Ảnh MRI chụp gan thỏ tại Bệnh viện Chợ RẪY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổng hợp các hạt nanô từ có các lớp phủ polymer tương thích sinh học để ứng dụng trong y sinh học (Trang 81)

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Trong luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp các tác nhân tương phản cho ảnh cộng hưởng từ MRI dựa trên các hạt nanô siêu thuận từ Fe3O4 được bọc polymer tương hợp sinh học Dextran . Kết quảđạt được phù hợp với yêu cầu của luận văn đề ra. Như vậy luận văn cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu:

1. Tồng hợp thành công các hạt nanô ôxit sắt siêu thuận từ Fe3O4 ở các kích thước nanô khác nhau và đã ổn định được qui trình chế tạo của các hạt này.

2. Tổng hợp thành công các chất lỏng từ theo hai Qui trình khác nhau và các mẫu chất lỏng này đã thể hiện những đặc trưng cũng như tính chất rất thích hợp để ứng dụng làm các tác nhân tương phản trong ảnh cộng hưởng từ MRI.

3. Kết quả phân tích mẫu bằng các phương pháp phân tích SEM (kính hiển vi Điện tử

quét), TEM (kính hiển vi Điện tử truyền qua), VSM (từ kế mẫu rung), XRD (nhiễu xạ

tia X), FT-IR (máy đo phổ hấp thụ hồng ngoại) cho thấy hạt Fe3O4 có kích thước ở

thang nanômét, có dạng hình cầu, phân bố hạt rất đồng đều và có độ đồng nhất cao. Các mẫu hạt từ cũng như chất lỏng từ đều thể hiện đặc tính siêu thuận từ và độ ổn

định tốt.

♣ Hạt ôxit sắt siêu thuận từ Fe3O4 trần có độ từ hóa bão hòa từ 50÷70 emu/g và có

đường kính trung bình khoảng 10÷25nm.

♣ Các mẫu chất lỏng từ có độ từ hóa bão hòa trong khoảng từ 25÷35 emu/g và kích thước trung bình của hạt trong khoảng từ 17÷ 27 nm. Đối với chất lỏng từ tổng hợp theo Qui trình 1 (Tổng hợp chất lỏng từ sau quá trình tạo hạt Fe3O4) thì có độổn định dưới 6 tháng còn các mẫu chất lỏng từ tổng hợp theo Qui trình 2 (Tổng hợp chất lỏng từ song song với quá trình tạo hạt Fe3O4) thì có độổn định trên 6 tháng.

♣ Các kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ thí nghiệm, độ pH cũng như khối lượng Dextran phủ có ảnh hưởng lớn đến kích thước, hình dạng của hạt và độ từ hóa bão hòa của các hạt Fe3O4 cũng chất lỏng từ. Từ đó sẽ giúp chúng ta xác định được các điều kiện tối ưu để tổng hợp các mẫu chất lỏng từ có phẩm chất và tính năng như mong muốn.

Những kết quả khảo sát chứng tỏ các mẫu chất lỏng từ được tổng hợp trong luận văn này là phù hợp để ứng dụng trong MRI. Tuy nhiên, do những khó khăn về trang thiết bị, vật tư, kinh phí và thời gian nên kết quả nghiên cứu có phần còn hạn chế: đó là chưa đo được độ nhớt của chất lỏng từ cũng như sự phụ thuộc của độ từ hóa bão hòa theo nhiệt độ và một số tính chất khác của chất lỏng từ. Những hạn chế này hy vọng sẽ được khắc phục ở những công trình nghiên cứu tiếp tục của chúng tôi trong lĩnh vực này.

Trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với khoa Dược thuộc Đại học Y Dược Tp HCM để thử nghiệm tính tương hợp sinh học của các mẫu chất lỏng từ đã

được tổng hợp lên cơ thể động vật như thỏ, chuột…. Đồng thời, chúng tôi cũng tiếp tục hợp tác với khoa Chuẩn đoán hình ảnh thuộc bệnh viện Chợ Rẫy để sử dụng các mẫu đã tổng hợp để tiến hành chụp ảnh MRI trên động vật (thỏ, chuột…) nhằm kiểm tra độ tương phản của chất lỏng từ trong ảnh chụp cộng hưởng từ .Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ ổn định công nghệ chế tạo đồng thời so sánh ưu nhược điểm về chất lượng cũng như giá thành của các mẫu chế tạo được so với các sản phẩm của nước ngoài để làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tiễn trong tương lai.

Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu, tổng hợp các hạt nanô siêu thuận từ Fe3O4 và các tác nhân tăng cường tính tương phản cho MRI trong luận văn này là tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo của hạt nanô từ trong quá trình chẩn đoán và

điều trị bệnh ung thư thông qua ảnh chụp MRI: gắn kết một số kháng thểđặc trưng để

phát hiện một số bệnh chuyên biệt như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú ở thời kì đầu mà hình ảnh chẩn đoán thường khó phát hiện được. Điều này sẽ mở ra phương hướng mới cho việc nghiên cứu liệu pháp điều trị và phát hiện kịp thời những căn bệnh nan y

ở Việt Nam với chi phí phù hợp.

Từ những kết quả đạt được rất khả quan Nhóm vật liệu từ tiên tiến có cấu trúc Nanô chúng tôi do PGS.TS. Trần Hoàng Hải chủ trì đã và đang hợp tác với Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai cũng như Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Nai thực hiện các đề tài nghiên cứu và triển khai ứng dụng những thành quả này.

Các kết quả của luận văn đã được tôi tham khảo và viết bài báo “PREPARE AND CHARACTERIZE THE CONTRAST ENHANCEMENT AGENT (DEXTRAN COATED Fe O3 4 NANOPARTICLES) TO APPLY IN MRI tại hội nghị: APCTP-ASEAN Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology (AMSN2008) - NhaTrang, Vietnam – September 15-21, 2008.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

1. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Bui Duc Long, Doan Thi Kim Dung, Nguyen Thi Le Huyen, Le Khanh Vinh, Nguyen Thi Thanh Kieu, “IRON OXIDE NANOPARTICLES WITH BIOCOMPATIBLE STARCH AND DEXTRAN COATINGS FOR BIOMEDICINE APPLICATIONS”, Advances in Natural Sciences, Vol. 9, No. 1 (2008) (89– 94).

2. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Bui Duc Long, Nguyen Thi Le Huyen, Le Khanh Vinh, Nguyen Thi Thanh Kieu, “Contrast Agents For Magnetic Resonance Imaging Based On Ferrite Nanoparticles Synthesized by Using a Wet- Chemical Method”, Journal of the Korean Physical Society, Vol. 53, No. 2, August 2008.

3. Bui Duc Long, Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Nguyen Thi

Le Huyen, Le Khanh Vinh, “PREPARE AND CHARACTERIZE THE CONTRAST

ENHANCEMENT AGENT (DEXTRAN COATED Fe3O4 NANOPARTICLES) TO

APPLY IN MRI”, APCTP–ASEAN Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology (AMSN2008) - NhaTrang, Vietnam – September 15-21, 2008.

4. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Nguyen Tien Thang, Nguyen Thi Le Huyen, Bui Duc Long, Le Khanh Vinh, Nguyen Thi Thanh Kieu, “Oxide nanoparticles with biocomfortable Dextran and Starch for biomedicine applications”, IWNA, Vung Tau 12-14/11/2007.

5. Le Khanh Vinh, Le Hong Phuc, Tran Hoang Hai, Doan Thi Kim Dung, Bui Duc Long, Nguyen Tien Thang, Nguyen Thi Le Huyen, S.I.Park, J.H.Kim, C.O. Kim, “Preparation of magnetic fluids and their hyperthermia (MFH)”, the 1st IWOFM- 3rd IWNN 2006, Ha Long, Vietnam.

6. Tran Hoang Hai, Bui Duc Long, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Nguyen Tien Thang, Nguyen Thi Le Huyen, Le Khanh Vinh, Nguyen Thi Thanh Kieu, Vu Thi Sarin, Ly Kha Minh, Masanori Abe, “Contrast agents for magnetic resonance imaging based on ferrites nanoparticles synthesized by wet-chemical method”, The 4th National conference of optics and spectrums, CanTho 15-19/8/2006.

7. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Bui Duc Long, Nguyen Tien Thang, Nguyen Thi Le Huyen, Masanori Abe, “Synthesis of ferrite nanoparticles with protein molecules immobillized on their surfaces”, The 2nd Conference of Science and technology relating to reality, Ho Chi Minh City, 06-07/7/2006.

8. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Bui Duc Long, Doan Thi Kim Dung, Nguyen Tien Thang, Nguyen Thi Le Huyen, Vu Van Do, Nguyen Thi Nhu Quynh, Masanori Abe, “Synthesis of ferrite nanoparticles with protein molecules immobillized on their surfaces, Asian Jounal of Science and Technology.

9. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Bui Duc Long , Doan Thi Kim Dung, Nguyen Thi Le Huyen, Masanori Abe, “Ferrite nanoparticles ~ 30nm in diameter synthesized for biomedical applications, Osaka University-Asia, Pacific-Vietnam National University, Hanoi Forum 2005, 27-28th Sep 2005.

