn và cổng nguồn. - Destination IP Address, Destination IP port : IP đích và cổng đích. - Time to Live: thời gian sống của gói tin.

- Next hop IP Address: địa chỉ IP của nút mạng tiếp theo trong quá trình định tuyến.

- Phần còn lại là định dạng được định nghĩa riêng cho từng giao thức định tuyến, ví dụ như hình trên là dành cho giao thức định tuyến AODV.

Như đã nói ở phần trước, bộ mơ phỏng NS-2 là mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là trong trường hợp cần thiết, muốn tăng lượng thông tin trong file dấu vết hồn tồn có thể sửa đổi mã nguồn của NS-2 để thực hiện điều này.

4.2. Triển khai mô phỏng và kết quả

4.2.1. Mục đích mơ phỏng

Mục đích của việc mơ phỏng mạng Zigbee (IEEE 802.15.4) là để tìm hiểu rõ hơn về các giao thức trong Zigbee, cũng như dựa vào mơ hình mơ phỏng có thể đánh giá được các giao thức trong mạng Zigbee với các mạng không dây khác, cụ thể là mạng theo chuẩn IEEE 802.11. Đồng thời thơng qua mơ phỏng cũng có thể đánh giá được các cải tiến mà mạng Zigbee đã mang lại trên tầng MAC và tầng vật lí được thiết kế theo chuẩn IEEE 802.15.4.

4.2.2. Thí nghiệm và kết quả mơ phỏng và đánh giá

Mơ hình tĩnh : các nút mạng khơng dây được bố trí như trên hình 4.3 với các thơng số mạng như sau:

- Số nút (trạm) trong mạng là 101, được bố trí đều đặn trong khơng gian mô phỏng là 80x80 m2

, cự li phát sóng (radio range) được thiết lập bằng 9m, do đó mỗi nút mạng chỉ có thể liên lạc được với các nút nằm theo hướng song song với 2 đường chéo của diện tích hình chữ nhật 80x80 m2 (đối với mỗi nút, các nút hàng xóm theo hướng Đơng, Bắc, Tây, Nam của nó đều có khoảng cách bằng 80/7 ≈11,5m, do đó khơng thể liên lạc trực tiếp được).

Hình 4. 3: Mơ hình mơ phỏng mạng khơng dây tĩnh

- Việc truyền thông của cả 8 cặp nút 63-61, 87-97, 79-77, 99-85, 64-62, 88-98, 80-78 và 100-86 đều sử dụng giao thức UDP, các thực thể gửi của UDP được gắn với các nguồn sinh lưu lượng với phân bố các gói tin đưa vào mạng là phân bố đều, nghĩa là nguồn thuộc loại CBR (Constant Bit Rate). Việc chọn CBR là để có thể chủ động điều khiển tải đưa vào mạng.

- Tải mạng sẽ được đưa tăng dần theo giá trị PPS (Packets per second). Các giá trị tải mạng lần lượt được đưa vào là 0.1pps, 0.5pps, 1pps, 10pps và 20pps tuần tự ở các giây thứ 21, 21.5, 22, 22.5, 23, 23.5, 24, 24.5 trong thời gian mơ phịng. Các thí nghiệm khơng áp dụng các mơ hình lỗi vào truyền thơng.

- Thời gian chạy mô phỏng là 300 giây. Các gói tin dữ liệu được đưa vào qua nguồn CBR cố định sẽ được bắt đầu từ giây thứ 21 (đủ thời gian để mạng khởi tạo, thiết lập) và kết thúc vào giây thứ 295 để đảm bảo mạng sẽ kết thúc mô phỏng vào giây thứ 300 và tất cả gói tin đều có đủ thời gian đến đích.

- Giao thức định tuyến AODV (với IEEE 802.11 và IEEE 802.15.4) và định tuyến ZBR (Zigbe Routing). Băng thông (bandwidth) kênh

truyền của các nút mạng được thiết lập bằng 250 Kbps. Kích thước gói tin bằng 80 byte (như vậy băng thơng được tính xấp xỉ 400pps).

- Tỉ lệ gói tin đến đích PDR (Packet Delivery Ratio): được tính bằng tỉ lệ của tổng số gói tin gửi đến đích so với tổng số gói tin gửi đi. Tỉ số PDR cho thấy được tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng. Mạng sẽ có hiệu năng tốt hơn nếu tỉ số này cao.

