MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia kinh tế công nghiệp và thương mại bộ công thương (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1. Khái niệm về CSDL

Cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp các dữ liệu và tập hợp các quy tắc tổ chức dữ liệu chỉ ra các mối quan hệ giữa chúng. Thông qua các quy tắc này, người tạo lập CSDL mô tả khuôn dạng logic cho các dữ liệu.

2.1.2. Khái niệm Hệ quản trị CSDL

+ Hệ quản trị CSDL là hệ thống chương trình, hỗ trợ thuận lợi cho người tạo lập CSDL và quản lý CSDL.

+ Người quản trị CSDL là người xác định các quy tắc tổ chức và kiểm soát, cấp quyền truy nhập đến các thành phần của CSDL.

+ Người dùng tương tác với CSDL thông qua hệ quản trị CSDL.

2.1.3. Khái niệm An ninh CSDL

An ninh CSDL là nhận ra các hiểm họa (các nguy cơ) thiếu an ninh, sau đó lựa chọn đúng cách giải quyết các hiểm họa đó.

2.1.4. Khái niệm về dữ liệu

Dữ liệu (data) là những dữ kiện thô chưa qua xử lý. Có nhiều kiểu dữ liệu có thể được sử dụng để biểu diễn các dữ kiện này. Khi các yếu tố này được tổ chức hoặc sắp xếp theo một cách có nghĩa thì chúng trở thành thông tin.

2.1.5. Khái niệm chung về thông tin

Thông tin (information) là một bộ các dữ liệu được tổ chức theo một cách sao cho chúng mang lại một giá trị tăng so với giá trị vốn có của bản thân dữ liệu đó.

2.1.6. An toàn máy tính

Là việc bảo vệ các thông tin cố định bên trong máy tính và là khoa học về bảo đảm an toàn thông tin trong máy tính.

2.1.7. An toàn truyền tin

Là việc bảo vệ thông tin trên đường truyền tin . Thông tin đang đ ược truyền từ hê ̣ thống này sang hê ̣ thống khác và là khoa ho ̣c về bảo đảm an toàn thông tin trên đường truyền tin.

2.1.8. Các mức bảo toàn dữ liệu

Có 5 mức bảo toàn dữ liệu như sau:

+ Mức 1: Không cho phép truy nhập dữ liệu.

+ Mức 2: Cho phép truy nhập hệ thống thông tin, nhưng không nhìn thấy dữ liệu.

+ Mức 3: Cho phép nhìn dữ liệu, nhưng không hiểu gì.

+ Mức 4: Cho phép hiểu dữ liệu, nhưng không thể sửa đổi được dữ liệu. + Mức 5: Có thể sửa đổi được dữ liệu, nhưng sẽ bị phát hiện.

2.1.9. Phƣơng pháp bảo toàn dữ liệu

Với 5 mức bảo toàn tương ứng với 5 phương pháp như sau: + Mức 1: Dùng phương pháp kiểm soát truy nhập thông tin. + Mức 2: Dùng phương pháp giấu tin.

+ Mức 3: Dùng phương pháp mã hóa.

+ Mức 4: Dùng phương pháp chỉ cho đọc (read only).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia kinh tế công nghiệp và thương mại bộ công thương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)