Cấu trúc Diameter header

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, áp dụng phân hệ đa phương tiện IP trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 41 - 42)

2.2 Giao thức Diameter

2.2.3.1 Cấu trúc Diameter header

Hình 2.10 Cấu trúc header của Diameter

Version: đƣợc thiết lập bằng 1 ứng với phiên bản hiện nay của giao thức Diameter là 1.

Command Flags: trƣờng này dài 8 bit. Có dạng RPETrrrr, có ý nghĩa nhƣ sau:

+ R (request): nếu bằng 1, đây là bản tin yêu cầu. Nếu bằng 0 là bản tin đáp ứng.

+ P (proxiable): nếu bằng 1, bản tin có thể chuyển tiếp bởi Proxy, Relay hoặc Redirect. Nếu bằng 0 thì bản tin sẽ đƣợc xử lý tại nút

+ E (error): Nếu bằng 1, bản tin đáp ứng chứa lỗi giao thức, và bản tin sẽ không phù hợp với mô tả ABNF. Nếu bằng 0 trong bản tin yêu cầu và không lỗi.

+ T (potentially re-transmitted masage): Bit này bằng 1 khi liên kết bị đứt, bản tin yêu cầu bị trùng hoặc không có trả lời từ Server

+ r: dự trữ, luôn bằng 0

Command Code: trƣờng này dài 24 bit, đƣợc quản lý bởi IANA, giá trị từ 0- 24 dùng riêng cho RADIUS, 16777214 và 16777215 dùng thí nghiệm, các số còn lại dùng trong giao thức DIAMETER.

Application-ID: dài 32 bit, dùng để xác định tên ứng dụng do IANA quản lý. Ứng dụng có thể là một ứng dụng dành cho việc chứng thực, một ứng dụng quản lý tài khoản ngƣời dùng hoặc một ứng dụng cụ thể của một nhà sản xuất nào đó. Nó là một dãy số từ 0x00000001 đến 0x00ffffff. Sau đây là một số Application-ID:

Bản tin Diameter chung 0 NASREQ 1 Mobile-IP 2 Chức năng Accounting trong Diameter 3 Relay 255

Application ID trong header phải giống với nội dung chứa trong AVP.

Hop-by-Hop Identifier: dài 32 bit, giúp phù hợp giữa bản tin yêu cầu và đáp ứng trong 1 kết nối trong 1 thời gian

End-to-end Identifier: xác định bản tin bị trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, áp dụng phân hệ đa phương tiện IP trong mạng viễn thông Việt Nam (Trang 41 - 42)