Phân loại DNNVV tại tỉnhPhú Thọ giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 53)

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm TĐPT BQ (%) 2014 2015 2016 2017 2018 Số DNNVV thực tế hoạt động 2.184 2.395 2.827 3.287 3.751 114,48

Phân loại theo quy mô

- Doanh nghiệp siêu nhỏ 1.179 1.319 1.445 1.672 1.900 112,67 - Doanh nghiệp nhỏ 792 857 1.067 1.142 1.219 111,38 - Doanh nghiệp vừa 213 219 315 473 632 131,25

Phân loại theo loại hình doanh nghiệp

- Công ty hợp danh 3 3 5 6 6 118,92

- Doanh nghiệp tƣ nhân 220 271 316 330 338 111,33 - Công ty trách nhiệm

hữu hạn 1.244 1.371 1.635 1.849 2.155 114,72

- Công ty cổ phần 717 750 871 1.102 1.252 114,95

Phân loại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

- Nông lâm nghiệp, thủy

sản 25 28 36 40 45 115,83

- Công nghiệp và xây

dựng 763 758 812 955 1.099 109,55

- Thƣơng mại và dịch vụ 1.396 1.609 1.979 2.292 2.607 116,90

Nguồn. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2015-2019; Sở KH&ĐT tỉnh Phú Thọ, 2019

Giai đoạn 2014-2018, tỉnh Phú Thọ đạt đƣợc sự phát triển ấn tƣợng về số lƣợng doanh nghiệp trong ngành thƣơng mại và dịch vụ. Ngành này có tốc độ tăng trƣởng hàng năm 16,9% và số lƣợng doanh nghiệp tăng 1,87 lần (tƣơng ứng 1.211 doanh nghiệp) trong giai đoạn 2014-2018. Số lƣợng doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ tăng từ 1.396 doanh nghiệp năm 2014 (chiếm tỷ trọng tƣơng ứng 67,18%) lên 2.607 doanh nghiệp năm 2018 (chiếm tỷ trọng tƣơng ứng 69,5%).

Hình 2.3. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động phân theo quy mô giai đoạn 2014-2018

Số lƣợng doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2014-2018, bình quân tăng 15,83%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp ngành này trong tổng số DNNVV là rất nhỏ và chuyển dịch không đáng kể, từ 1,15% năm 2014 lên 1,2% năm 2018. Điều này cho thấy dù tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản, nhƣng ngành này vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều DNNVV tham gia.

Số lƣợng DNNVV trong ngành công nghiệp và xây dựng có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2014-2018, bình quân tăng 9,55%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trong tổng số DNNVV lại có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng giảm, từ 35,15% năm 2014 xuống 29,3% năm 2018 (Hình 2.4). Kết quả phân tích cho thấy các DNNVV đang có xu hƣớng dịch chuyển mạnh sang các ngành thƣơng mại và dịch vụ, có sự chuyển dịch nhẹ sang ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.

53.984 55.073 51.114 50.867 50.653 36.264 35.783 37.743 34.743 32.498 9.753 9.144 11.143 14.390 16.849 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 DN vừa DN nhỏ DN siêu nhỏ

Hình 2.4. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động giai đoạn 2014-2018 phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Theo loại hình doanh nghiệp (hình thức pháp lý khi đăng ký kinh doanh), số lƣợng các DNNVV đều tăng trong giai đoạn 2014-2018. Tỷ trọng của doanh nghiệp hoạt động theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần chiếm gần 90% tổng số DNNVV đang hoạt động. Năm 2014 có 56,96% doanh nghiệp đang hoạt động dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, đến năm 2018, loại hình doanh nghiệp này là 57,45% (Hình 2.5). Đối với loại hình công ty cổ phần, số lƣợng doanh nghiệp tăng từ 717 doanh nghiệp năm 2014 lên 1.252 doanh nghiệp năm 2018, tƣơng đƣơng tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp này tăng từ 32,83% năm 2014 lên 33,38% năm 2018. Số lƣợng các công ty hợp danh đã tăng từ 3 năm 2014 lên 6 năm 2018, cho dù số lƣợng còn rất khiêm tốn (tỷ trọng chỉ hơn 1%). Điều này cho thấy sự chuyển biến về mô hình hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018, trong đó có sự tăng trƣởng rõ tệt của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và sự phát triển bƣớc đầu về mô hình công ty hợp danh. Có thể nói, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các DNNVV cần ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 35.145 31.649 28.723 29.054 29.299 64.302 67.182 70.004 69.729 69.501

