3.1.4 .Khí hậu thủy văn
3.3. Đặc điểm tình hình quản lý sản xuất kinh doanh rừng của Công ty
3.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
3.3.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là Doanh nghiệp Nhà nước Hạng I (tiền thân là Quốc doanh Lâm Khẩn Hà Tĩnh, sau đổi là Lâm trường Quốc doanh Hương Sơn), được thành lập từ ngày 10 tháng 3 năm 1955, thuộc Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Ngày 09 tháng 5 năm 1998, Lâm trường Hương Sơn được đổi thành Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn nhằm phù hợp với cơ chế thị trường và mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, tại Quyết định 504 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Thực hiện Quyết định số 544/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên, công ty tiến hành thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức của công ty. Ngày 22 tháng 4 năm 2009 công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2804000114 do Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cấp.
3.3.1.2. cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên lao động hiện có là 147 người, trong đó nam 102 người, nữ 45 người, chia ra:
+ Lao động gián tiếp 24 người; + Lao động trực tiếp 123 người.
Trong đó: Trình độ thạc sỹ 2 người; 21 đại học; 10 trung cấp, cao đẳng; còn lại là công nhân kỹ thuật bậc cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện có bao gồm:
- Lãnh đạo công ty: 2 Phó Giám đốc, 01 Kiểm soát viên. - Các phòng tham mưu giúp việc gồm có:
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu các phương án tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, nhân sự và lao động;quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, đối nội và đối ngoại.
* Phòng Kinh tế - Tài chính: Tham mưu về tài chính theo luật định.
* Phòng Kế hoạch - Kinh doanh:Tham mưu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo của các khâu công nghiệp chế biến lâm sản, xây dựng cơ bản và sản xuất lâm nghiệp theo tiến độ hàng tháng, quý, năm;lập các phương án, kế hoạch sản xuất công nghiệp rừng.
* Phòng Lâm nghiệp; Đội điều tra thiết kế xây dựng rừng: Tham mưu về việc sản xuất lâm nghiệp theo tiến độ hàng tháng, quý, năm; quản lý hồ sơ về rừng và đất đai; theo dõi diến biến tài nguyên rừng trên hồ sơ và thực địa; lập các phương án, đề án về lâm sinh, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển vốn rừng; điều tra thiết kế, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng, trồng rừng mới, chăm sóc, nuôi dưỡng và làm giàu rừng theo chỉ tiêu hàng năm.
* Phòng Kỹ thuật: Tham mưu công tác kỹ thuật xây dựng cơ bản.
* Phòng quản lý bảo vệ và xây dựng rừng: gồm có 3 phân trường, thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ rừng.
- Các đơn vị thành viên:
* Đội khai thác lâm sản: Nhiệm vụ tổ chức các hoạt động luỗng phát dây leo trước khi khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu hàng năm, vệ sinh rừng sau khai thác.
* Xí nghiệp chế biến lâm sản: Tổ chức hoạt động theo hình thức khoán gọn, chế biến theo hợp đồng sản phẩm, trực tiếp với Công ty làm thủ tục tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng;cùng với Công ty tìm kiếm bạn hàng để tiêu thụ nhanh sản phẩm.
* Xí nghiệp sản xuất gạch tuynel Kim Thành: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh gạch tuynel.
3.3.1.2. Hiện trạng về trang thiết bị máy móc, kết cấu hạ tầng
- Trụ sở Công ty;
- Khu công nghiệp khối 8: Hiệu quả sử dụng thấp do không có khai thác nên nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ rừng trồng dẫn đến sản xuất kinh doanh còn bị động, không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Nhà văn hóa công nhân: Chủ yếu sử dụng các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa.
- Khu nhà nghỉ công nhân: do thiếu vốn để đầu tư kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
- Nhà tập thể công nhân tổng:
- Xí nghiệp gạch tuynel Kim thành: hoạt động đạt 100% công suất thiết kế nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên sản phẩm tiêu thụ ra thị trường còn chậm, hiệu quả sản xuất không cao.
- Hệ thống nhà trạm bảo vệ rừng: 8 nhà trạm trong đó có 5 nhà trạm đã xuống cấp cần phải sữa chữa, xây mới.
- Rừng giống: Rừng giống Lim Xanh đã bước vào thời kỳ thu hái, Rừng giống Cồng trắng đang trong giai đoạn chuyển hóa.
- Các công trình tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng: Biển tường, bảng quy chế chưa thật sự đầy đủ vì không có nguồn đầu tư.
- Hệ thống mốc ranh giới 3 loại rừng có nhưng ít có giá trị sử dụng do có sự điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng.
- Hệ thống mốc ranh giới quản lý sử dụng đất đã có, đây là cơ sở quan trọng để công ty thực hiện công tác quản lý và sử dụng rừng trong phạm vi ranh giới được giao quản lý, sử dụng góp phần hạn chế tối đa các hiện tượng xâm canh, xâm cư, tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
- Hệ thống đường giao thông lâm nghiệp. Hiện tại Công ty có 65 km đường giao thông lâm nghiệp nhưng đã xuống cấp trầm trọng cần phải đầu tư nâng cấp sữa chữa.
3.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh
3.3.3.1. Quản lý dịch vụ
Công ty lâm nghiệp Hương Sơn có 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đó là:
- Xí nghiệp chế biến lâm sản được tổ chức hoạt động theo hình thức khoán gọn, chế biến theo hợp đồng sản phẩm, trực tiếp với Công ty làm thủ tục tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng. Cùng với Công ty tìm kiếm bạn hàng
để tiêu thụ nhanh sản phẩm. Từ năm 2012 đến nay đơn vị này hoạt động không có hiệu quả do không có nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Xí nghiệp sản xuất gạch tuynel Kim Thành thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh gạch tuynel. Hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 61 lao động.
3.3.3.2. Dịch vụ môi trường rừng
Hiện tại trên lâm phần Công ty được giao quản lý sử dụng, có nhà máy sản xuất nước sinh hoạt thuộc tiểu khu 39A phân trường Ngã Đôi hoạt động với công suất 3.000 m3 nước/ngày đêm, các dịch vụ cung cấp nước phục vụ sản xuất khác chưa được thực hiện.