1.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HT “TTĐT LIÊN NGÂN HÀNG” HIỆN TẠI
1.2.1.4. Các thành phần của hệ thống
1.2.1.4.1. Khái niệm chung.
Trong luận văn có sử dụng một số các thuật ngữ nghiệp vụ ngân hàng với ý nghĩa sau đây:
Thanh toán giá trị cao HV (High Value): lệnh thanh toán thực hiện trong hệ
thống theo thời gian thực.
Thanh toán giá trị thấp LV (Low Value): lệnh thanh toán thực hiện theo lô
có giá trị thấp dưới 500.000.000 VNĐ.
Kết quả bù trừ giấy (Paper Clearing): đây là kết quả của hệ thống bù trừ thủ công, được thực hiện tại chi nhánh NHNN tỉnh chưa có hệ thống bù trừ điện tử hoặc hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Vấn tin tài khoản (Inquiry Account): nghiệp vụ nhằm kiểm tra số dư tài
khoản trong hệ thống thanh toán IBPS.
Tra soát lệnh thanh toán (checksum instruction): nghiệp vụ tiến hành kiểm
tra thông tin, tình trạng của một lệnh thanh toán trong hệ thống.
Hoàn chuyển lệnh thanh toán (refund instruction): nghiệp vụ trả lại một
lệnh thanh toán thực hiện sai.
Thực hoá (netting): nghiệp vụ bù trừ các khoản thanh toán của các bên tham
gia trong hệ thống.
Hạn mức thanh toán: hạn mức số lượng tiền vốn thanh toán của mỗi hệ
thống ngân hàng được cấp khi tham gia vào hệ thống thanh toán.
Thấu chi: hạn mức tiền tối đa mà mỗi hệ thống ngân hàng được vay tạm thời
1.2.1.4.2. Dịch vụ của hệ thống.
Hệ thống IBPS có những dịch vụ chính sau đây: thanh toán giá trị cao HV
(High Value), thanh toán trị thấp LV (Low Value), tiếp nhận kết quả bù trù giấy
(Paper clearing), vấn tin tài khoản (Inquiry Account), tra soát lệnh thanh toán
(checksum instruction), hoàn chuyển lệnh thanh toán (refund instruction), thực hoá (netting), đối chiếu cuối ngày và in báo cáo cuối ngày (report).
Trong các dịch vụ trên của hệ thống IBPS thì HV và LV là hai dịch vụ quan trọng nhất của hệ thống. Chúng thực hiện đến 98% tổng số các giao dịch và tác vụ của hệ thống. Các dịch vụ khác ít được sử dụng và thường sử dụng vào cuối ngày hay trong một tình huống đặc biệt.
HV là dịch vụ thanh toán trực tuyến quan trọng nhất của hệ thống. Mọi giao dịch HV đều được khởi tạo từ Ngân hàng tham gia CI và gửi về PPC, PPC kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch như bảo mật, an toàn, tính đúng đắn và hợp lệ của lệnh thanh toán sau đó gửi chuyển tiếp đến trung tâm thanh toán quốc gia NPSC kiểm tra và xử lí lệnh thanh toán.
Thông qua SAPS, hệ thống sẽ ghi nợ và ghi có vào tài khoản cho các bên tham gia. Tuỳ theo giá trị số vốn có trong tài khoản của Ngân hàng có đủ để ghi có cho lệnh thanh toán hay không mà lệnh thanh toán sẽ được xử lí ngay lập tức hay đợi trong hàng đợi lệnh thanh toán. Kết quả xử lí lệnh thanh toán sẽ được thông báo cho các bên tham gia. Hiện nay, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành 1 lệnh thanh toán giá trị cao HV là < 10s.
Hình 3. Sơđồ xử lí lệnh thanh toán giá trị cao.
LV là dịch vụ thanh toán cho các lệnh thanh toán có giá trị tiền nhỏ hơn 500 triệu VN đồng. Kết quả thanh toán của các lệnh LV được thực hiện tuỳ theo hạn mức của từng Ngân hàng có được trên thị trường liên Ngân hàng. Kết quả thanh toán sẽ được ghi nợ và ghi có tạm thời cho các bên và được thực hoá theo các phiên bù trừ trong ngày.
Thực chất, lệnh thanh toán LV là bị giới hạn về giá trị thực hiện thanh toán
và có hạn mức thấu chi tối đa để thực hiện ghi nợ tạm thời của từng Ngân hàng. Các lệnh LV giữa các Ngân hàng trong cùng PPC sẽ được ghi nợ và có vào bảng giá trị bù trừ của các Ngân hàng ngay tại PPC.
