Ứng dụng so sánh hiệu năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu đánh giá các framework phát triển ứng dụng di động đa nền tảng luận văn ths máy tính 604801 (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 4 : ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM

4.2. Ứng dụng so sánh hiệu năng

4.2.1. Nội dung thực nghiệm

Khi nhắc đến các bộ khung phát triển ứng dụng đa nền tảng sử dụng công nghệ web, nhiều nhà phát triển sẽ phân vân về hiệu năng của các ứng dụng xây dựng dựa trên các bộ khung phát triển này. Tuy nhiên, hiện tại các bộ khung phát triển ứng dụng di động dựa trên các cơng nghệ web đã có bước phát triển rất nhanh chóng về hiệu năng nhờ q trình tối ưu các bộ khung phát triển, sức mạnh phần cứng mạnh hơn của các thiết bị, quá trình tối ưu các engine web trong từng hệ điều hành. Để so sánh hiệu năng của các bộ khung phát triển ứng dụng đa nền tảng, tôi đã viết một ứng dụng nhỏ và đo thời gian các ứng dụng được xây dựng dựa vào các bộ khung xử lý tác vụ trong ứng dụng.

Ứng dụng mô phỏng quá trình xử lý dữ liệu trong một ứng dụng thể thao, cho phép xử lý dữ liệu vị trí của người dùng. Dữ liệu ứng dụng được biểu diễn dưới dạng JSON và CSV bao gồm 531 dòng dữ liệu thể hiện quá trình di chuyển của người dùng. Ứng dụng được xây dựng dựa trên ba nền tảng công nghệ là native iOS, Xamarin và Ionic với cùng một logic. Ứng dụng được thực nghiệm trên hai thiết bị là iPhone SE và iPhone 8+ chạy nền tảng iOS 11. Ứng dụng được thực nghiệm 10 lần với 1000 vịng lặp mỗi lần và lấy kết quả trung bình.

4.2.2. Kết quả thực nghiệm

Biểu đồ dưới đây thể hiện thời gian xử lý của các ứng dụng giống nhau trên nền tảng iOS sử dụng Objective-C, Xamarin và Ionic.

Hình 4.4: So sánh hiệu năng ứng dụng iOS phát triển bằng ObjC, Xamarin và Ionic Ionic

Trong phạm vi thử nghiệm, ứng dụng tập trung vào việc xử lý các chuỗi ký tự và tính tốn các toạ độ. Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy được hiệu năng của ứng dụng phát triển bằng Xamarin khá tương đương với ứng dụng được phát triển bằng cách truyền thông sử dụng các native SDK. Trong khi đó hiệu năng của ứng dụng thử nghiệm khi phát triển bằng Ionic tốt hơn khoảng 2 lần so với ứng dụng phát triển bằng Xamarin và native Objective-C. Điều này tuy không chứng tỏ được rằng hiệu năng của các ứng dụng phát triển bằng Ionic sẽ tốt hơn so với các ứng dụng phát triển bằng Xamarin hay Objective-C nhưng cũng thể hiện được khả năng của Ionic trong việc tối ưu hiệu năng của ứng dụng trong một số trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu đánh giá các framework phát triển ứng dụng di động đa nền tảng luận văn ths máy tính 604801 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)