- Xấu: gây ô nhiễm môi trường, gây cạnh tgianh về nhân lực đối với các ngành khác
4. Hình thức xói lở bờ liên quan đến sự vận chuyển bùn cát theo hướng dọc bờ và theo hướng ngang bờ.
theo hướng ngang bờ.
Qua thực tế diễn biến vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định, ta nhận thấy vùng bờ
biển này thường gặp là tổng hợp của tất cả các hình thức xói lở trên. Do đó vùng bờ
này áp dụng tổng hợp được tất cả các biện pháp hạn chế xói lở nhưđã nêu ở trên. Tuy nhiên ngoài việc đáp ứng về kỹ thuật, ta cũng cần quan tâm đến một số tiêu chí khác như:
* Phương án có chi phí ban đầu thấp
Sau khi các vấn đề về mặt kỹ thuật được xem xét một cách kỹ lưỡng thì vấn đề
về tài chính cũng cần được quan tâm. Để lựa chọn được phương án khả thi phải tiến hành kiểm tra đánh giá, so sánh các phương án về cả mặt tài chính.
Đối với các phương án đã được nêu ở trên ta thấy chi phí cho đập hướng dòng là đắt nhất còn các chi phí cho các công trình khác đều có mức tương đương gần như
nhau. Cách ít gây tốn kém nhất là phát triển theo hướng tự nhiên và tiến hành di dân
định cư. Phương án trồng hệ thống rừng ngập mặn cũng có chi phí ban đầu thấp.
* Phương án có chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
Đứng trước mỗi một phương án các nhà đầu tưđều phải xem xét, phân tích đến giá thành của phương án. Mục đích của việc phân tích giá thành nhỏ nhất là đảm bảo rằng hệ thống được đề xuất sẽ cung cấp lợi ích với giá thành thấp nhất, kể cả giá thành
đầu tư lẫn giá thành vận hành bảo dưỡng. Những chi phí trong suốt thời gian tuổi thọ
của công trình đều được tính quy đổi ra giá trị hiện hành để so sánh.
Đối với một số biện pháp không công trình như di dời và bỏ hoang, trồng rừng ngập mặn đều có chi phí cho vận hành thấp.
* Một số mục tiêu khác.
Mục đích chính của công tác quản lý tổng hợp vùng biển là quản lý con người, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Do đó ngoài các mục tiêu nêu trên chúng ta cũng cần phải nghiên cứu xem xét một số vấn đề khác như: - Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
- Các tác động đến xã hội, dân cư
- Ảnh hưởng tới khu vực lân cận
- Có giải quyết được tận gốc vấn đề hay không
* Theo chỉ tiêu đánh giá
- Tuỳ theo mức độ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sửa chữa, nếu phương án có chi phí ban đầu cao sẽ có mức điểm thấp, theo thang điểm từ 1 đến 4.
- Theo mức độ tác động đến môi trường xung quanh, ta cũng có thang điểm từ 1 đến 4. Tác động tốt sẽ có điểm cao và ngược lại.
- Đánh giá theo hiệu quả, với công trình giải quyết tận gốc vấn đề sẽ có điểm cao hơn công trình không giải quyết tận gốc vấn đề, ứng với thang điểm từ 1 đến 4
Từ những nhận xét và bảng đánh giá về các biện pháp đã nêu đồng thời dựa vào
đặc điểm đường bờ vùng biển Hải Hậu – Nam Định có thểđề xuất các biện pháp hạn chế xói lở gồm:
- Hệ thống đập mỏ hàn
- Kết hợp với một số biện pháp khác như làm kề cho đê
- Đồng thời tăng cường thêm một số biện pháp không công trình như trồng rừng ngập mặn.
Phương án xây dựng hệ thống đập mỏ hàn sẽ hạn chế sự xói mòn bờ biển. Xây dựng kè cho những đoạn đê xung yếu sẽ giúp bảo vệ khu dân cư và những khu vực cần thiết. Cuối cùng là biện pháp trồng rừng ngập mặn giúp cải thiện vấn đề môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt rất hữu ích đối với ngành du lịch.
Bảng (8 - 12) Bảng đánh giá các giải pháp công trình Chỉ tiêu đánh giá Đập hướng dòng Hệ thống đập mỏ hàn Đập chắn sóng ngoài khơi Kè bảo về bờ Vốn đầu tư ban đầu 1 3 2 3 Chi phí sửa chữa 3 2 3 2 Tác động tới MT sinh thái 2 1 2 2 Tác động tới dân cơ (XH) 3 3 3 1 Tác động tới khu vực lân cận 2 1 2 3 Giải quyết tận gốc 2 3 2 1 Tổng sốđiểm 13 13 14 12
Bảng (8 -13 ): Bảng đánh giá các giải pháp không công trình
Chỉ tiêu đánh giá Hệ thống rừng ngập mặn Nuôi bãi nhân tạo
Vốn đầu tư ban đầu 3 3 Chi phí sửa chữa 4 2 Tác động tới MT sinh thái 3 3 Tác động tới dân cư (XH) 2 2 Tác động tới khu vực lân cận 3 2 Giải quyết tận gốc 1 1 Tổng sốđiểm 17 13