Hình 2.5. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động giai đoạn 2014-2018 phân theo loại hình

2.2.3. Tình hình giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong gia đoạn 2014-2018, số DNNVV đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hƣớng tăng nhanh, năm 2014 chỉ có 51 doanh nghiệp, đến năm 2018 đã tăng lên 206 doanh nghiệp, bình quân tăng 41,77%/năm; số DNNVV phá sản, giải thể cũng tăng bình quân 20,05%/năm, từ 26 doanh nghiệp năm 2014 và 54 doanh nghiệp năm 2018 (Hình 2.6).

Hình 2.6. Số DNNVV giải thể, tạm ngừng hoạt động trong giai đoạn 2014-2018

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 10.073 11.315 11.178 10.040 9.011 56.960 57.244 57.835 56.252 57.451 32.830 31.315 30.810 33.526 33.378

Công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần

0 50 100 150 200 250 2014 2015 2016 2017 2018 51 91 124 152 206 26 37 43 40 54 Số DNNVV đăng ký tạm ngừng hoạt động Số DNNVV phá sản, giải thể

Tính riêng năm 2018, toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 54 doanh nghiệp, tăng 35% (tƣơng ứng 14 doanh nghiệp) so với cùng kỳ, trong đó có 38 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 70,4%), 10 công ty cổ phần và 5 doanh nghiệp tƣ nhân. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 206 doanh nghiệp, tăng 34,6% cùng kỳ, trong đó có 135 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 65,5%), 50 công ty cổ phần (chiếm 12,1%), 21 doanh nghiệp tƣ nhân (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2019). Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, khấu hao thu hồi vốn cao, không kiểm soát đƣợc giá đầu vào và giá đầu ra, một số khoản chi phí dịch vụ, thuê chuyên gia, thuê tƣ vấn chƣa hợp lý,... Điều này cho thấy, cần có những giải pháp chiến lƣợc cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tóm lại, trong giai đoạn 2014-2018, số lƣợng DNNVV tăng trƣởng khá nhanh (bình quân 10,78%/năm) và chiếm tỷ trọng cao (93% - 94%) trong tổng số doanh nghiệp đăng ký lũy kế của tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có xu hƣớng chuyển dịch từ loại hình doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sang loại hình doanh nghiệp vừa, có sự chuyển dịch theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn và sự phát triển bƣớc đầu về mô hình công ty hợp danh. Tuy nhiên, Tác giảcho rằng sự tăng trƣởng DNNVV là chƣa ổn định và bền vững, tỷ trọng DNNVV thực tế hoạt động trên địa bàn còn thấp và khoảng cách về số lƣợng giữa DNNVV đã đăng ký kinh doanh với DNNVV thực tế đang hoạt động ngày càng lớn. Các DNNVV chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực sản xuất. Môi trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, thách thức. Vậy, tỉnh Phú Thọ cần làm gì để phát huy hiệu quả nội lực của khối DNNVV và đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020 có trên 8 nghìn doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động có lãi đạt trên 70% đã đặt ra trong Kế hoạch 2363/KH-UBND.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bàn tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phú Thọ là một trong những địa phƣơng rất tích cực trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình, đề án nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ tạo tiền đề, điều kiện phát triển các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản chỉ đạo của tỉnh để thực hiện “Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả nghị quyết số 35/nq-cp ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.”

