Mô hình hoạt động của Web Service

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về thủ tục hành chính (Trang 45 - 47)

Mục đích của EAI

EAI có thể đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

- Tích hợp dữ liệu (thông tin): Đảm bảo rằng thông tin trong nhiều hệ thống đƣợc duy trì một cách nhất quán. Điều này cũng biết đến nhƣ EII (Enterprise Information Integration).

- Tích hợp tiến trình: Liên kết các tiến trình kinh doanh thông qua các ứng dụng. - Độc lập nhà cung cấp: Trích xuất các chính sách kinh doanh hay quy luật từ các ứng dụng và thi hành chúng trong hệ thống EAI, do đó ngay cả khi các ứng dụng

kinh doanh đƣợc thay thế với một ứng dụng của nhà cung cấp khác, quy luật kinh doanh không phải thực thi lại.

- Một hệ thống EAI có thể là một nhóm các ứng dụng front-end, cung cấp một giao diện truy cập nhất quán tới các ứng dụng và ngăn cách với ngƣời dùng từ việc phải học để tƣơng tác với các ứng dụng khác.

Các phƣơng pháp tích hợp trong EAI

EAI có năm phƣơng pháp tích hợp phổ biến: - Tích hợp mức dữ liệu

- Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng - Tích hợp mức ứng dụng.

- Tích hợp mức phƣơng pháp/giao diện thành phần

Tích hợp mức dữ liệu

Tích hợp mức dữ liệu kết hợp các kho dữ liệu backend mà các ứng dụng tích hợp sử dụng. Tích hợp mức dữ liệu có thể dựa trên mô hình đẩy (push) hoặc kéo (pull). Với mô hình push, ứng dụng tạo ra các cuộc gọi SQL (thông qua các liên kết CSDL hoặc các thủ tục đƣợc lƣu trữ) trên các bảng CSDL của ứng dụng khác. Tích hợp mức dữ liệu dựa trên mô hình push đẩy dữ liệu vào bên trong CSDL của ứng dụng khác. Ngƣợc lại tích hợp dữ liệu dựa trên mô hình pull sử dụng các trigger. Các trigger nắm bắt các thay đổi về dữ liệu và ghi thông tin nhận biết vào các bảng giao diện. Các bộ chuyển đổi (Adapter) sau đó có thể thăm dò các bảng giao diện của ứng dụng tích hợp để lấy ra các dữ liệu thích hợp. Chúng ta nên sử dụng tích hợp mức dữ liệu dựa trên mô hình pull khi một ứng dụng yêu cầu phải có thông báo thụ động về sự thay đổi bên trong dữ liệu của ứng dụng khác.

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng ràng buộc logic tích hợp tới mã (code) giao diện ngƣời dùng. Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng là một kịch bản dựa trên sự ủy quyền (proxy). Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng dựa trên kịch bản nhúng mã tích hợp vào trong các sự kiện cấu thành giao diện ngƣời dùng, thông thƣờng với các ứng dụng client/server. Ví dụ khi kích vào nút 'submit' của màn hình thêm khách hàng, dữ liệu sẽ phải gửi tới CSDL của ứng dụng.

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng dựa trên ủy quyền sử dụng giao diện của ứng dụng tích hợp để chuyển dữ liệu tới hệ thống kế thừa.

Tích hợp mức ứng dụng

Tích hợp mức ứng dụng, là cách tốt nhất cho các ứng dụng tích hợp, sử dụng các framework tích hợp của các ứng dụng đƣợc tích hợp và các API.

Tích hợp mức phƣơng pháp

Tích hợp mức phƣơng pháp, ít sử dụng hơn, nó sử dụng các tập của tích hợp mức ứng dụng.

Các loại topology của EAI

Có hai loại topology chính: Hub-and-spoke (trục bánh xe-và-nan hoa) và Bus. Trong mô hình hub-and-spoke, hệ thống EAI là ở trung tâm (hub) và tƣơng tác với các ứng dụng thông qua các spoke.

Kiến trúc hub-and-spoke

Kiến trúc hub-and-spoke bao gồm một hub trung tâm chấp nhận các yêu cầu từ nhiều ứng dụng mà đƣợc kết nối tới hub trung tâm nhƣ các spoke. Các spoke đƣợc kết nối với hub trung tâm thông qua các connector mà đã đƣợc xây dựng và phát triển trên đỉnh của các hệ thống và ứng dụng đang tồn tại. Một trong những mục tiêu chính của kiến trúc hub-và-spoke với các connector là bỏ đi các hệ thống hiện tại không đề cập đến và không thay đổi nhiều nhƣ có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về thủ tục hành chính (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)