Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Đồng ý,
rất đồng ý
Tạm đồng ý Không đồng ý, rất không đồng ý
Các hình thức tuyên truyền đa dạng 20,02 17,8 62,18 Thông tin tuyên truyền phong phú 33,05 30,70 36,25 Nội dung tuyên truyền phù hợp 50,70 20,19 29,11 tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao 39,90 18,04 42,06
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018)
Kết quả khảo sát Bảng 2.11 cho thấy 37% số người được hỏi trả lời “Các hình thức tuyên truyền đa dạng”, 63,75% trả lời “thông tin tuyên truyền phong phú” và 57,94% trả lời “công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các hình thức tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng nên vẫn có hành vi vi phạm pháp luật.
(10) Xây dựng đội ngũ doanh nhân, củng cố hoạt động của các Hiệp hội, phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong DN.
Các sở, ngành, huyện, thành thị luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức về khởi nghiệp, đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự. Để nâng cao kiến thức quản trị DN trung bình mỗi năm tổ chức 02 khóa đào tạo bồi dưỡng miễn phí kiến thức về quản trị DN về hội nhập, kế toán; mỗi khóa từ 150-200 học viên là người quản lý của DN.
Đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức Đảng và đảng viên trong các DN tư nhân; hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 91 đảng bộ, chi bộ thuộc khối DN với 4.503 đảng viên sinh hoạt tại các DN.
Đã tham mưu cho UBND tỉnh củng cố lại hoạt động của các Hiệp hội; tổ chức đại hội Hiệp Hội DN tỉnh, Hiệp Hội DNNVV, Hiệp Hội du lịch; xác định Hiệp hội DN là đầu mối kết nối với chính quyền và cộng đồng DN; là đầu mối tiếp xúc DN, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, nâng cao văn hóa doanh nhân. Nhằm nâng cao vai trò của các Hiệp hội đối với các hoạt động của DN và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Hàng năm tổ chức Hội nghị tôn vinh DN- doanh nhân tiêu biểu của tỉnh vào ngày 13/10 nhằm tôn vinh những DN, doanh nhân có nhiều thành tích đóng góp lớn cho ngân sách và sự phát triển của tỉnh.
2.3.4. Thực trạng về kiểm soát việc thực hiện phát triển doanh nghiệp
Kiểm tra, thanh tra giám sát gắn liền với QLNN, luôn thể hiện quyền lực của nhà nước, và là một chức năng của QLNN, kiểm tra, giám sát như một tác động tích cực nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm, để thực hiện đúng các quy định của luật pháp.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN, tỉnh Phú Thọ đã quy định cơ chế phối hợp giữa các Sở ban ngành, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố trong việc phối hợp QLNN đối với phát triển DN sau khi thành lập trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguyên tắc quản lý như quyết định Số 19/2016/QĐ-UBND được phân định:
- Trách nhiệm QLNN đối với phát triển DN phải được phân định rõ ràng, cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan QLNN. Các cơ quan nhà nước quản lý DN theo từng ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động SXKD của DN. DN kinh doanh đa ngành, đa nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan QLNN, mỗi cơ quan phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của DN theo từng ngành, nghề, lĩnh vực tương ứng.
- Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin DN phải phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời đồng thời cũng phải căn cứ vào nhu cầu QLNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan yêu cầu. Việc sử dụng thông tin, DN phải tuân thủ quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra DN phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; Trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực
hiện kiểm tra, thanh tra, không bị trùng lặp về: Phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra; có thể giảm đến mức tối đa những cản trở, gây phiền hà cho hoạt động của DN.
- Không làm phát sinh thủ tục hành chính đối với DN, tạo thuận lợi cho DN hoạt động bình thường.
Những năm qua Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ phối hợp với các Sở ban ngành thực hiện việc kiểm tra đối với nhiều DN cùng với những nội dung:
- Theo nội dung trong hồ sơ đã đăng ký của DN, kiểm tra: Chấp hành quy định về thành lập DN; Chấp hành quy định đăng ký trụ sở làm việc của DN.
