Quá trình trích tin
Để giải mã thông tin đã được giấu trong ma trận G chúng ta cần tính b‟= SUM((GK)W) mod 2r, sau đó đổi giá trị b‟ thành dãy nhị phân gồm r bit có giá trị tương ứng và đó chính là dãy bit đã được giấu.
Ví dụ: với các ma trận W, K, G như hình 2.11 ta tính được thông tin giấu trong G: b‟= SUM((GK)W) mod 2r=> b‟ = 84 mod 16 = 4 = 0100(2)
2.5.5. Phân tích thuật toán
Thuật toán có thể giấu được r bit vào trong một khối mn với điều kiện là
1
2r mn và chỉ cần thay đổi nhiều nhất là 2 bit trên một khối. Như vậy, thuật toán này đã có cải tiến rất lớn so với những thuật toán chỉ giấu được một bit vào mỗi khối
Độ an toàn của thuật toán cũng rất cao thông qua hai ma trận dùng làm khoá để giải tin đó là ma trận trọng số và ma trận khoá. Như vậy độ bảo mật của thuật toán là:
2m*nCmn2r1(2r 1)!(2r 1)mn(2r1) (2.19)
Thuật toán này đương nhiên có thể áp dụng cho ảnh màu và ảnh đa cấp xám. Ta cũng sẽ sử dụng kỹ thuật chọn ra bit ít quan trọng nhất của mỗi điểm ảnh để xây dựng ma trận hai chiều các bit 0, 1 như trong thuật toán với ảnh đen trắng
Nếu áp dụng tốt thuật toán này cho ảnh màu thì có thể nói thuật toán đã đạt được yêu cầu cơ bản của một ứng dụng giấu tin mật đó là đảm bảo tính ẩn của thông tin giấu, số lượng thông tin giấu cao.
Chƣơng 3
KỸ THUẬT GIẤU TIN THUẬN NGHỊCH 3.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GIẤU TIN THUẬN NGHỊCH
Các kỹ thuật giấu tin trên ảnh số thường được thực hiện bằng cách thay đổi nội dung của ảnh gốc sao cho mắt người khó nhận ra sự thay đổi này. Tuy nhiên, ảnh gốc ban đầu không thể khôi phục lại được “nguyên vẹn” sau khi đã tách tin giấu. Trong một số lĩnh vực ứng dụng mà một thay đổi nhỏ có thể dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong quá trình ra quyết định cuối cùng như trong ảnh y tế, quân đội hoặc những lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng chuyên biệt khác, ... Trong những trường hợp này, đòi hỏi thuật toán giấu tin không những tách đúng thông điệp mà còn phải khôi phục “chính xác” ảnh gốc ban đầu. Các kỹ thuật giấu tin thỏa mãn yêu cầu khôi phục lại ảnh gốc sau khi tách tin được gọi là kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Reversible Data Hiding) [1].
Trong thời gian gần đây, giấu thuận nghịch nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Vào năm 2006, Zhicheng Ni, Yun-Qing Shi, Nirwan Ansari, and Wei Su đề xuất thuật toán giấu tin thuận nghịch NSAS dựa trên sự dịch chuyển histogram của ảnh [12] . Sau đó, Hwang và các đồng nghiệp đề xuất thuật toán giấu thuận nghịch HKC [13] là một cải tiến của NSAS. Hướng tiếp cận cho thuật toán giấu tin thuận nghịch dựa trên dịch chuyển histogram được nhiều nhà nghiên cứu khai thác, hình 3.1 minh họa histogram của một ảnh đa mức xám. Đối với ảnh màu, mỗi thành phần Red, Green, Blue có một histogram riêng và một histogram của độ sáng (luminance). Hình 3.2 thể hiện histogram của các thành phần Red, Green, Blue trong một ảnh màu, histogram độ sáng của ảnh này chính là histogram của ảnh xám tương ứng trong hình 3.2. Sau đây luận văn trình bày hai thuật toán tiêu biểu theo hướng này.