Thực phẩm bổ sung (Supplement Food)

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG tên đề tài thực trạng dinh dưỡng và vai trò của TPCN với sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 35 - 38)

1 .Nhu cầu

2. Nhóm thực phẩm tiềm năng

2.1. Thực phẩm bổ sung (Supplement Food)

- Là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

 Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin: Con người bổ sung Vitamin từ thực phẩm tự nhiên như hoa quả, rau xanh,… song hàm lượng không cao nên bổ sung vi chất này qua thực phẩm chức năng khá phổ biến.

Có dạng bổ sung Vitamin tổng hợp và có dạng bổ sung một hoặc một vài loại Vitamin cần thiết như:

+ Vitamin A: Cơ thể thiếu Vitamin này dễ bị quáng gà, mờ đục giác mạc, dày lớp biểu bì.

+ Vitamin B: Gồm Vitamin B1 - Thiamine, Vitamin B2 - Riboflavin, Vitamin B3 - Niacin, Vitamin B5 - Pantothenic,…

+ Vitamin C: Sức khỏe hệ miễn dịch và làn da, thiếu Vitamin này cơ thể dễ bị chảy máu, chậm lành vết thương.

+Vitamin D: Ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của xương, thực tế con người có thể tự tổng hợp Vitamin này dưới ánh nắng mặt trời.

+ Vitamin E: rất ít trường hợp thiếu Vitamin này song các đối tượng nhu cầu cao như phụ nữ độ tuổi sinh sản, người bị khô da, bệnh gan,… cần tìm đến loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin E.

+ Vitamin K: Sự thiếu hụt Vitamin K liên quan đến các tình trạng xuất huyết như chảy máu nướu, ban xuất huyết, đốm máu trên da, chảy máu mũi,…

Hình 2: Thực phẩm chức năng bổ sung omega - 3 tốt cho mắt và não bộ

 Thực phẩm chức năng bổ sung acid béo

Với sức khỏe con người, acid béo giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là nhóm acid béo cần thiết gồm: Omega 3, omega 6 và omega 9. Trong đó, omega 9 là chất cơ thể có thể tự tổng hợp được, còn 2 chất béo còn lại bắt buộc phải bổ sung từ bên ngoài.

Nhiều người thiếu hụt acid béo do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, vì thế bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng là cần thiết. Ngoài ra, bổ sung Omega - 3 còn được khuyến cáo với những đối tượng gặp vấn đề về thị lực, muốn tăng cường hoạt động của não bộ và mắt.

 Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất

Oxi, cacbon, hydro và Nitơ là các nhóm khoáng chất thiết yếu nhất của cơ thể, chúng có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khoáng chất vi lượng khác với hàm lượng cơ thể cần ít hơn nhưng cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

Thông thường, cơ thể chỉ cần nạp khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên song do bệnh lý, cơ địa hoặc hoạt động thể lực quá mức, việc bổ sung thêm dưới dạng thực phẩm chức năng cũng được khuyến khích. Các thực phẩm chức năng thường bổ sung Natri, canxi, photpho, kẽm, sắt, selen, coban, magie,…

 Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn Probiotic sẽ cung cấp cho đường ruột hệ vi sinh vật phong phú, hỗ trợ và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Nhiều người lựa chọn bổ sung lợi khuẩn bằng cách này để cải thiện sức khỏe miễn dịch, kích thích ăn uống cho trẻ biếng ăn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, rối loạn tiêu hóa,…

Hình 3: Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

23

Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn thường gặp là prebiotic và probiotic.

 Thực phẩm chức năng bổ sung protein và acid amin

Protein và acid amin đều tham gia vào hoạt động tái cấu trúc tế bào, điều tiết cơ thể, trao đổi chất,… Đặc biệt với những người bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật, cơ thể có thể tự phục hồi là nhờ hoạt động của acid amin và protein.

Ngoài ra, thực phẩm chức năng bổ sung protein còn được lựa chọn cho mục đích kiểm soát năng lượng, tăng cơ cho người tập thể hình hoặc giảm cân. Các dạng thường gặp là: Whey protein, protein đậu, protein casein, protein shake, protein gạo lứt,…

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG tên đề tài thực trạng dinh dưỡng và vai trò của TPCN với sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w