Trong giai đoạn 2014 - 2018, Phú Thọ đã đƣa vào thực hiện nhiều quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án lớn liên quan đến DNNVV nhƣ Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020,… Ngoài ra, Tỉnh uỷ Phú Thọ đã ban hành Chƣơng trình hành động về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế tƣ nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. UBND tỉnh đã và đang quan tâm chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc; quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ theo tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật đồng thời giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp. Ban hành 04 Kế hoạch hành động Thực hiện 04 Nghị quyết số 19 của Chính phủ và nhiều văn bản về những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh và tích cực chỉ đạo thực hiện; với những nỗ lực đó Chỉ số cải cách hành chính, chỉ số PCI những năm gần đây đƣợc cải thiện nhiều. Đây là một căn cứ quan trọng để cấp uỷ, chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, hội nhập trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của kinh tế cả nƣớc.

Bảng 2.5. Các văn bản tỉnh Phú Thọ ban hành liên quan đến DNNVV giai đoạn 2014-2018

Văn bản Ngày/tháng/năm Trích yếu

Quyết định số 1290/QĐ-UBND

10/6/2014 Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2020” Nghị quyết số

15/2014/NQ- HĐND

15/12/2014 Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2015-2020

Kế hoạch

2346/KH-UBND

15/6/2016 Về Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 Quyết định số

1/QĐ-UBND

29/6/2016 Về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, trên địa bàn tỉnh phú thọ

Kế hoạch số 3406/KH-UBND

12/8/2016 Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 Văn bản

5340/UBND- KTTH

22/11/2016 Về việc tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp

Kế hoạch hành động số

663/KH-UBND

28/02/2017 Về thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hƣớng đến năm 2020

Văn bản Ngày/tháng/năm Trích yếu

Văn bản 1531/UBND- KTTH

19/4/2017 Về thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017

Nghị quyết số 25-NQ/TU

03/5/2017 Về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Văn bản 1726/UBND- KTTH

04/5/2017 Về việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh

Kế hoạch số 2363/KH-UBND

08/6/2017 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Kế hoạch

5321/KH-UBND

23/11/2017 Về Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020, định hƣớng đến năm 2025

Kế hoạch số 2249/KH-UBND

31/5/2018 Kế hoạch hành độngTriển khai Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Phú Thọ năm 2018 và những năm tiếp theo

Văn bản

1915/UBND-TH

14/5/2018 Về thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018

Kế hoạch

5628/KH-UBND

07/12/2018 Về triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025, giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019

Trên cơ sở các quy hoạch đƣợc phê duyệt, tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai thực hiện bằng các chƣơng trình hành động, kế hoạch, đề án đƣợc ban hành tới các cấp địa phƣơng, phân công rõ trách nhiệm của các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện gắn với việc giám sát, kiểm tra. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh còn ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách cụ thể đối với việc thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại hình thị trƣờng trên địa bàn.

Chính quyền các cấp đã tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình hành động, đề án nhằm tạo tiền đề, điều kiện, định hƣớng để các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng phát triển. Việc gia tăng số lƣợng, chất lƣợng các DNNVV trong giai đoạn 2014-2018 (Bảng 3.3) góp phần thể hiện vai trò quản lý ngày càng lớn đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.

Việc định hƣớng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống DNNVV liên tục đƣợc hoàn thiện song song với tiến trình đổi mới và ngày càng tiếp cận thông lệ quốc tế nhƣng hệ thống này còn thiếu tính đồng bộ, chƣa đầy đủ. Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả trƣng cầu ý kiến của các nhà quản lý và lãnh đạo DNNVV. Vẫn có 15% ý kiến cho rằng hệ thống văn bản định hƣớng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống DNNVV là chƣa phù hợp. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do một số đơn vị chƣa nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, chƣa coi đó là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình nên thiếu sự quan tâm đúng mức; quy trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản chƣa đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh; đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản chƣa đáp ứng yêu cầu.

2.3.2. Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc tổ chức đăng ký kinh doanh, hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh,phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp luôn đƣợc tỉnh Phú Thọ quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cần và thực thi một cách có hiệu quả.

Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng tích cực xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)