2.3. Thiết kế sơ đồ mạch nguyên lý
2.3.3. Khối chọn chuyển đạo
Hệ thống điện tim 12 chuyển đạo bao gồm 6 điện cực chi và 6 điện cực trƣớc ngực. Thông thƣờng, mỗi hệ thống điện tim chỉ đƣợc trang bị một mạch khuếch đại vi sai và các mạch ADC phía sau. Do đó, để có thể thu thập đƣợc tín hiệu từ tất cả các chuyển đạo, các tín hiệu cần đƣợc thu thập và xử lý phân chia theo thời gian. Khối chọn chuyển đạo thực hiện nhiệm vụ này. Khối chọn chuyển đạo là một chuyển mạch tƣơng tự. Trong sơ đồ này, khối chọn chuyển đạo đƣợc xây dựng dựa trên IC CD4051. Mạch này có 3 đầu vào A, B, C để lựa chọn và quyết định 1 trong 8 đầu vào đƣợc tích cực và nối đầu vào này với đầu ra chung. Chân INH là chân cho phép hoạt động của IC. IC sẽ hoạt động nếu chân này đƣợc đƣa xuống mức 0. Hình 2.4 là sơ đồ chân và bảng chân lý của IC
CD4051. Để xác định điện áp tại trung tâm quả tin, mạch nguyên lý tam giác Einthoven đƣợc thiết kế nhƣ trên hình 2.3. Điện áp tại nút giao của ba điện trở R15, R16 và R19 đƣợc xem là điện áp trung tâm của quả tim. Chân INH của CD4051 cũng đƣợc nối với mạch điều khiển để cho phép hoặc không cho phép các IC hoạt động.
Bằng cách điều khiển mức 0, 1 của các chân điều khiển A, B, C của CD4051 thì ta sẽ chọn đƣợc lần lƣợt từng chuyển đạo để đƣa vào xử lý. Bảng 1 thể hiện bảng chân lý của mạch chọn chuyển đạo.
Khi chân INH bằng 1, mạch cho phép chọn các chuyển đạo chi tƣơng ứng nhƣ trong bảng. Khi chân INH chuyển sang trạng thái 0, mạch sẽ chọn các chuyển đạo trƣớc ngực.
Hình 2.3. Mạch chọn chuyển đạo [7]
Hình 2.4. Sơ đồ chân và nguyên lý hoạt động của IC CD4051