cấp huyện Thị xã Phú thọ (2017-2019) ĐVT: % TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (+/-) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ A Chi thường xuyên 100 100 100
1 Sự nghiệp kinh tế 6,69 5,03 7,74 -1,66 2,71 0,53 2 Sự nghiệp MT 1,36 0,96 1,93 -0,4 0,97 0,29 3 SN giáo dục đào tạo 50,84 51,41 50,21 0,57 -1,2 -0,32
4 SN y tế (Trung tâm
dân số KHH GĐ) 0,64 0,82 0,72 0,18 -0,1 0,04 5 SN khoa học CN 0,05 0,05 0,06 0 0,01 0,01 6 SN văn hoá thông tin 0,46 0,60 0,68 0,14 0,08 0,11 7 SN phát thanh - TT 0,60 0,66 0,53 0,06 -0,13 -0,04 8 SN thể dục TT 0,16 0,17 0,20 0,01 0,03 0,02 9 Bảo đảm xã hội 12,07 12,03 11,46 -0,04 -0,57 -0,31 10 Quản lý hành chính 21,50 22,40 21,34 0,9 -1,06 -0,08 11 An ninh quốc phòng 4,11 4,02 3,46 -0,09 -0,56 -0,33 12 Chi khác ngân sách 1,53 1,44 1,68 -0,09 0,24 0,08
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phú Thọ, (2019)
Theo số liệu ở trên ta thấy chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng CTX ngân sách nhà nước. Từ năm 2017 đến năm 2019 chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm trên 50% trong tổng chi thường xuyên NSNN, tỷ trọng này có tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Tỷ trọng cao thứ 2 trong CTX ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ là chi cho quản lý hành chính, đều chiếm trên 20% trong tổng chi thường xuyên. Như vậy ta thấy rằng
Thị xã đang chú trọng cho phát triển giáo dục đào tạo, như chi đổi mới công nghệ dạy và học, chi đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ làm công tác giáo dục, chi đổi mới công nghệ trong quản lý hành chính, chi đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên quản lý hành chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý hành chính. Điều này cho thấy Thị xã Phú Thọ đang thực hiện đúng theo chủ chương phát triển của tỉnh Phú Thọ nói riêng, của đất nước nói chung đó là đầu tư vào giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọ
2.2.1.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện- tại thị xã Phú Thọ
Dự toán chi thường xuyên ngân sách của các đơn vị dự toán đã được lập, xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao; chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NS của các năm trước liền kề.
- Quy trình lập dự toán:
Trong quản lý lập, xây dựng dự toán CTX ngân sách nhà nước cấp huyện tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2017 – 2019 đã được thực hiện tương đối tốt, đúng quy định pháp luật. Hàng năm, căn cứ luật NSNN, văn bản hướng dẫn lập, xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Sở Tài chính Phú Thọ, UBND thị xã chỉ đạo Phòng TCKH triển khai, hướng dẫn đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NS trên, xã phường lập, xây dựng dự toán CTX ngân sách nhà nước (các khoản chi lương, khoản phụ cấp lương, đóng góp BHXH, chi nghiệp vụ,….; dự kiến phát sinh các nhiệm vụ chi trong năm kế hoạch ). Phòng TCKH tổng hợp dự toán, báo cáo UBND thị xã, thông qua HĐND thị xã trước khi gửi Sở TC Phú Thọ để báo cáo nội dung CTX ngân sách Nhà nước, tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh trình HĐND, thông qua trong kỳ họp HĐND, phân bổ dự toán cho toàn tỉnh trong và thị xã Phú Thọ.
- Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Phú Thọ, phòng TCKH thực hiện xây dựng phương án phân bổ báo cáo UBND, Thị ủy, thông qua Ban KT-XH của Hội đồng nhân dânthẩm tra số liệu trước khi đưa ra kỳ họp Hội đồng nhân dân tháng 12 để phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Trên cơ sở dự toán được HĐND thị xã phê duyệt, UBND thị xã chỉ đạo Phòng TC thực hiện giao dự toán NSNN chi tiết cho các đơn vị sử dụng, cũng như các xã, phường.
+ Dự toán phân bổ cho chi sự nghiệp kinh tế: đã tập trung ưu tiên triển khai cơ chế chính sách phát triển, chương trình dự án trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội của thị xã như phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển hệ thống chợ, mạng lưới đường giao thông, hệ thống kênh mương ở các xã…
+ Dự toán phân bổ cho nhiệm vụ chi lĩnh vực văn hóa - xã hội: đã ưu tiên cho nhiệm vụ chi chương trình đề án; giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học, kiên cố hóa trường, lớp học, thiết bị phục vụ day học, trường đạt chuẩn quốc gia; thiết chế văn hóa..; ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, …
+ Dự toán phân bổ cho nhiệm vụ chi đảm bảo an ninh quốc phòng : đã ưu tiên thực hiện các đợt huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng công an, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh…
+ Dự toán chi quản lý hành chính: đã ưu tiên thực hiện các chương trình đề án thực hiện cải cách hành chính, xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008... , đầu tư xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin triển khai từ huyện xuống xã…
+ Dự toán phân bổ thường xuyên NSNN cho các cơ quan đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp được tiến hành theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về giao khoán biên chế và tự chủ về tài chính.
