Mơ hình mạng IMS đầy đủ của Huawei

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động (Trang 98 - 100)

a. CSC3300

CSC3300 (Call Session Control Function) cung cấp đầy đủ các chức năng liên quan đến nhận thực người dùng, quản lý phiên, quản lý roaming, là thành phần chính trong giải pháp của hệ thống mạng IMS và mạng kết hợp cố định, di động của Huawei. Nó hỗ trợ cho các mạng cố định và di động sử dụng chuẩn 3GPP, 3GPP2, ETSI và ITU-T.

Ngoài các chức năng cơ bản P-CSCF, I-CSCF, S-CSCF của một CSCF nó cịn có thêm các chức năng lựa chọn đường truyền từ IMS tới mạng chuyển mạch kênh (BGCF) và nhận diện chức năng thanh toán trực tiếp (OCG).

CSC3000 cũng hỗ trợ rất nhiều chế độ nhận thực khác nhau như IMS AKA (3GPP), Early AKA (GSM/UMTS), Early IMS (PS subscribers), HTTP Digest, NBA (Fixed network terminals). CSC3300 S-CSCF AGC3000 AGCF CSC3300 P-CSCF CSC3300 I-CSCF UTRAN EVDO WIMAX LAN/FTTX xDSL CABLE TDM Access POTS Phone IP Phone WIFI 3G Phone 3G Phone Dual mode Phone CSC3300 BGCF SE2300 A-BGF AIM6000 NACF RM9000 RACF InfoX AAA UAAF & PDBF AIM6000 CLF RM9000 SPDF RM9000 PCRF HSS9820 HSS MRS6600 MRFC & MRFP iManager N2000

EMS ENUM Server

ENUM Server ISMP Web portal OCS9810 OCS ICF9815 CCF GTAS9900 Telephony AS ETAS9960 IP Centrex AS CSI9620 CSI AS SoftX3000 MGCF SG7000 SGW PSTN PLMN IP Network SoftX3000 I-BCF ENIP AS Platform IMAS series IP multimedia AS HOAS9600 VCC AS UMG8900 IM-MGW

b. HSS9820

HSS9820 (Hom Subscriber Server) là máy chủ lưu trữ các thơng tin người dùng, được tích hợp cả chức năng HSS và SLF của mạng IMS với số lượng thuê bao lưu trữ lên đến 10 triệu người. HSS9820 cũng có đầy đủ các chức năng nhận thực các người dùng khác nhau với các cơ chế nhận thực như CSC3300 ở trên. Ngoài ra do là nơi lưu giữ cơ sở dữ liệu nên HSS9820 cung cấp khả năng lưu trữ và đồng bộ dữ liệu thời gian thực với việc sử dụng song song 2 server: một active và một standby.

c. MRS6600 (MRC6600/MRP6600)

MRS6600 gồm 2 thành phần MRC6600 (Media Resource Controller) và MRP6600 (Media Resources Processor). MRFC kết hợp với MRFP để nhận biết cơ chế phân biệt điều khiển tài nguyên phương tiện từ sóng mang như audio conference, video conference, voice mailbox, video mailbox, nhạc chng đa âm, hình màu, Push-to-Talk. MRC6600 hỗ trợ audio conference lên đến 2048 thuê bao và video conference lên 128 thuê bao cùng tham gia, có dung lượng lên đến 18 triệu thuê bao liên lạc trong giờ bận.

d. AIM6300

AIM6300 là thành phần thuộc lớp truy cập liên mạng, có chức năng quản lý vị trí, cấu hình mạng truy cập và lưu trữ thơng tin người dùng của mạng cố định, phân bố các tham số mạng và vị trí hiện tại của thiết bị người dùng. Nó bao gồm cả chức năng NACF và CLF trong NASS (Network Attachment Subsystem).

Việc nâng cấp và mở rộng AIM6300 thực hiện dễ dàng dựa trên giải pháp dual-plane. Để nâng cấp, chỉ cần nâng cấp chế độ standby trước, sau đó chuyển đổi giữa chế độ standby và active để nâng cấp chế độ cịn lại. Việc mở rộng có thể thực hiện bằng cách thêm khung, bảng, địa chỉ IP, nâng cấp đường dẫn và các dịch vụ gia tăng.

Ngoài ra người dùng có thể lựa chọn một trong hai giao diện sử dụng là MML (Man- machine Language) và GUI (Graphic User Interface).

e. AGCF/MGCF

AGC3000/MGC3000 là thành phần được nâng cấp từ softswitch theo hai hướng tùy theo cấu hình hiện tại của mạng NGN. Softswitch có thể đóng vai trị như một AGCF (Access Gateway Control Function) hoặc MGCF (Media Gateway Control Function). Việc nâng cấp này được thực hiện bằng nâng cấp phần mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)