- Kiểm tra sự chấp hành của DN về: Treo biển hiệu của DN; Chấp hành quy định đăng ký vốn góp kinh doanh; Quy định quản lý DN; Quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, điều kiện kinh doanh; Quy định về sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quy định về tổ chức lại DN; Quy định về chế độ kế toán, thuế, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về công khai thông tin DN như: Công bố thông tin đăng ký DN; Các thông báo, chế độ báo cáo.
Quá trình thanh tra, kiểm tra thấy các DN trên địa bàn tỉnh về cơ bản đều tuân thủ văn bản pháp luật, luật DN. Tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm mà DN dễ mắc phải như:
- Việc thay đổi của các nghị định, nghị quyết, luật DN không được các DN thường xuyên cập nhật dẫn đến DN không biết và không thực hiện.
- Không thực hiện góp vốn theo thời hạn quy định, kê không chính xác vốn điều lệ; Thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký DN còn chậm.
- DN không tiến hành làm thủ tục giải thể khi không có nhu cầu kinh doanh mà chỉ đóng cửa mã số thuế.
Qua kiểm tra, giám sát thường xuyên các DN để kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm của DN, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp trong việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động và phát triển. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ DN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến tháng 12/2018 đang hoạt động
chiếm 76% trên tổng số DN đăng ký kinh doanh. Số DN đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động chiếm tỷ lệ 24%. Năm 2018, có 58 DN giải thể và bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh tăng lên so với năm 2016 là 15 DN. Tình trạng thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh của các DN vi phạm còn bất cập. Thực tế cho thấy một số DN sau khi đăng ký hoạt động và được cấp giấy phép kinh doanh thì thay đổi địa điểm hoạt động, điều đó đã cản trở các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán nhìn chung các DN hoạt động có lãi, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước. Việc DN chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý SXKD, chế độ tài chính kế toán của nhà nước được chú trọng. Điều đó thể hiện QLNN đối với DN có nhiều tiến bộ và hiệu quả. Năm 2018, có 803 DN được kiểm tra, truy thu tiền thuế, tiền phạt nộp vào ngân sách là 86,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ 18,4 tỷ đồng; giảm thuế được hoàn lại 2,8 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ 257,8 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn có một số DN không phát sinh số thuế phải nộp, thậm chí có DN lỗ nhiều năm, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, của DN cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.
Tỉnh đã ban hành văn bản chỉ thị chỉ đạo phòng ngừa và chủ động giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên công tác xử lý vi phạm về QLNN đối với phát triển DN trên địa bàn tỉnh vẫn còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, chưa thực sự tác động mạnh vào tình hình SXKD tại các DN. Có những DN hoạt động không phép nhưng chỉ bị xử lý ... trên giấy như: Công ty CP Thượng Long dù chưa được cấp phép nhưng DN này vẫn ngang nhiên tiến hành sản xuất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt làm ảnh hưởng đến hành lang đê Tả Thao; 12 DN khai thác khoáng sản gồm 3 DN khai thác cao lanh, 4 DN khai thác đá và 5 DN khai thác sét sản xuất gạch ngói vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chấp hành nghĩa vụ thuế, phí với nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các DN được cấp giấy chứng nhận hoạt động đầu tư, khai thác, tận thu và kinh doanh khoáng sản theo quy định của Luật Đầu tư; được cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng
sản; có quyết định chuyển mục đích và giao đất cho thuê để thực hiện dự án đầu tư khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; có biên bản giao đất tại thực địa và được Sở Tài nguyên và môi trường ký hợp đồng thuê đất; được cấp thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, việc cải tạo phục hồi môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường. Công ty cổ phần Núi Hùng đã hoạt động khai thác từ 23/2/2016 nhưng chưa làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất khu vực khai thác và chế biến. Cùng đó, Công ty cổ phần Thanh Nhàn đã hoạt động khai thác từ 2016 nhưng chưa đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Nổi cộm là việc một số DN chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ với nhà nước.