+ Dự toán phân bổ chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở dự toán được UBND tỉnh giao, UBND thị xã đã chỉ đạo thực hiện theo tinh thần lồng ghép kinh phí huy động được nhiều nguồn khác nhau để triển khai thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Dự toán CTX ngân sách nhà nước đã đươc lập theo đúng nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại hình đơn vị dự toán: Dự toán kinh phí giao cho đơn vị sự dụng ngân sách bao gồm kinh phí chi thường xuyên, kinh phí chi không thường xuyên, kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ. Dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng 2.10 sau:
Bảng 2.10. Tình hình lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019
TT Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dự toán (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Dự toán (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Dự toán (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi NS thị xã 630.210 100,00 718.116 100,00 822.204 100,00
Chi thường xuyên 348.668 55,32 351.883 49,1 366.244 44,54 1 SN kinh tế 21.947 3,48 16.285 2,26 28.172 3,42 2 SN môi trường 4.444 0,7 5.502 0,76 7.030 0,85 3 SN Giáo dục 179.934 28,55 182.460 25,4 180.292 21,92 4 SN y tế 2.130 0,33 3.881 0,54 3.061 0,37 5 SN Khoa học CN 190 0,04 192 0,02 - 0,0 6 SN Văn hóa TT 1.526 0,24 2.071 0,28 2.467 0,3 7 SN Phát thanh TT 1.243 1,18 2.262 0,31 1.909 0,23 8 SN Thể thao 746 0,11 781 0,10 977 0,12
9 Bảo đảm xã hội 41.326 6,55 40.843 5,68 40.915 4,97 10 Chi quản lý hành chính 70.724 11,22 73.820 10,27 75.701 9,20 11 An ninh quốc phòng 13.380 2,1 13.201 1,83 12.463 1,51 12 Chi khác ngân sách 5.102 0,80 4.932 0,68 6.006 0,73 13 Dự phòng NS 5.976 0,94 5.652 0,78 7.250 0,88
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phú Thọ, ( 2019)
Qua kết quả tình hình lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã giai đoạn 2017 - 2019 cho thấy việc lập, xây dựng giao dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước thị xã biến động không nhiều, ổn định qua các năm, cơ cấu chi năm 2017 chiếm 55,32%, sang năm 2018 con số này là 49,1%, năm 2019 là
44,54%. Qua số liệu cho thấy tỷ trọng CTX ngân sách nhà nước, nhu cầu chi còn lớn trong tổng chi NSNN. Nội dung chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi thường xuyên là do thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước. Năm 2017 chi cho giáo dục chiếm 28,55% trong cơ cấu chi NS, năm 2018 chiếm 25,40% trong cơ cấu chi NSNN, năm 2019 chiếm 21,92% trong cơ cấu chi NSNN. Trong đó, tập trung vào các khoản chi để thực hiện cải cách tiền lương, các khoản chi đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp giáo dục.
Bên cạnh các khoản chi cho sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, các khoản chi quản lý hành chính Nhà nước, an sinh xã hội cũng khá cao cho thấy chính sách của Nhà nước tập trung vào chi cho giáo dục- đào tạo, an sinh xã hội. Khoản chi cho khoa học công nghệ, thể dục ,thể thao, môi trường, ANQP chiếm tỷ trọng thấp, điều này cho thấy kinh phí NSNN chỉ chi cho duy trì bộ máy….
Quản lý lập, xây dựng dự toán CTX ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọ cho thấy,về cơ bản việc lập dự toán chi NS đã thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán CTX của các đơn vị được cải thiện. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi thường xuyên về cơ bản đã đảm bảo thời gian quy định. Dự toán đã dần bám sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo ANQP của địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý lập dự toán CTX ngân sách còn có tồn tại, hạn chế. Đó là: Chất lượng dự toán do các đơn vị lập, xây dựng chưa cao, ít tính thuyết phục.
Thị xã Phú Thọ do nguồn thu NS không đảm bảo được nhiệm vụ chi, chưa tự cân đối được phải bổ sung cân đối từ NS cấp trên việc lập, xây dựng dự toán chi thường xuyên rất khó khăn, phức tạp. Bất cập lớn nhất hiện nay trong việc lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là mâu thuẫn giữa khả năng thu và nhu cầu chi NSNN. Vấn đề diễn ra giữa đơn vị dự toán đối với cơ quan tài chính, giữa NS cấp trên đối với NS cấp dưới.
Đối với đơn vị dự toán lập dự toán thu thấp hơn khả năng thu; dự toán chi không trên cơ sở nhiệm vụ chi, nguồn thu mà thường xây dựng dự toán chi ở mức cao hơn để kỳ vọng được cân đối bổ sung từ NSNN. Khi xây dựng dự toán
thường thoát ly định mức chi đã quy định, hướng dẫn của cơ quan tài chính, đưa ra thêm nhiều nhiệm vụ, đề xuất mua sắm sửa chữa... Dẫn tới công tác lập, xây dựng dự toán CTX ngân sách nhà nước không tích cực, thậm chí là đối phó.
