Tình hình nghiên cứu nhân giống invitro lan Hoàng thảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh thân và rễ loài lan hoàng thảo vôi trắng (dendrobiumcretaceum var alba )” giai đoạn in vitro (Trang 26 - 29)

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Phong lan là một trong những loại cây trồng đạt thành công nhất trong việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân nhanh các giống phong lan nhằm bảo tồn cũng như sản xuất thương mại chúng, trong đó có nhiều loài thuộc chi Hoàng thảo [6]. Năm 2012, tác giả Bijaya Pant và Deepa Thapa cũng đã nghiên cứu thành công đề tài: “Phương pháp nhân nhanh loài lan Dendrobium

primulinum Lindl trong nuôi cấy in vitro” và đã tìm ra môi trường thích hợp nhất có pH= 5,8 là: MS có bổ sung 1,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA [15]. Năm 2011, Waranyoo Kaewduangta và Pranee Reamkatog đã hoàn thiện đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường cải biến lên sự sinh trưởng và phát triển của loài Dendrobium parishii trong nhân giống in vitro” và chỉ ra môi trường nhân chồi phù hợp nhất đối với loài lan Dendrobium parishii là: VW+ than hoạt tính (2 g/l)+ nước dừa (150 ml/l)+ chuối nghiền (50 g/l)+ bột nhộng (5 g/l)+ gạo nâu (5 g/l) cho kết quả sau 6 tuần nuôi cấy chồi có chiều cao là 0,98cm/ chồi và có 7,83 lá/ chồi [17].

Năm 2012, tác giả S. Tuhuteru và cộng sự nghiên cứu về “Sự sinh trưởng và phát triển của loài lan Dendrobium anosmum trong nuôi cấy in vitro

với môi trường có bổ sung thêm nước dừa” đã thu được kết quả cho số lượng, kích thước và chiều cao chồi đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường MS có bổ sung 100 ml/l nước dừa [19].

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Hoàng thảo cũng được quan tâm nghiên cứu nhân giống bằng công nghệ in vitro. Năm 2009, tác giả Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Hữu Lễ đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát sinh chồi và rễ cây phong lan giã hạt

Dendrobium anosmum. Nhóm tác giả tìm ra môi trường nhân nhanh chồi thích hợp nhất có pH = 5,6 là: MS + đường saccarozơ (30 g/l)+ agar (8 g/l)+ cacbon hoạt tính (0,5 g/l)+ BAP (0,5 mg/l) hoặc Kinetin (1 mg/l), và môi trường ra rễ thích hợp nhất có pH = 5,6 là: MS + đường saccarozơ (30 g/l)+ agar (8 g/l)+ cacbon hoạt tính (0,5 g/l)+ IBA (1,0 mg/l) hoặc NAA (1 mg/l) [13].

Năm 2012, Vũ Thanh Sắc và cộng sự nghiên cứu nhân giống in vitro

lan Hoàng thảo trầm trắng (Dendrobium anosmum var alba) đã tìm ra môi trường nhân nhanh chồi thích hợp nhất là: 1

/2MS+ đường saccarozơ (20 g/l)+ agar (10 g/l)+ chuối xanh nghiền (120 g/l)+ nước dừa (10%)+ Kinetin (1,5 mg/l) + than hoạt tính (1,0 g/l) trong môi trường có pH=5,8. Trên môi trường

này cho hình thái chồi có màu xanh đậm, lá to, dày, khỏe. Cụm cây nuôi cấy gồm 5 cây sẽ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây con in vitro [9].

Năm 2013, Vũ Ngọc Lan và Nguyễn Thị Lý Anh đã nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile Lindl. Kết quả cho thấy nguyên liệu sử dụng thích hợp là quả lan 5 tháng tuổi; môi trường gieo hạt là MS+ (100 ml nước dừa + 10 g đường saccarozơ + 6,0 g agar)/ lít môi trường. Trong nhân giống in vitro, môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC + (100 ml nước dừa + 10 g đường saccarozơ + 6,0 g agar)/ lít; nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS+ (100 ml nước dừa+ 10 g đường saccarozơ+ 6,0 g agar)/ lít. Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE+(10 g đường saccarozơ+ 0,5 g than hoạt tính)/ lít, cường độ ánh sáng 2300 lux [7].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh thân và rễ loài lan hoàng thảo vôi trắng (dendrobiumcretaceum var alba )” giai đoạn in vitro (Trang 26 - 29)