TT Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Đạt được mục tiêu của dự án 46 100,00 2 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội 45 97,83 3 Đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường 40 86,96 4 Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả 35 76,09 5 Tăng doanh thu cho đơn vị 46 100,00 6 Thu hút lao động địa phương 30 65,22 7 Nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên 30 65,22
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Đối với các tổ chức được phỏng vấn, hiệu quả sử dụng đất là phải đạt được mục tiêu của dự án chiếm tới 46/46 tổ chức lựa chọn; 46/46 tổ chức cho rằng hiệu quả sử dụng đất gồm đạt được mục tiêu của dự án và góp phần phát triển kinh tế xã hội, chiếm 100%; đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường chiếm 88,89% ý kiến; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả chiếm 77,78 %; Tăng doanh thu cho đơn vị chiếm 100%; Thu hút lao động địa phương chiếm 66,67%; Nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức nhân viên chiếm 66,67%.
Qua những ý kiến trên ta thấy mục đích lớn nhất của các tổ chức là đạt được mục tieu của dự án, đạt được hiệu quả về kinh tế cho tổ chức, sau đó mới đến giải quyết công việc của địa phương, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Hiệu quả sử dụng đất chưa được quan tâm đúng đắn trên nhiều phương diện là phát triển kinh tế- xã hội – môi trường; hay nói cách khác chưa thực sự phát triển bền vững trên nhiều mặt.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA CÁC TỔ
CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.1. Quan điểm và định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai của các tổ chức sử dụng đất
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức nói riêng trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật đất đai, có hiệu quả tạo được niềm tin trong nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác giao đất, cho thuê đất trong những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh với UBND thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố. Các cấp, ngành đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi đất, giao đát, cho thuê đất đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Dự án qảng trường Hùng Vương và trung tâm dịch vụ tổng hợp; Dự án đường Thụy Vân – Thanh Đình – Chu Hóa; Dự án đường và hạ tầng hai bên đường Nguyễn Tất Thành; DA Khu du lịch Văn Lang; Dự án đường và hạ tầng hai bên đường Vũ Thê Lang; Dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ…. Công tác thu hồi đất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các dự án góp phần tích cực tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên điạ bàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh năm sau cao hơn năm trước.
Công tác giao đất cho thuê đất có được kết quả như trên phải nói đến sự thành công và hiệu quả của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (cơ
chế một cửa và một cửa liên thông) của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc làm thủ tục xin giao đất, thuê đất. Do công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả đã góp phần đảm bảo được an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn định, tăng thu ngân sách cho tỉnh, giải quyết được việc làm ổn định cho nhiều lao động chưa có việc làm ở thành thị cũng như nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác giao đất,
cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế nói riêng những năm gần đây đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm đúng mức,+ đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai rất đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú như: Thông qua các trên phương tiện thông tin đại chúng bằng hình thức trên báo, đài tuyền hình (đăng tin chuyên mục về TNMT), các hội nghị chuyên đề, trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng chính sách ở các vùng sâu, vùng xa, mở các lớp tập huấn đến lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở cấp xã, phường, thị trấn, đặc biệt tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới tận nhân dân ở Tổ dân phố, Thôn, Xóm các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân để nhân dân nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riềng. Đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngoài việc tuyên truyền, phổ biến như trên hàng năm UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường còn tổ chức 02 đến 03 buổi gặp mặt, tổ chức tập huấn chuyên đề đối với các Doanh nghiệp để truyền tải hướng dẫn các văn bản chính sách pháp luật mới đến từng Doanh nghiệp; đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp, kiến nghị của Doanh nghiệp để cùng nhau phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc của Doanh nghiệp tạo điều kiện cho DN phát triển ổn định có hiệu quả, từ đó đã tạo được bầu không khí thân thiện, gần gũi giữa DN với các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh ngày càng bền vững góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua. Thành phố Việt Trì cũng đã trang bị cho nhân dân và doanh nghiệp những kỹ năng cơ bản để phục vụ việc sử dụng, khai thác các tiện ích, các hệ thống thông tin được cung cấp công khai trên internet, tạo sự chủ động, tích cực tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, giao dịch với cơ quan nhà nước trên môi trường Internet. Có thể thấy kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố Việt Trì đã cơ bản hoàn tất, chất lượng đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang, đẹp đẽ, kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, các công trình cao tầng là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lượng cao và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế văn hoá, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ, tạo sức hút các nhà đầu tư trên quỹ đất mở rộng, đáp ứng những tiêu chí phát triển đô thị bền vững.
Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố được Nhà nước giao, cho thuê còn một số tồn tại như sau:
Bên cạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả thì việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức được giao đất, thuê đất cũng từng bước được năng cao, đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật. Cơ bản các tổ chức đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng quỹ đất được giao, được thuê. Nhiều đơn vị đã bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…phụ trách, thực hiện việc chấp hành pháp luật tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng (số Doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về tài nguyên môi trường chiếm khoảng 20%) do đó chất lượng tham mưu trong
lĩnh vực đất đai cho Thủ trưởng đơn vị trong lĩnh vực đất đai đã có hiệu quả rõ rệt được như : Cơ bản các tổ chức đã làm đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định, sử dụng đất đúng diện tích, đúng tiến độ ghi trong dự án, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, nộp đầy đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ khác với nhà nước; đặc biệt đã cơ bản khắc phục được tình trạng cho mượn đất để làm nhà ở, bỏ hoang hoá, hoặc sử dụng không có hiệu quả, không tiết kiệm...Đặc biệt đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với chính quyền sở tại và nhân dân địa phương; hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân sở tại do đó đã giúp cho các tổ chức sản xuất ngày càng ổn định, có hiệu quả.