Việc xây dựng dự toán CTX ngân sách Nhà nước theo cơ chế hiện nay phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chí, định mức phân bổ, định mức chi NSNN, chế độ quản lý chi tiêu tài chính do Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND, UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực, nhiệm vụ chi hiện chưa có định mức mức, chưa định mức được hết nhiệm vụ chi đặc thù ở các cơ quan, đơn vị… dẫn tới công tác lập, xây dựng dự toán chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NS. Nhiều khoản chi vẫn để “một cục” ở NS huyện. UBND thị xã vẫn phải ban hành quyết định cá biệt để cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng thực hiện nhiệm vụ. Việc này dẫn tới cơ chế “xin - cho” hoặc "tuỳ tiện" trong phân bổ Ngân sách nhà nước, khó kiểm soát, giám sát....
Dự toán CTX Ngân sách nhà nước chưa bao quát được hết nhiệm vụ chi dẫn tới trong năm tài chính phải phát sinh phải bổ sung ngoài dự toán đầu năm. Việc bổ sung này Hôi đồng nhân dân thường không kiểm soát được nếu không tăng cường hoạt động giám sát việc điều hành dự toán của UBND thị xã cũng như việc chấp hành dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Có trường hợp đơn vị sử dụng NS khi lập dự toán lại dự kiến, được giao cho nhiều nhiệm vụ chi nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước không đủ để bố trí, đơn vị không thực hiện hết nhiệm vụ chi dẫn đến phải chi chuyển nguồn NSNN.
Công tác lập dự toán CTX ngân sách Nhà nước chưa được đồng bộ với công tác xây dựng kế hoạch dự án, đề tài … đào tạo dạy nghề, đề án nghiên, dự án bảo vệ môi trường… Điều này dẫn tới lập dự toán CTX ngân sách nhà nước các lĩnh vực trên không có cơ sở; định tính nhiều hơn định lượng; phân bổ dự toán kinh phí không được đến cơ quan trực tiếp sử dụng. Dự toán CTX không có tính dẫn dắt cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác thẩm tra dự toán chi của Hội đồng nhân dân cũng rất khó thực hiện; làm giảm vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định NSNN.
không áp dụng được một cách triệt để cho cả chu kỳ ổn định NS do giá cả hàng hoá vật tư, điện nước, xăng dầu thường xuyên biến động. Trong lĩnh vực chi quản lý nhà nước định mức phân bổ CTX làm cơ sở để xây dựng dự toán kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể thường tính theo tiêu chí biên chế nên có thể chỉ áp dụng được 1 đến 2 năm đầu của thời kỳ ổn định, từ năm thứ 3 trở đi là phải điều chỉnh bổ sung. Các tỷ lệ quy định giữa kinh phí chi con người và kinh phí chi công việc trong tổng chi thường xuyên không thực hiện được dẫn tới thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị gặp khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đảm bảo. Ví dụ kinh phí quản lý hành chính tỷ lệ quy định là 65/35 nhưng chỉ thực hiện được năm đầu thời kỳ ổn định, các năm sau thường bị phá vỡ. Kinh phí đảm bảo một số sự nghiệp khác cũng trong tình trạng tương tự như sự nghiệp giáo dục tỷ lệ quy định là 80/20 nhưng thực tế những năm cuối thời kỳ ổn định thì chi công việc chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có đơn vị dưới 10%. Nguyên nhân do thực hiện cải cách tiền lương, lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hàng năm nhưng kinh phí chi công việc không được tăng tương ứng theo chỉ số tăng lương tối thiểu hoặc chỉ số tăng giá tiêu dùng.
Khi xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN do nhiều khoản chi chưa có đinh mức hoặc không thể định mức hoá được như chi mua sắm, sửa chữa, chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chi đảm bảo nhiệm vụ phát sinh…gây lúng túng cho cơ quan tài chính và căng thẳng khi thảo luận dự toán giữa cơ quan tài chính với các đơn vị thụ hưởng NS.
Mặt khác cơ chế quản lý tài chính, chính sách chế độ chi tiêu tài chính chưa thực sự thống nhất, rõ ràng và nhiều thay đổi, bổ sung trong mỗi thời kỳ ổn định NS. Trong thời kỳ ổn định NS nhiều chính sách mới được ban hành, nhiều đơn vị mới được thành lập làm tăng nhu cầu chi cho NS địa phương nhưng trung ương chưa có cơ chế rõ ràng về nguồn kinh phí thực hiện và do cơ chế lồng ghép NS các cấp đã gây khó khăn, lúng túng cho việc lập dự toán, thẩm tra dự toán chi thường xuyên NS. Ví dụ như chi đảm bảo thực hiện Luật Dân quân tự vệ, các chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên, bảo đảm xã hội…