Các khái niệm 33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải bài toán lập lịch theo tín chỉ sử dụng giải thuật tìm kiếm tabu (Trang 33 - 35)

• Tuần (Week): chu kỳ lặp lại của thời khóa biểu, có thể gồm nhiều tuần. • Ngày (Day): các ngày dạy trong một tuần.

• Tiết học (Period): tiết dạy trong ngày.

• Môn học (Subject): môn học được giảng dạy trong trường. • Giáo viên (Teacher): giáo viên tham gia vào thời khóa biểu. • Lớp học (Class): lớp học tham gia vào thời khóa biểu.

• Buổi học (Lesson): buổi học của một lớp do một giáo viên được phân công dạy môn nào đó.

• Phòng học (Room): phòng học để sắp lịch cho các buổi học.

• Tài nguyên (Resource): các tài nguyên cung cấp cho thời khóa biểu. Bao gồm: như micro, máy chiếu…

Lớp học và môn học là khác nhau: một giảng viên có thể dạy một môn, ví dụ như môn Cơ sở dữ liệu là ánh xạ 1-1, còn giảng viên này dạy 3 lớp hiện đang học môn Cơ sở dữ liệu là ánh xạ 1-m. Vậy trong mô hình ta đã biết trước giảng viên này dạy môn gì, dạy lớp nào thì bài toán sẽ trở nên đơn giản hơn.

Hình 5 – Mối quan hệ giữa Giảng viên, Lớp học và Môn học Subject:  

Chi tiết hơn ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc xếp thời khóa biểu là việc sắp các buổi học có các thông tin gồm:

• Class: lớp nào • Subject: học môn gì • Teacher: ai dạy • Room: học ở đâu

• Week-Day-Period: học khi nào

Nhưng khi sắp lịch thì người giáo vụ, Trưởng/Phó phòng Đào tạo thường sẽ biết trước, có sẵn thông tin về nghiệp vụ của họ rằng “tuần tiếp theo / tháng tiếp theo / học kỳ tiếp theo thì lớp X sẽ học môn Y và do giáo viên Z giảng dạy.

Biết trước, không cần xếp lịch Phải xếp lịch

Class Room

Subject Week-Day-Period

Teacher

Trong thực tế thì kết quả của việc sắp lịch sẽ giúp cho họ và giảng viên giảng dạy biết lớp mình sẽ phụ trách, giúp cho sinh viên các lớp biết mình sẽ học môn gì, ở đâu, thầy cô nào dạy và mục đích chính là để phục vụ các đối tượng này.

ð Rút ra kết luận là việc sắp lịch học cho các lớp và sắp lịch dạy cho giảng viên là tương đương nhau qua phép ánh xạ trên.

Vậy ta có thể xây dựng mô hình theo 2 cách hoàn toàn tương đương và chỉ còn lại 3 chiều là:

• Lớp học, phòng học, tiết học • Giảng viên, phòng học, tiết học.

Sau khi tìm hiểu sơ bộ về một số vấn đề trên chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng mô hình bài toán cho trường hợp thứ nhất (lớp học, phòng học, tiết học):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải bài toán lập lịch theo tín chỉ sử dụng giải thuật tìm kiếm tabu (Trang 33 - 35)