Bên cạnh những mặt ưu điểm đã nêu ở trên trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng vẫn còn một số mặt tồn tại như:
Đối với cấp quản lý : Do cơ chế chính sách, pháp luật đất đai có nhiều lại thay đổi thường xuyên đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn nói chung và công tác giao đất, cho thuuê đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố nói riêng, đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước giao đất cho thuê đất liên tục thay đổi, nhiều nội dung chưa phù hợp thực tế, chưa cụ thể gây nhiều bất cập cho việc thực hiện dẫn đến phát sinh nhiều khiếu kiện trong nhân dân đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài nhiều Do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giao đất cho thuê đất, cũng như tiến độ thực hiện các dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các tổ chức như: Mất cơ hội thu hút nguồn vốn, thị trường tiêu thụ, sự cạnh tranh…. Bên cạnh nguyên nhân do cơ chế chính sách thay đổi còn có cả nguyên nhân của cơ quan quản lý như: Công tác giao đất, cho thuê đất còn có những trường hợp chậm trễ không đáp ứng được thời gian, việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho tổ chức còn chậm, quá trình tác nghiệp còn sai sót, thiếu chính xác dẫn đến phải
sửa đổi, điều chỉnh các thủ tục hành chính; năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm còn có tình trạng nhũng nhiễu mưu lợi cá nhân gây phiền hà, sách nhiễu cho người có đất bị thu hồi và các đối tượng xin giao, thuê đất…
Diện tích đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất không trùng với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá thấp, khả năng chuẩn hóa dữ liệu để quản lý bằng phần mềm chuyên ngành còn gặp rất nhiều khó khăn,...
Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cục trong quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.
Các chủ đầu tư sau khi được giao đất đã tích cực trong công tác bồi thường GPMB, sử dụng đất có hiệu quả, quan tâm đến chính sách tạo việc làm cho người mất đất. Nhiều khu đô thị mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo quỹ đất đáp ứng nhu cầu đất ở của địa phương, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Đối với các tổ chức sử dụng đất: Bên cạnh những tồn tại của công tác quản lý như đã trình bày ở trên, thì cũng còn không ít những tồn tại của các tổ chức được giao đất, thuê đất được thể hiện ở các dạng sau: Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chính sách pháp luật đất đai, về trách nhiệm của người sử dụng đất, còn mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật như: Không làm đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định, sử dụng đất sai mục đích, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục theo quy định, nhằm mục đích giữ đát và trốn thuế thu nhập, lệ phí trước bạ. Một số doanh nghiệp không có vốn để đầu tư thực hiện dự án đã làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định cho doanh nghiệp khác nhưng Doanh nghiệp đó chỉ là hình thức để đảm bảo tính pháp lý còn thực tế là do một Doanh nghiệp khác nhận chuyển nhượng. Thực tế hiện nay
tình trạng chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đúng pháp luật xảy ra khá phổ biến thường núp dưới hình thức liên doanh, liên kết, cho thuê mặt bằng, nhà xưởng…vẫn còn nhiều tổ chức sử dụng vượt diện tích được giao nhưng không làm thủ tục theo quy định, bỏ hoang hoá hoặc sử dụng không có hiệu quả… một số tổ chức tiến độ sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn hoặc đầu tư cầm chừng để giữ đất chờ có cơ hội là chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác để kiếm lời dưới các hình thức liên doanh hoặc cho thuê địa điểm, nhà xưởng và tài sản khác trên đất (đặc biệt là các dự án về khai thác chế biến khoáng sản là lĩnh vực có lợi nhuận cao) …đã gây dư luận xấu trong nhân dân, dẫn đến phải xử lý thu hồi quyết định cho thuê đất hoặc thu hồi giấy phép đầu tư. Đồng thời không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước như: nộp tiền thuê đất, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt gây bức trong nhân dân
Bên cạnh các đơn vị, tổ chức phát huy được hiệu quả sử dụng đất, còn có một số đơn vị (chủ yếu là đơn vị thuê đất ý thức chấp hành pháp luật về đất đai chưa cao, chưa thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất, sử dụng đất chưa hiệu quả; triển khai dự án chậm; sử dụng đất sai mục đích . . . Một số doanh nghiệp sử dụng đất do lịch sử để lại nên sử dụng đất chưa hiệu quả, còn để lãnh phí, không xác định được chính xác diện tích và ranh giới đất đang quản lý, sử dụng, đặc biệt là đất của các tổ chức có nguồn gốc từ các Nông lâm trường quốc doanh. Tiến độ hoàn thành của một số dự án vẫn chậm so với tiến độ ghi trong dự án, chủ yếu là do vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, hoặc do nguyên nhân khác như chủ đầu tư chưa tập trung đầu tư dứt điểm, hay chủ đầu tư không triển khai thực hiện . . . gây dư luận không tốt trong nhân dân, dẫn đến có trường hợp phải thu hồi quyết định, thu hồi đất.