- Chi phí gói tin RTS/CTS : được tính bằng tỉ số số lượng gói tin RTS và CTS và số lượng gói tin truyền dữ liệu. Chí phí này cung cấp cho riêng mạng theo chuẩn IEEE 802.11

- Độ trễ gói tin đến đích trung bình (Average End-to-end Delay): thời gian trung bình để một gói dữ liệu có thể đến đích, bao gồm trễ trong q trình định tuyến và phục vụ hàng đợi, chỉ có các gói dữ liệu chuyển thành cơng đến đích mới được tính. Mạng có độ trễ trung bình thấp hơn là mạng hoạt động hiệu quả hơn. Độ trễ trung bình được tính bằng trung bình cộng thời gian cần của các gói tin đến đích.

- Tỉ lệ mất gói tin (Packet Loss): là tỉ lệ các gói tin bị loại bỏ hoặc bị mất trong một đơn vị thời gian trong q trình mơ phỏng thí nghiệm. Tỉ lệ mất gói được tính bằng hiệu số của số gói tin nhận được và gói tin đã gửi chia cho thời gian gửi tin. Tỉ lệ mất gói thấp đồng nghĩa với mạng có hiệu năng tốt hơn.

- Tải định tuyến chuẩn hóa (Normalized Routing Load): là tỉ lệ tổng số gói tin định tuyến trên tổng số gói tin dữ liệu được nhận. Tiêu chuẩn này đánh giá hiệu quả của sự định tuyến, mạng sẽ có hiệu năng truyền tải dữ liệu tốt hơn nếu giá trị tải định tuyến của mạng thấp hơn.

- Mức tiêu thụ năng lượng (Energy Consumption ): là tỉ lệ giữa năng lượng đã tiêu tốn trong quá trình vận hành của mạng và năng lượng lúc ban đầu. Độ tiêu tốn năng lượng cho ta thấy được hiệu quả sử dụng năng lượng của các giao thức trong mạng. Một mạng có mức tiêu tốn năng lượng thấp hơn là mạng tiết kiệm năng lượng hơn. .

4.2.2.1. Đánh giá hiệu năng tầng MAC của mạng không dây cá nhân Zigbee (IEEE 802.15.4)

Tầng MAC của mạng Zigbee được kế thừa theo thiết kế theo chuẩn IEEE 802.15.4, vì vậy có thể dùng mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 để đánh giá hiệu năng tầng MAC của mạng Zigbee. Trong thí nghiệm đánh giá hiệu năng của tầng MAC, có ba mạng được thiết lập để so sánh bao gồm:

- Mạng theo chuẩn IEEE 802.11 và cài đặt giao thức định tuyến AODV ở tầng mạng tạo thành một mạng tương tự mạng Wifi Ad- hoc.

- Mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 và cài đặt giao thức định tuyến AODV ở tầng mạng với chế độ sử dụng gói Beacon với SO=BO=3.

- Mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 và cài đặt giao thức định tuyến AODV ở tầng mạng với chế độ khơng sử dụng gói Beacon (Non- Beacon).

Mục đích thiết lập thí nghiệm là để so sánh hiệu năng giữa mạng theo chuẩn IEEE 802.11 hỗ trợ trạm ẩn/trạm lộ bằng cơ chế RTS/CTS với mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 chấp nhận không hỗ trợ RTS/CTS để giảm chi phí truyền gói tin. Đồng thời, thí nghiệm cũng so sánh được hiệu năng của hai chế độ truyền dữ liệu trong mạng Zigbee (IEEE 802.15.4) là chế độ sử dụng beacon (sử dụng Slotted CSMA/CA) và chế độ không sử dụng beacon (sử dụng cơ chế truyền Unslotted CSMA/CA)

Có 2 tiêu chí để đánh giá hiệu năng tầng MAC là tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng ở tầng MAC (tính tất cả các gói tin được truyền lại và chuyển tiếp ở tất cả các nút mạng) và năng lượng tiêu thụ ở tầng MAC.

Bảng kết quả nhận được phân tích tệp vết mơ phỏng và nhận xét:

Tỉ lệ gói tin đến đích tầng MAC:

Hình 4. 4: So sánh tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng ở tầng MAC của chuẩn IEEE 802.11 và Zigbee (IEEE 802.15.4)

0.1pps 0.5pps 1pps 5pps 10pps 20pps

IEEE802.11 - AODV 99.9663 99.3283 97.5677 96.5773 94.2604 93.4483

IEEE802.15.4 - AODV (Beacon) 86.4078 86.0688 78.2699 70.5151 66.2264 64.5042

IEEE802.15.4 - AODV (Non-

Beacon) 100 98.3044 85.0186 83.4589 65.5885 64.7612 0 20 40 60 80 100 120 Tỉ lệ i t in đế n đí ch ( % )

Tỉ lệ gói tin đến đích - Tầng MAC

Nhận xét :

Ở tầng MAC, khi tốc độ gói tin đưa vào mạng tăng lên, tỉ lệ các gói tin đến đích của mạng IEEE 802.11 (AODV) có xu hướng giảm khá chậm và giữ ổn định ở mức 97-93%, trong khi đó các gói tin của mạng Zigbee (IEEE 802.15.4) lại giảm một cách nhanh chóng (từ 89% xuống cịn 64% ở tầng MAC). Điều này xảy ra là do mạng IEEE 802.11 (AODV) có cơ chế RTS/CTS để khắc phục hiện tượng trạm ẩn và trạm lộ, trong khi Zigbee (IEEE 802.15.4) không sử dụng sẽ làm tăng khả năng xảy ra hiện tượng đụng độ này trong mạng khi tải hệ thống được tăng dần.