Các lệnh LV giữa các Ngân hàng khác PPC sẽ được PPC tiếp nhận chuyển thẳng lên NPSC để ghi nợ và có vào bảng giá trị bù trừ của các Ngân hàng tại NPSC. Tổng thu và chi thực tế của các Ngân hàng sẽ được thực hiện tại thời điểm thực hoá của hệ thống. Dịch vụ LV sẽ giải quyết số lượng lớn những khoản tiền không cần thanh toán theo thời gian thực và có giá trị không cao. Đây là dịch vụ có số lượng khoản thanh toán lớn.
Kết quả bù trừ giấy (paper clearing): đây là kết quả được chuyển từ hệ thống bù trừ điện tử và hệ thống bù từ giấy cũ về sở giao dịch để quyết toán vào tài khoản duy nhất của các NHTM. Thực chất, nó là sự tích hợp các vấn đề còn tồn tại của hệ thống thanh toán cũ. Vì hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng chưa mở rộng đến hết 64 tỉnh thành phố cho nên hệ thống bù trừ điện tử và bù trừ giấy vẫn tồn tại trên các tỉnh thành chưa thể kết nối vào hệ thống IBPS. Kết quả của các hệ thống bù trừ điện tử và bù trừ giấy này sẽ được chuyển qua kế toán liên hàng về sở giao dịch để tham gia vào thanh toán liên Ngân hàng. Nếu xét theo chức năng dịch vụ của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng thì việc tồn tại các hệ thống cũ này tương đương với hệ thống thanh toán giá trị thấp LV về mặt phương thức thanh toán cùng theo phiên nhưng giá trị thanh toán không bị hạn chế như trong lệnh LV của IBPS.
Vấn tin tài khoản (Inquiry Acount) là dịch vụ cho phép các hội sở chính
của các NHTM vấn tin về giá trị vốn hiện thời của mình. Nhờ dịch vụ này mà các trụ sở chính HO ( Head Office) của các NHTM có thể chủ động tăng cường vốn cho hoạt động thanh toán trên thị trường thanh toán như: thực hiện vay vốn, cầm cố tài sản,…Cũng nhờ dịch vụ này mà các HO có thể kiểm soát được tình hình sử dụng vốn thanh toán của Ngân hàng mình.
Tra soát lệnh thanh toán(checksum instruction): dịch vụ này cho phép các
Ngân hàng thực hiện kiểm tra từng lệnh thanh toán đã được thực hiện. Trạng thái lệnh thanh toán là thành công hay không hoặc các thông tin khác liên quan đến lệnh thanh toán.
Hoàn trả lệnh thanh toán (Refund instruction): Khi một trong các bên
tham gia thanh toán phát hiện lệnh thanh toán của mình thực hiện sai. Bên khởi tạo lệnh thanh toán có thể thực hiện một lệnh mới yêu câu bên thụ hưởng hoàn trả lệnh thanh toán sai đã thực hiện. Dịch vụ này giúp các bên tham gia sửa sai cho lệnh thanh toán đã thực hiện.
Thực hoá (netting): là hoạt động của trung tâm thanh toán nhằm bù trừ và hạch toán các thanh toán giá trị thấp LV đã được ghi nợ và có tạm thời dựa trên hạn mức thanh toán của các bên. Quá trình này sẽ tính toán và bù trừ các khoản của các bên thanh toán, tổng thu tổng trả thực tế sẽ được hạch toán vào tài khoản duy nhất của các Ngân hàng tại sở giao dịch Ngân hàng nhà nước vào cuối của phiên thực hoá.
Đối chiếu và báo cáo lệnh thanh toán trong ngày: đây là dịch vụ giúp cho các đối tượng tham gia trong hệ thống có thể kiểm tra và đối chiếu thông tin về các khoản thanh toán trong ngày liên quan đến mình: thông tin số món: gửi nhận LV, HV; thông tin tổng tiền thanh toán: nợ, có; thông tin cân đối các món…Đây là dịch vụ đảm bảo tính chính xác, kiểm toán các lệnh thanh toán.
