CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ ẢO HÓA MÁYCHỦ
2.3. Tìm hiểu về công nghệ ảo hóa Citrix XenServer
2.3.8. Khắc phục thảm họa linh hoạt
XenServer Disaster Recovery (XenServer DR) là tính năng được thiết kế nhằm cho phép người dùng có thể khôi phục lại các máy ảo và các ứng dụng từ thảm họa sự cố phần cứng của máy chủ, thứ mà có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy toàn bộ pool mà người dùng đã thiết lập. Các máy ảo của XenServer bao gồm hai thành phần Virtual disks image và Metadata.
Hình 2.27. Các thành phần của máy ảo XenServer [25]
Virtual disks image (VDI): ổ đĩa ảo của máy ảo được lưu trữ ở kho lưu
Metadata: mô tả thông tin của các máy ảo, là các thông tin cần thiết để tạo lại các máy ảo trong trường hợp các máy ảo ban đầu bị hỏng. Các thông tin cấu hình được mô tả trong metadata được lưu lại khi người dùng tạo các máy ảo, nó chỉ được cập nhật trong quá trình thay đổi cấu hình của các máy ảo. Mọi thông tin cấu hình của máy ảo trong metadate được lưu trữ trên toàn bộ các máy chủ trong pool. Các thông tin cấu hình ở đây là tên máy ảo, bộ nhớ ảo, bộ vi xử lý ảo, mạng ảo, VDI,... XenServer DR lưu trữ toàn bộ thông tin cần thiết để có thể khôi phục lại các máy ảo và các ứng dụng được lưu trữ ở kho lưu trữ. Sau đó, XenServer DR sẽ tạo ra và duy trì một bản sao các máy ảo cùng toàn bộ thông tin cấu hình và lưu vào khu vực sao lưu (Secondary Site hoặc DR Site). Khi các máy ảo ở khu vực chính (Primary Site) gặp sự cố, các máy ảo và ứng dụng sẽ được khôi phục lại trên Secondary Site.
Hình 2.28. XenServer DR tạo ra bản sao và lưu vào Secondary Site [25] Sau khi các máy ảo được khôi phục lại ở Secondary Site, XenServer DR Sau khi các máy ảo được khôi phục lại ở Secondary Site, XenServer DR có thể sử dụng công nghệ XenMotion để di chuyển các máy ảo từ Secondary Site sang Primary Site, hoặc tạo ra một bản sao các máy ảo trên Primary Site và đảm bảo các thay đổi trên Secondary Site luôn được cập nhật sang Primary Site ngay khi Primary Site hoạt động trở lại.
Hình 2.29. XenServer DR khôi phục lại các máy ảo trên Primary Site [25] 2.4. Kết luận 2.4. Kết luận
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về ảo hóa, các kỹ thuật ảo hóa, phân loại lớp ảo hóa theo kiến trúc và một số hình thức ảo hóa khác nhau như ảo hóa máy chủ, ảo hóa hệ thống mạng, ảo hóa ứng dụng,... Bên cạnh đó, ở chương này luận văn cũng đã giới thiệu tổng quan và thực hiện so sánh, đánh giá về một số công nghệ ảo hóa máy chủ đang được sử dụng phổ biến hiện nay như VMware vSphere, Microsoft Hyper-V, Citrix XenServer. Luận văn đã trình bày một số tính năng nổi bật của công nghệ ảo hóa máy chủ Citrix XenServer. Tất cả các giải pháp ảo hóa máy chủ đều có những lợi thế riêng nhưng đều được các chuyên gia trong lĩnh vực ảo hóa thừa nhận và đánh giá cao, các giải pháp ảo hóa này đều đáp ứng được nhu cầu ảo hóa ở mọi cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, Citrix XenServer là công nghệ ảo hóa máy chủ mã nguồn mở do đó, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trong giải pháp xây dựng phòng thực hành mới đó là miễn phí với người dùng và có thể tạo ra nhiều máy ảo chạy GNS3 để có thể mô phỏng được nhiều mô hình mạng tại một thời điểm, khai thác hiệu quả tài nguyên của các máy tính.