Qua thí nghiệm này cũng có thể thấy được việc truyền thông bằng mạng không sử dụng beacon (unslotted CSMA/CA) sẽ cho tỉ lệ gói tin đến đích tốt hơn mạng sử dụng beacon (slotted CSMA/CA) ở tốc độ thấp do không phải thực hiện việc đồng bộ và chờ đợi đến phiên truyền. Tuy nhiên khi tải mạng tăng cao (10pps và 20pps), mạng truyền không sử dụng beacon cũng giảm dần về cùng tỉ lệ với mạng truyền sử dụng beacon vì khi số lượng các gói tin truyền tăng, đụng độ sẽ xảy ra nhiều hơn với mạng không sử dụng beacon.

Chi phí để thực hiện cơ chế RTS/CTS cũng được đưa ra ở đồ thị hình 4.5, được tính bằng số lượng gói tin RTS/CTS trên số lượng gói dữ liệu truyền đi, cho ta thấy được chi phí truyền tin thực hiện bằng RTS/CTS là không hề nhỏ, tỉ lệ từ 4.2 đến 6.4 lần số gói tin dữ liệu cần truyền. Vì vậy việc mạng Zigbee (IEEE 802.15.4) bỏ qua cơ chế RTS/CTS cho mạng truyền dữ liệu tốc độ thấp là hồn tồn có thể chấp nhận được.

Chi phí RTS/CTS:

Hình 4. 5: So sánh chi phí RTS/CTS tầng MAC của chuẩn IEEE 802.11 và Zigbee (IEEE 802.15.4)

0.1pps 0.5pps 1pps 5pps 10pps 20pps IEEE802.11 4.2634 4.224 4.2756 4.6585 5.7369 6.4054 IEEE802.15.4 0 0 0 0 0 0 0 1 2 3 4 5 6 7 Ch i p h í R TS /CTS Chi phí RTS/CTS

Mức tiêu thụ năng lượng của tầng MAC:

Hình 4. 6: So sánh mức tiêu thụ năng lƣợng của mạng giữa chuẩn IEEE 802.11 và Zigbee (IEEE 802.15.4)

Nhận xét :

Mức độ tiêu thụ năng lượng tầng MAC được tính bằng tỉ lệ % năng lượng đã tiêu thụ trong q trình mơ phỏng trên số tổng năng lượng được cấp cho mỗi thiết bị (nút mạng) ban đầu. Trong phần mềm mô phỏng NS2, năng lượng của từng nút mạng được NS2 hỗ trợ thiết lập các thông số năng lượng khởi tạo (initialPower), năng lượng phát (txPower), năng lượng thu (rxPower), năng lượng nghỉ (idlePower). NS2 cũng hỗ trợ theo dõi năng lượng tiêu thụ bằng việc đo chỉ số năng lượng còn lại trên nút.

So với mạng theo chuẩn IEEE 802.11, mạng IEEE 802.15.4 có tầng MAC được thiết kế cho việc tối ưu hóa năng lượng có mức độ tiêu thụ năng lượng thấp hơn hẳn. Khi tải năng, mạng theo chuẩn IEEE 802.11 có tăng độ tiêu thụ năng lượng lên nhưng sớm đi vào ổn định dần Khi tải năng, tiêu thụ năng lượng của toàn mạng cũng tăng lên.

Với mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4, là tầng MAC của mạng Zigbee, có thể thấy được mức sử dụng năng lượng trong cơ chế truyền tin sử dụng Beacon và

0.1pps 0.5pps 1pps 5pps 10pps 20pps

IEEE802.11 - AODV 0.656563 0.886088 0.886783 0.873572 0.853668 0.841007

IEEE802.15.4 - AODV (Beacon) 0.181364 0.199333 0.235659 0.258995 0.249219 0.23136