Các dịch vụ trên của hệ thống đều được thanh toán căn cứ trên một tài khoản duy nhất của mỗi NHTM được mở tại sở giao dịch Ngân hàng nhà nước. Lượng vốn huy động được của mỗi Ngân hàng tại mọi thời điểm tham gia trong thị trường thanh toán liên Ngân hàng đều được sử dụng tối đa. Thông qua hệ thống này, chiến lược tập trung hoá tài khoản của hệ thống Ngân hàng đã được thực hiện hiệu quả, tăng khả năng quay vòng vốn và chu chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Với những dịch vụ này, IBPS đã căn bản trở thành xương sống của thanh toán điện tử trong cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
1.2.1.4.3. Các trung tâm thanh toán.
Do đặc điểm địa lí đặc thù của Việt Nam là một nước có chiều dài trên 2000 km, chiều ngang nhỏ hẹp và có phân cấp hành chính phân tán dọc theo đất nước. Nước ta có trên 64 tỉnh thành với các khu vực kinh tế trọng điểm là khu vực đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Trong những khu vực kinh tế trọng điểm này là các tỉnh, thành như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần thơ. Các trung tâm kinh tế này chiếm phần lớn các giao dịch tiền tệ, tài chính.
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nhà nước nói riêng được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Ngân hàng nhà nước có Ngân hàng TW ở Hà nội và các chi nhánh tại 64 tỉnh thành.
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại các tỉnh thành đóng vai trò là trung tâm quản lí, thực hiện thanh toán liên Ngân hàng cho các NHTM tại tỉnh đó. Chính điều này hình thành nên khái niệm trung tâm thanh toán liên Ngân hàng tại tỉnh, thành phố hay PPC trong hệ thống IBPS.
Ngân hàng trung ương vừa đóng vai trò là trung tâm trong việc quản lí các hoạt động thanh toán liên Ngân hàng vừa quản lí tài khoản Ngân hàng và thực hiện các thanh toán liên Ngân hàng liên tỉnh. Do đó, Ngân hàng trung ương trong hệ thống IBPS cần thực hiện 2 vai trò: trung tâm thanh toán quốc gia (thực hiện thanh toán cho tất cả các Ngân hàng tại Việt Nam), trung tâm giao dịch và quản lí tài khoản khách hàng. Hai vai trò này được thực hiện bởi hai trung tâm riêng NPSC và OC.
OC cũng có vai trò như một trung tâm thanh toán tỉnh PPC. Tuy nhiên, OC với chức năng riêng của mình chỉ cho phép các HO của các NHTM kết nối đến. OC theo dõi, giám sát, cấp phát các hạn mức thanh toán đầu ngày, bổ sung vốn cho tài khoản các Ngân hàng thông qua các kênh huy động vốn.
Từ đây, ta có thể lập bảng mô phỏng cấp và vai trò của các trung tâm thanh toán trong hệ thống IBPS như sau:
TT Trung tâm
Phạm vi Vai trò, chức năng chính của trung tâm
1 NPSC Toàn quốc Giám sát toàn bộ hệ thống IBPS z Hoạt động hàng ngày của IBPS
z Các thành phần IBPS: hardware, software, communication
z Thông tin tác nghiệp của hệ thống Chức năng nghiệp vụ chính:
z Bù trừ liên Ngân hàng (IBCS). z Xử lí quyết toán tài khoản (SAPS).
z Kết nối giao dịch với SGD và các hệ thống khác. 2 PPC Nội tỉnh Xử lí giao dịch.
Quyết toán các giá trị LV nội tỉnh. Đối chiếu dữ liệu thanh toán.
3 OC Nội tỉnh Có vai trò giống như PPC. Tuy nhiên, OC-PPC có thêm những vai trò đặc biệt cho sở giao dịch:
Quản lí số dư và hạn mức đầu ngày cho NHTM. Hạch toán các giao dịch trong ngày.
Quản lí và hạch toán thấu chi trong ngày.
Hình 4. Bảng vai trò các trung tâm thanh toán trong hệ thống IBPS
Nếu phân tích vai trò và chức năng của các trung tâm thanh toán như trên, ta sẽ thấy rằng hệ thống IBPS được phân cấp làm hai mức: quốc gia và tỉnh. Cấp quốc gia thực hiện vai trò trung tâm của các thanh toán. Cấp tỉnh thực hiện như cổng giao tiếp với hệ thống IBPS cho các Ngân hàng tham gia và có vai trò quyết toán cho các thanh toán LV nội tỉnh, đối chiếu nội tỉnh.
Nếu so sánh vai trò và chức năng của hai loại trung tâm trên, ta thấy công việc xử lí các thanh toán của IBPS được thực hiện chủ yếu ở NPSC hơn là ở PPC.
1.2.1.4.4. Cấu trúc hệ thống hiện tại của IBPS.
IBPS là hệ thống thanh toán được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính. Nó lớn cả về phạm vi, qui mô cũng như trang thiết bị và vai trò trong nền kinh tế Việt Nam. Ta nghiên cứu từng thành phần của hệ thống như sau:
1.2.1.4.4.1. Phần mềm.
- Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành HP UNIX; Cơ sở dữ liệu: Oracle; - Phần mềm ứng dụng: Phần cốt lõi của hệ thống NPSC, PPC được xây
dựng bằng ngôn ngữ C, pro C chạy trên các máy chủ UNIX; Phần mềm giao diện client CI-TAD tại các chi nhánh NHTM viết trên nền của windows bằng ngôn ngữ Delphi, CSDL client là Oracle hoặc CSDL InterBase.
