Kết hợp sức mạnh dântộc và sức mạnh thời đại:

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về con đường cách mạng việt nam (Trang 30 - 39)

3.3.1 Phát huy sức mạnh dân tộc:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đoàn kết dân tộc dựa avò sức mạnh của nhân dân luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm.

Hồ Chí Minh nói: “không có nhân dân thì cách mạng không có lực lượng, Đảng không có sức mạnh. Việc gì có nhân dân tham gia ủng hộ khai thác được tài năng sáng kiến của nhân dân thì sẽ thành công”.

Thực tế những thành tựu của công cuộc đổi mới bắt nguồn từ chủ trương coi con người là vị trí trung tâm của đổi mới. Đại hội IX xác định: “Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để công cuộc đổi mới được thành công, phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia” và “phát huy sức mạnh toàn dân tộc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Những muốn thực hiện những vấn đề đó cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết một cách chủ động sáng tạo trên một số mặt:

-Động viên giáo dục tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, tăng cường nguồn động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong những nguồn động lực của đất nước như con người, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, tài nguyên vốn tri thức thì con người vẫn là vốn quý nhất. Hồ Chí Minh khẳng định: “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng của nhân dân”. Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì phải giảng giải lý luận cho dân hiểu “dân khí

mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không chống lại được”. Đảng ta cần tăng cường phát động các phong trào thi đua yêu nước trong các tổ chức đoàn thể cũng như trong nhân dân như phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, thanh niên lập nghiệp, tặng các danh hiệu như sao vàng đất Việt cho các đơn vị kinh tế.

-Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc vì thế đoàn kết dân tộc là vấn đề được đảng và nhà nước ta quan tâm, ngày nay Mặt trận dân tộc thống nhất đang phát huy vai trò của mình giải quyết tốt vấn đề dân tộc tôn giáo, sự chênh lệch về kinh tế văn hoá xã hội giữa các vùng...Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của đảng giải quyết những vấn đề đặt ra hiên nay như: xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất hàng hoá , chăm lo đời sống vật chất xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí nhất là đối với vùng sâu vùng xa.

3.3.2 Tranh thủ các điều kiện hợp tác quốc tế:

Với tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” nước ta đã được sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều nước trên thế giới trong đấu tranh cách mạng và trong cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là rất cần thiết. Trước xu thế toàn cầu hoà và cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ tạo nên thời cơ và thách thức đối với dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần lưu ý việc phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tối đa mọi cơ hội, mọi thuận lợi, tranh thủ mọi nguồn đầu tư nước ngoài. Ngày nay đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng: năm 2006, nguồn ODA tăng mức kỉ lục 4,4 tỉ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 10,2 tỉ USD.

phương châm của chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đó là biện pháp để kinh tế hàng hoá đủ cạnh tranh với các nước trong điều kiện Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực như APEC, WTO.

KẾT LUẬN

Kết thúc bài tiểu luận của mình tôi xin mượn lời của Lagio Loxango giáo sư sử học Hungari để đánh giá về những cống hiến của Hồ Chí Minh: “Ngày nay trong phong trào cộng sản, không có nhân vật lịch sử nào tầm vóc có thể so sánh với Hồ Chí Minh. Đó là tầm vóc của một con người có phẩm giá mà tên gọi gợi lên một lòng kính trọng bất di bất dịch của không những bạn bè mà cả đối với những đối thủ của Người. Đó là tầm vóc những hoạt động mà với tư cách là nhà cách mạng, nhà chính khách Người đã được mọi người tôn kính khi còn sống cũng như khi Người đã mất, không những ở đất nước của Người mà cả trên toàn thế giới...”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mọi cho sự nghiệp cách mạng dân tộc và đóng góp to lớn vào cách mạng thuộc địa thế giới. Bằng những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn lại xuất thân từ một nước thuộc địa hơn ai hết Hồ Chí Minh hiểu rõ những giá trị tinh thần, sức mạnh vật chất, truyền thống của các dân tộc. Những nội dung tư tưởng của Người là sự kết hợp hài hoà của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thế của dân tộc ta, giải phóng người Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ và đang tiến những bước vững chắc trên trường thế giới cùng nhân loại hoà vào xu thế hoà bình độc lập vì sự tiến bộ của loài người.

Bên cạnh đó tư tưởng của người ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cách mạng thế giới thể hiện ở hai khía cạnh.