IEEE802.15.4 - AODV (Non-

Beacon) 0.113968 0.125936 0.206157 0.28392 0.382974 0.402884 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 M c độ tiêu th n ăn g lượ n g (% ) Mức độ tiêu thụ năng lƣợng

không sử dụng Beacon là khác nhau. Năng lượng của mạng khơng dùng Beacon có vẻ tiêu thụ ít hơn khi tải mạng dưới 5pps, tuy nhiên khi tải tăng quá 5pps, mạng không sử dụng Beacon lại tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và có xu hướng tăng so với mạng sử dụng Beacon. Điều này có thể giải thích được là do khi tải mạng tăng cao, mức độ yêu cầu truyền dữ liệu của các nút ngày càng tăng trong khi mạng không dùng Beacon sử dụng cơ chế unslotted CSMA/CA, khơng có cơ chế để đảm bảo việc truyền dữ liệu (CAP,GTS) như mạng dùng beacon (cơ chế slotted CSMA/CA) làm cho tỉ lệ đụng độ tăng, tỉ lệ gói tin phải truyền lại nhiều, gây tiêu tốn năng lượng.

Kết luận: mạng Zigbee với tầng MAC được thừa hưởng thiết kế của chuẩn IEEE

802.15.4 cho mức độ tiêu thụ năng lượng thấp hơn nhiều khi so sánh với mạng Wifi (IEEE 802.11). Tiêu thụ năng lượng thấp cũng là một trong những điểm lợi thế của mạng Zigbee so với các mạng khơng dây khác. Ngồi ra, việc từ bỏ cơ chế RTS/CTS trong mạng Zigbee là hồn tồn chấp nhận được vì chi phí RTS/CTS là khá cao cho những mạng sử dụng để truyền gói tin với chu kì thấp như Zigbee.

4.2.2.2. Đánh giá hiệu năng tầng mạng của mạng không dây cá nhân Zigbee (IEEE 802.15.4)

Trong thí nghiệm đánh giá hiệu năng của tầng mạng, có bốn mạng được thiết lập để so sánh bao gồm:

- Mạng theo chuẩn IEEE 802.11 và cài đặt giao thức định tuyến AODV ở tầng mạng tạo thành một mạng tương tự mạng Wifi Ad- hoc.

- Mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4, cài đặt giao thức định tuyến AODV ở tầng mạng và sử dụng beacon với BO=SO=3.

- Mạng Zigbee với các nút có khả năng xử lí tốt RN+ dùng định tuyến AODVjr, sử dụng beacon với BO=SO=3.

- Mạng Zigbee với các nút bị giới hạn khả năng xử lí RN- , chỉ có thể dùng thuật tốn duyệt cây phân cấp. Mạng cây phân cấp được thiết lập với các thông số Lm =7, Cm = Rm =4; Mạng sử dụng beacon với BO=SO=3.

Tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng (tầng ứng dụng):

Hình 4. 7: So sánh tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng ở tầng ứng dụng của chuẩn IEEE 802.11 và Zigbee (IEEE 802.15.4)

Nhận xét:

Tỉ lệ gói tin đến đích thành cơng ở tâng ứng dụng được tính tốn là tỉ lệ % số gói tin gửi đi ở nút nguồn và số gói tin đến đích thành cơng ở nút đích. Khơng giống như tỉ lệ gói tin đến đích ở tầng MAC, tầng ứng dụng khơng tính các nút trung gian và phản ánh hiệu năng định tuyến của tầng mạng.

Có thể thấy khi tải tăng đến 10pps, mạng theo chuẩn IEEE 802.11 đã bị giảm số gói tin đến đích xuống một nửa trong khi mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 và Zigbee truyền tải không hiệu quả khi tải hệ thống tăng tới 20pps (5% băng thông mạng) với tỉ lệ gói tin đến đích dưới mức chấp nhận được (IEEE 802.15.4 là 2.5% và Zigbee là khoảng 12%). Điều này cho thấy mạng Zigbee (IEEE 802.15.4) là mạng khơng thích hợp để truyền dữ liệu các dữ liệu nhiều và liên tục.

Qua thí nghiệm cũng có thể thấy được khi cài đặt giao thức định tuyến của Zigbee (RN+ và RN-) lên trên tầng MAC của chuẩn IEEE 802.15.4, việc định tuyến các gói tin cũng được cải thiện dựa vào tỉ lệ gói tin đến đích của mạng Zigbee cao hơn khi tải tăng bắt đầu từ tải đưa vào là 5pps, và việc giảm tỉ lệ gói tin đến đích của Zigbee cũng không bị giảm đột ngột như của mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4 cài đặt định tuyến AODV.

0.1pps 0.5pps 1pps 5pps 10pps 20pps IEEE802.11 - AODV 100 99.9084 87.6606 90.7122 52.4876 25.9986 IEEE802.15.4 - AODV 80.3571 88.7363 67.6147 16.0609 6.9855 2.5436

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu năng của giao thức mạng không dây cá nhân zigbee (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)