Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN CHĂN NUÔI MITRACO (Trang 42 - 46)

6 .Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn

chăn nuôi Mitraco

+ Chính sách sản phẩm:

Sản phẩm của công ty chủ yếu là heo thịt nên Công ty Cổ phần chăn nuôi Mitraco đã và đang nâng cao chất lượng sản phẩ,. Công ty không ngừng nỗ lực mang lại sự hài lòng đối với khách hàng. Công ty đề cao chất lượng sản phẩm mình cung cấp và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các lao động trong công ty, để khách hàng đến với công ty luôn cảm thấy thoả mãn bởi chất lượng sản phẩm là tiêu chí đánh giá sự uy tín của công ty trên thị trường.

+Chính sách giá: giá là một yếu tố cơ bản quyết định việc lựa chọn của khách hàng, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận. Để thu hút khách hàng, công ty đề ra các chương trình hỗ trợ giá cho các thương lái... chính những chính sách này đã giúp công ty thu hút không ít đối tác, khách hàng, giúp công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

+Chính sách về lao động :

Thực hiện các chính sách về nâng cao chất lượng lao động , nâng cao tay nghề của nhân viên từ đó giúp việc tăng gia sản xuất được vận hành một cách hợp lý và hiệu quả.

Thực hiện đãi ngộ tốt đối với lao động hoàn thành tốt và đóng góp chung cao cho sự phát triển của công ty.

2.3.1. Kết quả đạt được

+ Thứ nhất , trong hiệu quả tổng hợp :

Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triên, để có được quy mô và tồn tại cho đến nay, công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco đã trải qua cũng nhiều khó khăn, và gặt hái được một số thành công nhất định:

Tổng doanh thu của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco từ năm 2018-2020 tăng trưởng ổn định , năm 2020 doanh thu đạt lớn nhất trong lịch sử hình thành của công ty. Từ năm 2018 đến năm 2020 doanh thu tăng 58,12% . Doanh thu qua các năm của công ty tăng cho thấy sự nỗ lực của toàn thể công ty khi mà phải đối mặt với các đối thủ khác trên thị trường. Công ty đã tiến hành các hoạt động xúc tiến bán hàng như khuyến mãi, tiếp thị,… để tăng lượng hàng tiêu thụ, góp phần làm tăng doanh thu, giúp sản phẩm của công ty có chỗ đứng trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực kinh doanh.

Công ty đã đảm bảo được hoạt động chức năng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực và đã mang lại thu nhập cho công ty để chi trả cho các chi phí.. Đối với một công ty thành lập với thời gian chưa phải lâu thì đây là một điều khá đáng tự hào.

+ Thứ hai, trong hiệu quả bộ phận:

Nguồn vốn của công ty dù không ổn định qua các năm nhưng xét cả gia đoạn từ năm 2018-2020 thì có sự gia tăng đáng kể .Nhất là năm 2020, tăng 777,5 % so với năm 2018, công ty đã chủ động trong việc duy trì, huy động thêm vốn kinh doanh. Do dòng vốn từ trong nội bộ của công ty nên không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn từ ngân hàng, trong thời kỳ hiện nay thì để tiếp cận vốn vay của ngân hàng là rất khó, ngân hàng có những yêu cầu rất khắt khe vì thế nên công ty không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ nguồn vốn bên ngoài.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

+ Thứ nhất, tồn tại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng hợp

- Điều công ty thiếu vẫn là sự ổn định, năm 2019 là một năm rất khó khăn đối với công ty , các chỉ tiêu năm này giảm sút thấy rõ.

Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp không ổn định : Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư thường quan tâm khi có dự định bỏ vốn vào kinh doanh. Song các chỉ tiêu này của công ty lại không ổn định trong giai đoạn 2018 – 2020.

-Mặc dù doanh thu trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp tăng, tuy nhiên tỉ lệ tăng chi phí còn cao cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Khiến cho việc sử dụng chi phí chưa đạt hiệu quả cao. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cần tìm ra những yếu tố làm tăng chi phí để đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.

+ Thứ hai, tồn tại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh bộ phận :

Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh như: cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty; Nguồn nhân lực chưa theo kịp sự đổi mới tân tiến do số lượng còn hạn chế.v.v...thị trường và thị phần của công ty đã được mở rộng song công ty vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.

2.3.2Nguyên nhân

Có thể nói công ty còn tồn tại khá nhiều những hạn chế về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020 và đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Hạn chế này được xuất phát từ nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Về nguồn vốn: Công ty chưa có những biện pháp quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh. Việc sử dụng nguồn vốn còn diễn ra một cách lãng phí, thiếu tính khoa học. Công tác quản lý nguồn vốn chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn lỏng lẻo, phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý.

+ Về chi phí: Quản lí chỉ phí đầu vào chưa chặt chẽ. Để thu được nhiều lợi nhuận thì việc giảm chi phí cũng rất quan trọng nhưng công ty chưa có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí: chi phí bỏ ra ngày càng tăng cao mà doanh thu đem lại thì tăng không đáng kể. Năng lực quản lý chi phí của công ty chưa tốt, còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp cụ thể để tối thiểu hoá chi phí kinh doanh. Điều này làm cho việc mở rộng quy mô kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Về nguồn lao động: Việc sử dụng lao động của công ty chưa hợp lý là do công tác tuyển dụng vẫn chưa gắn sát với thực tế. Công tác đào tạo và giám sát lao động còn chưa chặt chẽ, không đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của từng lao động dẫn đến việc sắp xếp bố trí không đúng nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn, làm cho hiệu quả sử dụng lao động không cao.

+ Chưa có chính sách marketing, xúc tiến thương mại phù hợp. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được về nhu cầu, giá thành sản phẩm của công ty. Công ty chưa hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên chưa có mức đầu tư hợp lý. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng.

- Nguyên nhân khách quan

+ Quá trình hội nhập của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn này, Công ty phải cạnh tranh nghiệt ngã, khốc liệt với các tập đoàn chăn nuôi lớn trong nước.

+Với xu hướng giảm dần tiêu thụ thịt lợn nóng chuyển sang thịt lợn lạnh của người Việt và lượng thịt lợn nhập ngoại ngày càng tăng với giá rẻ hơn sẽ gây áp lực rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu sang các nước còn rất khó khăn và không ổn định.

+ Trong tình hình đại dịch nguồn thuốc thú ý , và nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi đều nhập khẩu khó khăn , nên việc giá thành các sản phẩm đầu vào tăng cao cũng ảnh hưởng mạnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty.

+ Các trang trại sản xuất của Công ty hoạt động rộng khắp toàn tỉnh, trong khi bệnh dịch tả lợn Châu phi vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp mà vẫn chưa có thuốc, vắc xin điều trị gây nên áp lực dịch bệnh nặng nề, Công ty phải tăng cường công tác phòng chống dịch bảo vệ an toàn đàn lợn, tiêu tốn lượng chi phí vôi, thuốc khủ trùng, thuốc phòng dịch lớn, phải cấm trại 100% làm tăng chi phí kèm theo ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.

+ Nằm trên địa phận Hà Tĩnh thuộc dải đất miền Trung nên rủi ro khác như thiên tai, bão lũ cũng ảnh hưởng tới Công ty là rủi ro bất khả kháng có thể gây thiệt hại cho tài sản, con người và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN CHĂN NUÔI MITRACO (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)