Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp đánh giá đặc điểm tài nguyên rừng tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa:
- Kế thừa số liệu các kết quả nghiên cứu về diện tích rừng, các trạng thái rừng, trữ lƣợng, chất lƣợng, tài nguyên động thực vật rừng, sử dụng số liệu từ phần mềm theo dõi diễn biến rừng FORMIS. Kết quả thu thập đƣợc tổng hợp vào các bảng 2.1; 2.2
- Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đề tài tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng là Cán bộ huyện Thƣờng Xuân, cán bộ các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lƣơng Sơn, cán bộ thôn thuộc các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân các nội dung phỏng vấn theo Phiếu biểu tại phụ lục 2.1; 2.2; 2.3. Số lƣợng, thời gian phỏng vấn cán bộ các cấp tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lƣợng, thời gian phỏng vấn thực địa tại huyện Thƣờng Xuân S TT Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng Thời gian phỏng vấn 1 Cán bộ huyện 3 ½ ngày 2 Cán bộ xã 6 01 ngày 3 Cán bộ thôn 6 01 ngày Tổng 15 2,5 ngày
Các số liệu, thông tin về diện tích rừng, các trạng thái rừng, trữ lƣợng, chất lƣợng, tài nguyên động thực vật tại huyện Thƣờng Xuân thu thập đƣợc tổng hợp, phân tích và đánh giá và đƣợc sử dụng làm tƣ liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài
2.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung “Nghiên cứu thực trạng công tác QLBVR tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
- Kế thừa các thông tin, tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp nhƣ: Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc các cấp về rừng và đất lâm nghiệp những nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng đang áp dụng tại huyện Thƣờng Xuân.
- Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng là Cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ thôn (bản), sự phối hợp của
ngƣời dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Thƣờng Xuân. Phỏng vấn theo Phiếu, biểu tại phụ lục 2.1; 2.2 và 2.3.
+ X c địn dun lượn mẫu đ ều tra
Xác định dung lƣợng mẫu không lặp lại theo công thức sau:
Trong đó: + n: Số hộ cần điều tra
+ N: Tổng số hộ của xã điều tra + d: Sai số mẫu (10%)
+ u: Hệ số tin cậy của phân bố chuẩn (u=1,96) + S²: Phƣơng sai mẫu S² =0,25
Từ công thức trên, có số lƣợng các hộ cần phỏng vấn đƣợc ghi vào biểu 2.2:
Bảng 2.2 Số lƣợng, thời gian phỏng vấn ngƣời dân S
TT Xã Thôn(Bản) Số lƣợng Thời gian
phỏng vấn
1 Bát Mọt Bản Vịn 15 02 ngày 2 Bát Mọt Bản Đục 10 02 ngày 3 Yên Nhân Bản Khong 11 02 ngày 4 Yên Nhân Bản Lửa 10 02 ngày 5 Vạn Xuân Bản Khắm 9 01 ngày 6 Vạn Xuân Bản Quạn 12 02 ngày
Tổng 67 11 ngày
* Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel 2007 để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và phân tích sự phụ thuộc vào tài nguyên, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế của ngƣời dân.
2.4.3. Phương pháp sử dụng cho nội dung “Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới công tác QLBVR tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”:
- Kế thừa các thông tin, tài liệu về các nguyên nhân ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng nhƣ số lƣợng, nguyên nhân, thiệt hại của các vụ cháy rừng, vi phạm lâm luật, tại huyện Thƣờng Xuân.
- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA: đƣợc áp dụng để kiểm tra kết quả, củng cố những thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp kế thừa cũng nhƣ phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn; xác định những cơ hội, thách thức đến quá trình quản lý rừng; lựa chọn các giải pháp ƣu tiên cũng nhƣ đề xuất và kiến nghị những biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng.
+ Đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với 3 nhóm ngƣời đại diện cho 3 xã với những chủ đề có liên quan đến quản lý rừng. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, ngƣời thực hiện đề tài giữ vai trò là ngƣời thúc đẩy và định hƣớng cuộc trao đổi mà không đƣa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tƣ tƣởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận.
+ Lựa chọn đối tƣợng: Nhóm đối tƣợng phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin đa dạng, phong phú về địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cƣ trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhƣng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng.
+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào:
- Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản đƣợc sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành, định cƣ của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phƣơng thức tổ chức sản xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức, kiến thức của ngƣời dân và những nguyên nhân thay đổi trong quản lý rừng của cƣ dân địa phƣơng.
- Biểu đồ thời gian: Biểu đồ thời gian đƣợc sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng.
+ Công cụ đƣợc lựa chọn cho phƣơng pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hƣớng và đƣợc sắp xếp theo chủ đề phỏng vấn. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc trong thời gian ngoại nghiệp sẽ đƣợc thống kê, sắp xếp phân tích để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài.
* Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
Công cụ SWOT đƣợc phân tích dƣới dạng ma trận 2*2 (2 hàng, 2 cột) đƣợc chia thành 4 thành phần. Mỗi thành phần tƣơng ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Bên trong Hiện tại Bên ngoài Tƣơng lai Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities) S-O W-O Thách thức (Threats) S-T W-T
Điểm mạnh là những tác nhân bên trong huyện mang tính tích cực hoặc có lợi giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.
Điểm yếu là những tác nhân bên ngoài huyện mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài huyện (xã hội, chính phủ….) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Thách thức là những tác nhân bên ngoài huyện ( xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THƢỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA