Khuyến cáo việc sử dụng, triển khai lắp đặt các phần tử trên mạng cáp đồng trục mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình cáp Luận văn ThS. Công nghệ điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 97 - 101)

đồng trục- mạng truyền hình cáp

4.6.1 Các quy định về quản lý và sử dụng hệ thống truyền hình cáp

Các mạng truyền hình cáp được lắp đặt và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại thông tư số 18/2009/TT- BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cụ thể như sau:

1. Yêu cầu về dải tần số hoạt động

Dải tần số hoạt động của tín hiệu truyền hình cáp tương tự là dải tần số rất cao (VHF), dải tần số siêu cao (UHF) dùng cho truyền hình.

b) Mức tín hiệu cao tần tại dải tần số UHF trong khoảng từ 60 decibel microvolt đến 80 decibel microvolt;

c) Dải thông của mỗi kênh hệ màu PAL D/K là 08 Megahertz; d) Dải thông của mỗi kênh hệ màu PAL G là 08 Megahertz; đ) Dải thông của mỗi kênh hệ màu PAL B là 07 Megahertz;

e) Khoảng cách từ tần số sóng mang hình tới tần số sóng mang tiếng của mỗi kênh hệ màu PAL D/K là 6,5 Megahertz;

g) Khoảng cách từ tần số sóng mang hình tới tần số sóng mang tiếng của mỗi kênh hệ màu PAL B/G là 5,5 Megahertz;

h) Tỷ lệ công suất hình trên công suất tiếng trong dải giá trị từ 10 lần đến 20 lần.

3. Yêu cầu tín hiệu hình

a) Độ sâu điều chế trong mức giới hạn (87,5 ± 2)% của biên độ tín hiệu đỉnh - đỉnh xung đồng bộ;

b) Mức xung đồng bộ sau giải điều chế trong mức giới hạn (300 ± 15) mili-volt; c) Méo khuếch đại vi sai trong mức giới hạn (± 7)% so với giá trị chuẩn biên độ tín hiệu sóng mang màu;

d) Méo pha vi sai trong mức giới hạn (± 5) độ so với giá trị chuẩn pha tín hiệu sóng mang màu;

đ) Trễ nhóm trong mức giới hạn (± 100 x 10-9) giây;

e) Tỷ số tín hiệu trên tạp âm tổng hợp không nhỏ hơn 45 decibel;

g) Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số hình trong dải tần 0 Megahertz đến 5 Megahertz trong mức giới hạn (± 2) decibel;

h) Tỷ số công suất sóng mang hình trên tạp âm không nhỏ hơn 43 decibel. 4. Yêu cầu tín hiệu tiếng

Sai lệch đáp tuyến biên độ tần số âm thanh từ 30 Hertz đến 15000 Hertz trong mức giới hạn (± 1,5) decibel.

4.6.2 Một số khuyến cáo việc sử dụng, triển khai lắp đặt các phần tử trên mạng cáp đồng trục- mạng truyền hình cáp mạng cáp đồng trục- mạng truyền hình cáp

1. Để tránh gây can nhiễu từ hệ thống truyền hình cáp đến các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác. Các nhà khai thác dịch vụ CATV phải sử dụng các thiết bị viễn thông nói chung và thiết bị trunk-amplifier nói riêng có chất lượng đảm bảo, có giấy chứng nhận hợp chuẩn EMC cũng như trong việc lắp đặt, vận hành mạng phải tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tương thích điện từ trường. Các yêu cầu về giới hạn bức xạ của nhiễu từ mạng viễn thông hữu tuyến dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz được quy định trong tiêu chuẩn ngành TCN 68-191:2003 về tương thích điện từ (EMC) thiết bị viễn thông – Yêu cầu chung về phát xạ trong bảng dưới đây [7]:

2. Đặt khuếch đại trong lồng Faraday kín và tiếp đất nhiều tầng theo đúng tiêu chuẩn tiếp đất đối với các thiết bị viễn thông triển khai trên mạng lưới. Có biện pháp cách nhiệt và bảo quản khuếch đại phù hợp với điều kiện ẩm ướt để tăng tuổi thọ của khuếch đại.

3. Sử dụng thiết bị đồng bộ của một hãng có uy tín.

4. Thực hiện bảo trì mạng lưới thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện lỗi thiết bị, có biện pháp khắc phục hoặc thay thế.

5. Không sử dụng biện pháp cắt nối cáp nếu không có thiết bị mang xông đảm bảo tiêu chuẩn.

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày tổng quan về mạng truyền hình cáp, đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình cáp, tình hình triển khai truyền hình cáp ở các tỉnh duyên hải phía bắc Việt Nam.

Nghiên cứu ảnh hưởng can nhiễu các mạng truyền hình cáp đến các hệ thống thông tin vô tuyến. Xây dựng phương pháp đo xác định can nhiễu từ truyền hình cáp tới các hệ thông tin vô tuyến.

Đã tiến hành đo kiểm phát xạ rò rỉ từ mạng truyền hình cáp và đánh giá khả năng gây can nhiễu từ truyền cáp đến các hệ thống thông tin vô tuyến ở sáu tỉnh duyên hải phía bắc Việt Nam.

Các kết quả thực nghiệm đo được có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho công tác kiểm soát tần số vô tuyến điện, phát hiện và kịp thời xử lý loại bỏ can nhiễu vô tuyến của mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV-HFC.

Hướng phát triển đề tài luận văn là đánh giá các can nhiễu bởi các đài vô tuyến công suất lớn (phát thanh FM, phát truyền hình…) lên tín hiệu mạng truyền hình cáp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh – Trường điện từ và truyền sóng – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – Tái bản lần hai, xuất bản năm 2002

2. Phan Anh – Lý thuyết và kỹ thuật Anten – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Tái bản lần 4 có sửa chữa và bổ sung, xuất bản năm 2003

3. Kiều Khắc Lâu - Cơ sở kỹ thuật siêu cao tần – NXB Giáo dục – Tái bản lần hai, xuất bản năm 2006

4. Phạm Minh Hà - Kỹ thuật mạch điện tử - NXB Khoa học và Kỹ thuật.

5. ĐỗThanh Hải, Nguyễn Xuân Mai, Phan quốc Ngọc - Kỹ thuật truyền hình cáp – Nxb Giao thông vận tải, xuất bản năm 2007.

6. Tổng cục Bưu điện – TCN 68-193:2000 – Nhà xuất bản Bưu điện. 7. Bộ Bưu chính, Viễn thông – TCN 68-191:2003.

8. Phương pháp đo can nhiễu rò rỉ từ mạng truyền hình cáp CATV – Trung tâm kỹ thuật và tin học – Cục tần số VTĐ năm 2005.

9. Tim Williams – EMC for Product Designers – Newnes Editor –Fourth Edition. 10. Walter Ciciora, James Farmer, David Large, Michael Adams – Modern Cable

Television Technology: Video, Voice and Data communications – The Morgan Kaufmann Serries in Networking Editor – 2nd Edition.

11. V.Prasad Koladi - Engineering Electromagnetic Compatibility: Principles, Measurements and Technologies -1996 IEEE Press.

12. D.Fukushi, M.Wantanabe and S.Nakajima - High Speed 0.18µm Ion-Implanted GaAs MESFET Process with High Uniformity & Excellent Reproducibility.

13. ROHDE & SCHWARZ - SOUND and TV BROADCASTING – CCIR and FFC tv

standards – Printed in the federal republic of Germany.

14. Eugene R.Bartlett - Cable communications technology – McGraw Hill.

15. EN 300 429 V1.2.1(1998-04) – Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for cable systems – European Broadcasting Union.

16. ETSI EN 302 307 V1.2.1 (2009-08) – Digital Video Broadcasting (DVB); Second generation framing structure, channel coding and modulation systems for Broadcasting, Interactive Services, News Gathering and other broadband satellite applications (DVB – S2).

17. EN 300 421 V1.2.1(1997-08) – Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for 11/12 GHz satelite services – European Broadcasting Union.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình cáp Luận văn ThS. Công nghệ điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)