Thực trạng trích dẫn tài liệu của sinh viên

Một phần của tài liệu MÔN HỌC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO KIỂU APA6 (Trang 39)

Đa phần các bài tiểu luận, luận văn của sinh viên đều không tránh khỏi đạo văn, điều này xuất phát từ việc không biết cách trích dẫn tài liệu đúng cách. Ví dụ như việc sao chép bất kì văn bản nào, không bao gồm dấu ngoặc kép và cung cấp thông tin nguồn trích dẫn cho bài luận văn đúng cách sẽ bị cho là đạo văn. Hơn nữa, điều này gặp phải ở nhiều sinh viên hơn vì một người có thể nghĩ rằng một số thông tin nhất định là kiến thức phổ biến, còn người khác có thể không, dẫn đến việc không cung cấp thông tin không phải kiến thức phổ biến và không cung cấp trích dẫn nên đã gây ra nhiều rắc rối cho sinh viên. Bên cạnh đó, để trích dẫn tài liệu đúng cách và không bị đạo văn thì khi thực hiện nghiên cứu và ghi chép sinh viên phải đảm bảo rằng mọi ghi chú đều đi kèm với các tài liệu tham khảo chính xác và những ghi chú đó cung cấp sự trình bày chính xác về ý tưởng của tác giả nếu bạn có ý định sử dụng nó trong tác phẩm hoặc luận văn của mình. Các quy chuẩn của trích dẫn tài liệu tham khảo rất đa dạng, mỗi giáo viên sẽ áp dụng hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo khác nhau. Vậy nên sinh viên cần tìm hiểu phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo của giáo viên quy định để sử dụng cho đúng, tránh đạo văn trong tác phẩm của mình.

Trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các bài tiểu luận, luận văn của sinh viên như là làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu khác bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo còn giúp chứng minh rằng tác phẩm của sinh viên có cơ sở thực tế. Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận của sinh viên.

Một phần của tài liệu MÔN HỌC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO KIỂU APA6 (Trang 39)