Nâng cao hiệu quả khai thác thị trường cho hàngnông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 94 - 98)

3.3.3 .Giải pháp về chính sách xuất khẩu nông sảnngành trồng trọt

3.3.5. Nâng cao hiệu quả khai thác thị trường cho hàngnông sản xuất khẩu

“* Tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống, quen thuộc để giữ được tính ổn định trong XKHNS.

Thị trường truyền thống của Yên Bái như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philippin… tiêu thụ chủ yếu các loại nông sản chế biến thô, mà ở chủng loại mặt hàng này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế cần có cơ chế điều hành giá cũng như trong đàm phán ký kết hợp đồng hợp lý để duy trì những bạn hàng đó. Nên phát huy mối quan hệ làm ăn truyền thống lâu dài sẵn có với các đối tác này.

Để làm được điều này thì khi xuất khẩu một mặt hàng nông sản sang thị trường nào, các Doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ về thị trường đó, để từ đó có những đối sách cụ thể đối với từng thị trường mình xuất khẩu sang cho đúng. Cụ thể:

- Đối với thị trường Trung Quốc: Các Doanh nghiệp nên tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc thị trường Trung Quốc, bằng cách xuất thêm nhiều loại nông sản mới. Nếu như trước đây chỉ xuất khẩu chè, quế và táo mèo, thì nay có thêm gạo nếp cái hoa vàng, tinh bột sắn vừa mang lại hiệu quả cao và giảm được rủi ro. Và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng này sang một số nước khác như Singapore, Malaysia…

- Đối với thị trường Nhật Bản:

+ Cần ổn định và nâng cao chất lượng cũng như tính đồng nhất của sản phẩm hàng xuất khẩu. Ngoài việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm, tránh để tồn tại tình trạng lẫn lộn sản phẩm hư, dị vật thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần lưu ý về nhãn mác (quan trọng nhất là thông tin chi tiết của nhà nhập khẩu và tên gọi, nguồn gốc của sản phẩm), giấy chứng nhận y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm cần được dịch sang tiếng Nhật. Nên khẳng định rõ catalogue giới thiệu đầy đủ về các

sản phẩm nông sản, khả năng cung cấp là bao nhiêu, thời gian giao hàng, giá bán, ... cho các doanh nghiệp Nhật Bản rõ.

+ Tận dụng lợi thế cạnh tranh từ hiệp định FTA, các hàng NSXK của nước ta sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn để có sự cạnh tranh về giá với hàng nông sản đối với các nước khác.

+ Cần tìm hiểu thêm thông tin về các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như lưu ý về các quy định trong Luật Nhập khẩu của nước này, nhất là các mặt hàng cấm (Chẳng hạn dưa hấu được sản xuất trong nước đã đủ nhu cầu tiêu dùng nên được xếp vào hàng cấm nhập khẩu. Cũng có khi một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu vì phía Nhật Bản chưa kiểm định được chất lượng, chẳng hạn gạo nhập từ Trung Quốc. Mức thuế nhập khẩu khi hàng vào Nhật Bản cũng khá cao, chẳng hạn đối với chuối là 45%, với dứa, bơ, ổi đều 30%, với thanh long lên tới 45%). Bằng cách nên tạo mối quan hệ trực tiếp với đối tác Hàn Quốc hoặc thông qua đại lý tin cậy của họ để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn của ngành hàng, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm, cách thông quan hàng XK nhanh...

- Đối với thị trường Đài Loan: Để mở rộng thâm nhập vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp XKHNS phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bằng cách, các doanh nghiệp này cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu thị trường, và phải tự ý thức trong việc quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh.

- Đối với thị trường Lào: Để hàng hóa nông sản của các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và chiếm được sự tin dùng của người dân Lào, các doanh nghiệp XKHNS cần tích cực nghiên cứu tiếp cận thị trường, bằng cách lập các kênh phân phối hàng của doanh nghiệp trên đất Lào, để đưa được những mặt hàng có chất lượng đến với người tiêu dùng nước Lào.

- Đối với thị trườngCampuchia: đối với thị trường Campuchia, doanh nghiệp XKHNS cũng cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo và cải tiến bao bì, mẫu mã…Nếu thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng, mẫu mã, hàng Việt Nam

hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với sản phẩm các nước khác và giành vị thế dẫn đầu tại thị trường đầy tiềm năng này.

- Đối với thị trường Malaysia: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bởi một hạn chế lớn trong các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam XKHNS nói chung là phẩm chất không đồng đều so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.

* Tranh thủ triệt để những cơ hội tiếp xúc, thu thập thông tin thị trường từ các tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài đến thăm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang thực hiện tích cực hơn nữa trong việc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại Việt Nam và cả quốc tế như hội chợ hàng nông sản quốc tế ở Singapore vừa qua, để qua đó giới thiệu sản phẩm và tên tuổi của doanh nghiệp cho các bạn hàng được rõ hơn.

* Tăng cường công tác dự báo thị trường nông sản quốc tế, củng cố và mở rộng hệ thống thông tin thị trường để kịp thời điều hành hoạt động XKHNS hợp lý và hiệu quả. Đây cũng là biện pháp quan trọng để hạn chế những sai lầm mắc phải trong việc điều hành XKHNS.

* Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường nhập khẩu và khai phá thị trường mới. Trong những năm qua việc thiết lập các mối quan hệ với các thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề cần phải được điều chỉnh và hoàn thiện tiếp. Do vậy các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để duy trì và mở rộng thị trường hơn nữa. Chẳng hạn: Để tránh tình trạng làm mất đi các mối quan hệ làm ăn bên cạnh việc tích cực giữ vững và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, một mặt các doanh nghiệp vẫn phải giữ khách hàng với những đơn hàng kể cả có giá trị nhỏ, một mặt có những ưu đãi hợp lý cho khách hàng như thực hiện khuyến mại cho khách hàng, giảm giá hàng bán, chiết khấu về số lượng và giá trị cho những đơn hàng lớn hoặc những bạn hàng lâu năm.”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ nội dung của Chương 1 phần cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn kết hợp vớiChương 2 thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với XKNS ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đưa ra những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XKNS ngành trồng trọt Chương 3, qua nghiên cứu nội dung Chương 3 đã làm rõ được những nội dung sau:

- Từ bối cảnh trong nước và quốc tế đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ mà tỉnh cần thực hiện trong thời gian tới.

- Đề xuất một số các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với XKNS ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)