10. Tran Hoang Hai, Le Hong Phuc, Doan Thi Kim Dung, Bui Duc Long, Nguyen Thi Le Huyen, Masanori Abe, “Coating ferrite on polyacrylate nanosphere for biomedicine applications, Physics National Conference Hanoi 6 , 23-26 Dec 2005.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Khắc Bình- Nguyễn Nhật Khanh (1998), Vật lý chất rắn, NXB ĐHQG TPHCM. 2. Nguyễn Xuân Chánh, Lê Băng Sương (2003), Vật lí với khoa học và công nghệ hiện đại, NXB Giáo dục.

3. VũĐình Cự (1996), Từ học, NXB KHKT.

4. VũĐình Cự, Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công Nghệ Nanô – Điều khiển đến từng phân tử, nguyên tử, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

5. Lê Công Dưỡng (1997), Vật liệu học, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Đức (2008), Vật liệu từ cấu trúc nanô và điện từ học spin, NXB

ĐHQG Hà Nội.

7. Nguyễn Phú Thuỳ (2003), Vật lý các hiện tượng từ, NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Vietsciences - Dạ Trạch, Chế tạo và ứng dụng hạt nano từ tính trong sinh học, Hội nghị Vật lý toàn quốc lần 6, 2005.

Tiếng Anh

9. Barry Williham Miller (2001), Synthesis and characterization of funtionalized

magnetite nanocomposite particles for targeting and retrival application. 10. Beck H.P, W. Eiser, W.Haberkorn (2001), R.J European Ceramic Soc,21, pp. 687.

11. Bejamin J.S (1970), Metall. Trans,1, pp. 2943.

12. M. Carmen Bautista, Orcar Bomati_ Miguel, Maria del Puerto Morales, Carlos J.Serna, Sabino Veintemilas_Verdaguer (2005), “Surface characterisation of dextran_ Coated iron oxide nanoparticle prepared by lases pyprolysis and coprecipitation.”

13. B.D. Cullity (1972), Introduction to Magnetic Materials, Addíon_ Wesley.

14. Davis, J.T.Rideal (1963), E.K.Interfacial Phenomena, Academic Press: New York.

15. Elena- Lorena Salabas (2004), Structural and magnetic investigations of magnetic nanoparticles and core-shell colloids, Der Universitat Duisburg.

16. A. Elster and Burdette (2001), Questions and Answer in Magnetic Resononce Imaging, St Loui, USA, Mosby.

17. Eva Liang- Huang Heintz (2004), Surface biological modification and cellular interactions of magnetic spinel ferrite nanoparticles, Georgia Institute of Technology 18. N.N. Ghosh, P.Pramanik (2001), Materials Science and Engineering, 16, pp. 113. 19. J.P. Jakubovics (1994), Magnetism and Magnetic Materials, 2nd ed, The Institute of Materials, Cambrridge.

20. D. Jiles (1991), Introduction to Magnetism and Magnetic Materials, 2nd ed; St. Edmundsbury Press, Suffolk.

21. Juha Halavaara (2002), Magnetic Resonance Imaging of Focal livers lessions: Characterization with the spin clock technique and detectability with tissue Specific contrast agents, Helsinki.

22. D.K. Kim, Y.Zhang, W. Voit, K.V.Rao, M.Muhammed (2001), Synthesis and characterization of sufactant_ Coated superparamagnetic monodispersed iron oxide nanoparticle.

23. C. Kittel (1946), Phys.Rev10, pp. 965.

24. L.D. Landau and E.M. Lifshitz (1982), Continuum electrodynamic, Nauka, Moscow.

25. M.S. Krakov (1993), Magnetic fluid, Oxford University press, New York.

26. R.C. OHandley, Modern Magnetic Materials (2000), Principles and Application; Wiley & Sone, Inc: New York.

27. Q.A. Pankhurst, J Connoly, S K Jones and J Dobson (2002), Application of magnetic nanoparticles in biomedicine.

28. M. Petrere, A.Gennaro, N.J. Burriesci Mat. Sci (1982),17,pp. 429. 29. M.J. Pitkethly, Nanotoday, 7(2004) 20.

30. R.S. Tebble, D.J. Craik (1969), Magnetic Materials, Wiley-Interscience, London. 31. Smit J, H.P.J.Wijn (1959), Ferrites, John Wiley and Sonj, New York.

32. K.S. Suslick, Ed. Ultra sound (1998), Its Chemical, Physical and Biological Effects; iley-VCH: New York.

33. K.S. Suslick (1990), Scien ce,247,1439.

34. Z.X Tang, C.M Klabunde, K.J Hadjipanayis ( 1991), G.C.J. Colloid Interface Sci,pp. 146,38.

PHỤ LỤC

Phụ lục 9: Ảnh SEM của mẫu LD2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổng hợp các hạt nanô từ có các lớp phủ polymer tương thích sinh học để ứng dụng trong y sinh học (Trang 81)