Thứ nhất: Tư tưởng tác động trực tiếp đến các dân tộc trong quá trình

và tư tưởng của mình vào phong trào đấu tranh của các nước nhất là ở các nước Á Đông và các thuộc địa của Pháp như tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp truyền đến Đahômây, Malagasy, Tây Ấn.

Thứ hai: Những tư tưởng của Người làm nên thắng lợi của cách mạng

Việt Nam có tác động cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới như ảnh hưởng to lớn đến hai nước láng giềng Lào và Campuchia, chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội toàn cầu làm lay động hệ thống thuộc địa của Pháp, ủng hộ mạnh mẽ cách mạng Angiêri...

Nội dung tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là vấn đề con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với những luận điểm đã làm nên tên tuổi Hồ Chí Minh là khẳng định vai trò cách mạng thuộc địa có thể diễn ra trước, nhân tố con người là hàng đầu, bên cạnh đó những tư tưởng tiến bộ của Người về văn hoá mới, khẳng định vai trò của phụ nữ xứng đáng là tư tưởng dẫn đường của đất nước và đối với thế giới Người đã góp phần đấu tranh không mệt mỏi vì hoà bình và tình hữu nghị các dân tộc.

Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Người được UNESCO phong tặng danh hiệu “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới” điều đó khẳng định những đóng góp to lớn của Người cho dân tộc, cho nhân loại. Về dân tộc Việt Nam tiềm ẩn trong tư tưởng suy nghĩ và hành động của mỗi người đều thể hiện lòng kính trọng đối với Bác Hồ-người cha của dân tộc. Còn về thế giới nhận xét về Hồ Chí Minh tôi xin trích dẫn lời nhận xét của một học giả người Nhật: “Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất của thế kỉ XX đã đạt điều mà không lãnh tụ nào đạt được là từ lúc người ta biết Người cho đến nay lòng ngưỡng mộ đối với Người không hề thay đổi”.

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng chỉ đạo biên soán giáo trình Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2003.

2. Giáo sư Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lí luận chính trị, 2005.

3. Giáo sư Song Thành chủ biên, Hồ Chí Minh tiểu sử, NXB Lí luận chính trị, 2006.

4. Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb sự thật, 1980.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đôc lập dân tộc và CHủ nghĩa xã hội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2003.

6. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2006.

7. Ts Phạm Xuân Mỹ, Tư tưởng Hồ Chí Minh, trích tác phẩm và văn kiện Đảng, Học viện báo chí tuyên truyền khoa Lịch sử Đảng, Hà nội 2001.

8. Giáo trình Lich sử Đảng cộng sản Việt nam, Bộ giáo dục đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2005.

9. Nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh về chính trị, Khoa chính trị học Học viện báo chí tuyên truyền, Hà nội 2006.

10.Hội thảo quốc tế về chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB khoa học xã hội 1990

11. Nghiên cứu tác phẩm Bản án chế độ thực dân PHáp, VIện Mác Lê nin, NXB thông tin LÍ luận 1987.

12.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kì mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2004.

13.Phạm văn Đồng, Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb sự thật, 1990.

14. TS NGô Ngọc Thắng, Những bài học chủ yếu trong quá trình dổi mới Việt nam, Tạp chí Giáo dục Lí luận, 1- 2005.

15. Ths Hà Thị Mỹ Hạnh,Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh,Tạp chí Giáo dục Lí luận, 6- 2005.

16.TS Đoàn Thế Hanh, Quan điểm Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội, ,Tạp chí Giáo dục Lí luận, 10- 2005.

17.Trương Tấn Sang, Thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, Tạp chí Giáo dục Lí luận, 5- 2005.

18.Ths Lê Quang Trung, Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết toàn dân không phân biệt tôn giáo, Tạp chí Giáo dục Lí luận, 6- 2005.

19.Ths Hà Thị Giang, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ cách mạng Việt nam và cách mạng Thế giới, Tạp chí Giáo dục Lí luận, 2- 2002.

20.Ths Nguyễn văn Giang, Ths NGuyễn Anh Dũng, tư tưởng Hồ Chí Minh tăng cường xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kì CNH- HĐH đất nước, Tạp chí Giáo dục Lí luận, 12- 2005.

phần mở đầu phần nội dung

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về con đường cách mạng việt nam (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w