SOA và Web Service

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng kiến thức hướng dịch vụ trong bài toán thanh toán tập trung (Trang 27 - 31)

SOA là một kiến trúc phần mềm, bao gồm một tập các nguyên tắc thiết kế độc lập với kỹ thuật và công nghệ nhằm liên kết các dịch vụ. SOA bắt đầu với việc định nghĩa thành phần giao tiếp (interface) và sau đó, xây dựng kiến trúc hệ thống như là sự liên kết của các thành phần interface, phần thực thi của các interface và cách thức tương tác giữa các interface. Trong khi đó, Web services lại là một tập hợp các kỹ thuật và công nghệ (SOAP, WSDL, UDDI, HTTP...) được dùng để hiện thực hóa các nguyên tắc thiết kế của SOA. Trong thực tế, khái niệm SOA không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, mà đã xuất hiện cách đây khá lâu. Và trong quá khứ đã có rất nhiều kỹ thuật khác được dùng để triển khai một hệ thống SOA như :

• Distributed object : như CORBA, J2EE, COM/DCOM • Message-oriented middleware (MOM) : WebSphere MQ

Phần dưới đây sẽ giới thiệu rõ hơn về Web service, khái niệm, kiến trúc và các thành phần trong Web service

2.3.1 Kiến trúc Web services

Web service [4]-[6]-[10] là một tập các chuẩn đặc tả mở rộng khả năng của các chuẩn có sẵn như XML, URL và HTTP nhằm cung cấp chuẩn truyền thông giữa các hệ thống với nhau. Web services là những thành phần thực thi một số xử lý nghiệp vụ thông qua những dịch vụ và cung cấp những dịch vụ qua mạng, những dịch vụ này có thể được triệu gọi bởi các dịch vụ client bằng cách sử dụng giao thức SOAP trên HTTP. Web services độc lập về ngôn ngữ và độc lập về nền tảng bởi vì nó tách biệt đặc tả ra khỏi cài đặt; nó còn hỗ trợ tích hợp loose coupling giữa các ứng dụng với nhau qua trao đổi các thông điệp đồng bộ và bất đồng bộ thông. Web services dựa trên kiến trúc phân tán trong đó không có bất kì dịch vụ xử lý trung tâm nào và tất cả dạng truyền thông đều sử dụng các giao thức chuẩn. Các giao thức không được có bất kì ý nghĩa ngầm định nào bên trong mà phải được mô tả rõ ràng.

Trong Web services thì giữa thành phần triệu gọi web service(client) và Web services đều không cần biết cài đặt của nhau.

Web services sử dụng XML, một ngôn ngữ độc lập trong việc biểu diễn dữ liệu, làm ngôn ngữ trao đổi thông tin.

Mô hình web services dạng đơn giản định nghĩa cách thức tương tác giữa Service Requester, Service Provider, và Service Directory như sau : Bên sử dụng dịch vụ tìm kiếm các dịch vụ trong một UDDI Service Directory. Chúng sẽ lấy thông tin

mô tả WSDL của các Web services cung cấp bởi Service Providers từ trước thông qua Service Directory. Sau khi lấy được mô tả WSDL, bên yêu cầu dịch vụ kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ bằng cách triệu gọi các dịch vụ thông qua giao thức SOAP. Web services cơ bản bao gồm các khái niệm SOAP, WSDL, và UDDI. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích trong các phần sau. Cần lưu ý là các chuẩn trên có thể được kết hợp với nhau hoặc dùng độc lập tùy trường hợp cụ thể.

Hình 14 - Các tầng của Web service

Hình 14 mô tả các tầng hình thành nên Web service. Hình 15 mô tả các tác nhân trong Web service tương ứng với các tầng này.

Có 3 thành phần tác nhân chính tham gia vào Web service.

1. Service Provider: Dùng Web Services Description Language (WSDL) để mô tả dịch vụ mà mình có thể cung cấp cho Service Broker (tương tự với Service Registry trong SOA).