Bảng 2.12: Đánh giá công tác xử lý vi phạm về QLNN đối với phát triển DN
Chỉ tiêu Đồng ý, rất đồng ý
Tạm đồng ý Không đồng ý, rất không đồng ý
Thực hiện tốt, có hiệu quả 30,05 23,70 46,25 Còn nhiều tồn tại và hạn chế 40,0 20,12 39,88 Chưa đạt được yêu cầu 30,12 29,18 40,70
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018)
Khi được hỏi về công xử lý vi phạm về QLNN đối với phát triển DN vẫn còn nhiều người được hỏi và mức đồng ý đạt tỷ lệ mức trung bình: Thực hiện tốt, có hiệu quả (30,05%); Còn nhiều tồn tại và hạn chế (40%); Chưa đạt được yêu cầu (30,12%).
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Phú Thọ
Quản lý nhà nước đối với phát triển DN của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018 đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng kiến tạo, phục vụ và đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng rất quan trọng, có sức lan tỏa, góp phần giúp các DN phát triển đúng định hướng, ổn định, bền vững. cụ thể nổi bật một số kết quả như sau:
Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển DN đã được tỉnh Phú Thọ chú trọng, xem như là vấn đề chủ đạo quyết định sự phát triển kinh tế của cả tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan chuyên môn đã tích cực tham mưu, thường xuyên rà soát và điều chỉnh lập kế hoạch phát triển các DN, quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển các KCN, CCN chung của cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Kết cấu hạ tầng ngoài KCN, CCN được chú trọng đầu tư, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư SXKD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, gồm các KCN Trung Hà, Thụy Vân, Tam Nông, Cẩm Khê, Phù Ninh, Phú Hà, Hạ Hòa với tổng diện tích trên 2.200ha; có 26 CCN được Bộ Công thương chấp thuận quy hoạch hết năm 2020 với tổng diện tích 1.100ha, trong đó 20/26 CCN có quy hoạch chi tiết, 15/26 CCN đang triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động.
Phú Thọ đã đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế; Tập trung sản phẩm chủ lực nông -công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết lao động việc làm, thu ngân sách Nhà nước trên cơ sở lấy công nghiệp làm nền tảng. Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ giá trị gia tăng cao và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ; đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và vận dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, chuyển đổi hoạt động của DN đầu tư vào KCN, khu chế xuất, hạn chế DN sử dụng nhiều lao động giản đơn, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, quy mô kết cấu nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện
đại cả khu vực đô thị và nông thôn thể hiện ở kinh tế liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Thứ hai, để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng, khuyến khích các DN đầu tư phát triển, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo thường xuyên rà soát, triển khai nhiều giải pháp thiết thực cải thiện môi trường kinh doanh, trên cơ sở phân tích các điều kiện về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, những thuận lợi khó khăn về phát triển DN tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những chính sách thu hút đầu tư cùng với việc đổi mới cách thức, phương án xúc tiến đầu tư do đó mà công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Thứ ba, công tác bảo vệ môi trường đối với các DN, nhất là các DN trong KCN, CCN được quan tâm, chú trọng. Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của tỉnh Phú Thọ đã vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt; công tác QLNN có sự chuyển biến tích cực và phát huy hiệu lực, hiệu quả; công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường; việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường được chú trọng; cơ bản đã giải quyết các điểm nóng về môi trường; từng bước cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm, công tác bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm, giữ vững độ che phủ rừng... Qua đó, tạo bước chuyển biến trong quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên theo hướng hợp lý và hiệu quả, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm chất lượng môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
2.4.2. Điểm mạnh của quản lý nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Phú Thọ
2.4.2.1. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với phát triển DN,