Hình 5. Mô hình phần mềm ứng dụng của IBPS.
Trong cấu thành của NPSC có: SAPS - module thực hoá lệnh thanh toán, LVSS Switching - module chuyển mạch và xử lí LV, HVSS - module xử lí các giao dịch giá trị cao, EIS G/W - cổng kết nối hệ thống bù trừ điện tử.
Trong cấu thành của PPC có: LVSS thành phần xử lí và chuyển tiếp các giao dịch thanh toán giá trị thấp LV; HVSS module kiểm tra các lệnh thanh toán giá trị cao và chuyển tiếp các lệnh HV lên NPSC.
CI-TAD: phần mềm chương trình cài đặt tại chi nhánh các NHTM, giúp các
NHTM khởi tạo, thực hiện, nhận lệnh thanh toán.
Operating TAD: phần mềm kiểm soát và vận hành hệ thống IBPS tại NPSC
hoặc tại PPC.
SAPS Management: quản lí hoạt động xử lí thực hoá các lệnh thanh toán.
1.2.1.4.4.2. Phần cứng và Mạng truyền thông.
Hình 6. Mô hình phần cứng và mạng truyền thông. Máy chủ: Máy chủ:
o Tại NPSC/Backup: 4 server HP K380: 6CPU 240MHZ/PA8200 o Tại PPC: 2 server HP 9000 D250 1CPU 100 MHz PA-RISC 7200
Tủ dữ liệu:
o Tại NPSC/Backup: 2 autoRAID 12H 6*9.1GB = 54GB. Tại PPC: 2 autoRAID 12H 6*9.1GB = 54GB.
Thiết bị mạng - truyền thông:
o Kết nối X25: cabletrol, megabox, x25 card, đường x25. o Thiết bị mã hoá cứng hai đầu đường truyền.
o Router: cho kết nối TCP/IP.
o Giữa NPSC và PPC được kết nối bằng 2 đường X25.
o Giữa CI-TAD và các PPC là dialup qua PSTN, hoặc đường leasedline.
1.2.1.4.5. Kết quả vận hành hệ thống IBPS.
Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng IBPS sau gần 2 năm đưa vào vận hành thực tế đã tạo ra bước đột phá trong thị trường thanh toán liên Ngân hàng. Nó đang trở thành một hệ thống thanh toán cốt lõi của hệ thống Ngân hàng với những kết quả đạt được sau đây:
Số lượng tỉnh thành có kết nối IBPS: 5 tỉnh thành gồm Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Cần thơ, TP Hồ CHí Minh. Số lượng tổ chức tín dụng tham gia vào hệ thống: 55 tổ chức với hơn 200 chi nhánh của các tổ chức tín dụng này trong 5 tỉnh thành phố trên.
Số lượng giao dịch thực hiện trong ngày: 10 Æ 14 ngàn giao dịch (lúc cao điểm vào ngày quyết toán cuối năm là khoảng 17,18 ngàn giao dịch) trong 1 ngày.
Giá trị thanh toán hàng ngày từ vài ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ VND. Thời gian để thực hiện một lệnh thanh toán giá trị cao HV <10s.
Từ những kết quả này, hệ thống IBPS đã giúp các TCTD tăng cường vốn khả dụng, tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ, giảm lưu lượng trôi nổi đồng vốn, đảm bảo cho hoạt động quyết toán được thực hiện chính xác và an toàn. Thông qua hệ thống này, NHNN có thể dễ dàng nắm bắt, kiểm soát được tình hình luân chuyển và sử dụng vốn của các NHTM trên thị trường liên Ngân hàng từ đó nhanh chóng nắm bắt được qui luật, những biến động của thị trường tiền tệ nhằm đưa ra các chủ trương, chính sách tiền tệ một cách tích cực nhất. Như vậy, IBPS đang tạo ra những kết quả tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.
1.2.1.4.6. Yêu cầu nâng cấp, phát triển mới hệ thống IBPS.
Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng IBPS sau gần 2 năm hoạt động chính thức đã có những kết quả tốt cho nền kinh tế đất nước và tình hình thanh toán của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống IBPS đang ngày càng trở lên cấp thiết. Điều này được minh chứng bằng những yếu tố sau đây:
1. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tăng trưởng ổn định
và không ngừng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế là sự tăng cao nhu cầu về