2. Service Broker: Lưu trữ thông tin về các service được cung cấp bởi các Service Provider. Cung cấp chức năng tìm kiếm hỗ trợ Service Requester (Service Consumer trong SOA) trong việc xác định Service Provider phù hợp. Thành phần chính của Service Broker là Universal Discovery, Description, and Integration (UDDI) repositories.

3. Service Requester: Dùng WSDL để đặc tả nhu cầu sử dụng và gởi cho service Broker.

WSDL WSDL

SOAP

Hình 15 - Tƣơng tác giửa các tác nhân trong Web service

Yêu cầu dịchvụ (Serice Requester) Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) Môi giới dịch vụ(Service Broker)

2.3.2 Simple Object Access Protocol – SOAP

SOAP là một protocol giao tiếp dùng trong Web service được xây dựng dựa trên XML. SOAP được sử dụng để đặc tả và trao đổi thông tin về các cấu trúc dữ liệu cũng như các kiểu dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống.

Hình 16[4] mô tả giao tiếp của một ứng dụng với một web service được thực hiện qua thông điệp SOAP sử dụng giao thức HTTP. Ứng dụng sẽ đặc tả yêu cầu trong SOAP message và thông qua giao thức mạng gởi đến cho web service. Web service sẽ nhận và phân tích yêu cầu sau đó trả về kết quả thích hợp.

Hình 16 - Truyền thông điệp sử dụng SOAP

Hình 17 - Cấu trúc SOAP message

Hình 17 mô tả cấu trúc một thông điệp SOAP. Một thông điệp SOAP bao gồm các thành phần sau:

 Protocol Header: Chứa thông tin về các chuẩn giao thức được sử dụng.

 SOAP Envelop: Bao gồm 2 thành phần là SOAP header và SOAP body. Trong SOAP header chứa các header của message còn trong SOAP body chứa thông tin về name và data được đặc tả dưới dạng XML và trường lỗi được dùng để đưa ra các lỗi khi gọi web service.

2.3.3 Web Service Description Language (WSDL)

Trong WSDL sẽ miêu tả các dịch vụ thực hiện một quy trình nghiệp vụ gồm đầu vào và đầu ra, cổng kết nối web service,…

Hình 18[4] mô tả các thành phần cơ bản của một file WSDL dùng để đặc tả một web service.

Hình 18 – WSDL

 Port Types: định nghĩa một web service, các tác vụ mà service cung cấp và định dạng các thông điệp được sử dụng để khởi động các tác vụ này.

 Services: Chứa các method có thể được sử dụng thông qua các giao thức.  Ports: Địa chỉ dùng để kết nối đến web service.

 Operations: Mỗi operation có thể được xem như một method hay một lời gọi hàm trong các ngôn ngữ lập trình cổ điển.

 Binding: chỉ định port type, các operation, SOAP binding stype (RPC/Document), SOAP protocol được dùng.

 Message: Mỗi message tương ứng với một operation và chứa các thông tin cần thiết để thực thi operation đó. Mỗi message có một name duy nhất và một hay nhiều logical part. Các logical part được phân biệt với nhau qua name và có thể lưu trữ các tham số cần cho operation.

 Element: Được định nghĩa trong Types. Mỗi element có một name duy nhất và kiểu dữ liệu. Element được dùng để đặc tả dữ liệu dùng trong message. Element có thể đặc tả các dữ liệu đơn giản (string, integer) hay phức tạp hơn như array, struct, ...

 XSD file: Các element thường được định nghĩa trong các XML Schema Definition (XSD) file. XSD file có thể ở trong cùng file WSDL hoặc ở file riêng biệt.

2.3.4 UDDI

UDDI (Universal Description, Discovery, and Intergration) là chuẩn phục vụ các tổ chức đăng ký và tìm kiếm các Web Service. UDDI hỗ trợ tìm kiếm, định vị thông tin về một nhà cung cấp dịch vụ bao gồm địa chỉ, thông tin liên lạc và các định danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng kiến thức hướng dịch vụ trong bài toán thanh toán tập trung (Trang 27 - 31)