Chi nhánh Việt Trì

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh việt trì (Trang 53 - 96)

pháp, hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính, hồ sơ về dự án vay vốn, hồ sơ về đảm bảo tiền vay.

Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định theo những nội dung đã quy định sẵn. Cán bộ tín dụng đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn, ngoài ra cán bộ tín dụng có trách nhiệm làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ lấy ý kiến tham gia của các phòng chức năng để đưa ra hạn mức, lãi suất hợp lý… công đoạn này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban khác nhau.

Bước 3: Quyết định cho vay: Lãnh đạo ngân hàng sau khi xem xét tờ trình của cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xét duyệt và quyết định cho vay bằng văn bản. Quyết định cho vay của lãnh đạo phải thể hiện rõ các ý kiến sau:

Nhu cầu vay vốn khách hàng

Hồ sơ xin vay

Quyết định cho vay Thẩm định Từ chối cho vay

Ký hợp đồng tín dụng Giám sát, thu nợ

Kết thúc hợp đồng tín dụng

B 1 1 1 1 1 1 t 1 1 1 B 2 1 1 1 1 1 t 1 1 1 B 3 1 1 1 1 1 t 1 1 1 B 4 1 1 1 1 1 t 1 1 1 B 5 1 1 1 1 1 t 1 1 1 B 6 1 1 1 1 1 t 1 1 1

- Chấp thuận cho vay, các điều kiện đề nghị khách hàng phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân. Hoặc đề nghị các phòng tham gia thẩm định giải trình thêm các vướng mắc.

- Từ chối, không cho vay, nêu rõ lý do từ chối. - Thông báo cho khách hàng.

Bước 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng.

Bước 5: Thu nợ, thu lãi, xử lý phát sinh: Đây là giai đoạn theo dõi việc trả nợ gốc, lãi phí, đến thời hạn trả nợ đã thoả thuận trong hợp đồng. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm gửi phiếu nhắc trả nợ đến đơn vị vay vốn trước thời điểm thu phí ít nhất 5 ngày và khách hàng có nghĩa vụ phải trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng.

Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng: Khi kết thúc hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng ngân hàng thực hiện các việc sau: Tất toán khoản vay, giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay, xử lý rủi ro (nếu có), thanh lý hợp đồng tín dụng, lưu hồ sơ.

2.2.1.3. Quy mô hoạt động tín dụng a. Doanh số cho vay

Cùng với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả thì khả năng mở rộng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng là một mối quan hệ của chi nhánh ngân hàng. Trong những năm gần đây, doanh số cho vay của chi nhánh có sự tăng lên và mở rộng. Các sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng được đẩy mạnh đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu. Cụ thể về tình hình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Việt Trì được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Việt Trì

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ± 

Doanh số cho vay 501.456 100 645.620 100 765.598 100 119.978

Theo thời hạn

Ngắn hạn 408.743 81,51 502.000 77,75 630.056 82,30 128.056

Trung hạn 76.031 15,16 75.065 11,63 79.122 10,33 4.057

Dài hạn 17.682 3,53 68.555 10,62 56.420 7,37 (12.135)

Theo đối tượng

DN nhà nước 70.912 14,14 81.043 12,55 86.164 11,25 5.121

DN và TCKT ngoài NN 390.560 77,89 515.376 79,83 622.654 81,33 107.278

Cá nhân và các thành phần kinh tế khác

39.984 7,97 49.201 7,62 56.780 7,42 7.579

Theo phân loại tài sản

Có TSĐB 355.781 70,95 455.555 70,56 539.919 71,83 84.364

Không có TSĐB 145.675 29,05 190.065 29,44 215.679 28,17 25.614

Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Theo bảng số liệu có thể nhận thấy cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn và coa xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2017 đạt 408.743 triệu đồng, năm 2018 tăng 93.257 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 22,82% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 25,51% so với năm 2018. Do kinh tế có nhiều biến động nên ngân hàng tập trung hơn vào cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, thuận lợi hơn trong công tác thu hồi nợ, bên cạnh đó khách hàng cũng muốn vay ngắn hạn để hưởng lãi suất thấp hơn.

Về hoạt động cho vay trung và dài hạn thì các khoản vay trung và dài hạn thường có rủi ro tín dụng lớn hơn nhưng nó lại mang cho ngân hàng khoản lợi nhuận cao hơn. Với tình hình kinh tế hiện nay, khoản cho vay này cũng chịu ảnh hưởng lớn và có nhiều biến động. Về cho vay trung hạn năm 2018 giảm 966 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 1,27% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số cho vay trung hạn lại tăng 5,40% so với năm 2018. Doanh số cho vay dài hạn năm 2017 đạt 17.682 triệu đồng, tăng mạnh vào năm 2018 tăng 50.873 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 287,50% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số cho vay dài hạn giảm 17,7% so với năm 2018.

Doanh số cho vay theo đối tượng

Đối tượng cho vay chủ yếu của MB Việt Trì là các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước, thể hiện qua bảng số liệu với tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước năm 2018 tăng 124.816 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 31,95% so với năm 2017. Năm 2019, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước tăng 20,82% so với năm 2018. Nguyên nhân là doanh nghiệp ngày càng mở càng nhiều đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần có vốn, chính vì vậy doanh số cho vay của các doanh nghiệp này ngày càng tăng

Doanh số cho vay đối với DN Nhà nước cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2017, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước đạt 70.912 triệu đồng, năm 2018 tăng 10.131 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 14,29% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 86.164 triệu đồng tăng 6,32% so với năm 2018.

Đối với các cá nhân và các thành phần kinh tế khác, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác có thể vay vốn để phục vụ nhu cầu riêng như tiêu dùng, xây dựng nhà cửa... Năm 2017, khoản vay này chiếm 7,97% doanh số cho vay, đạt 39.984 triệu đồng. Năm 2018 tăng lên 9.217 triệu đồng đạt 49.201 triệu đồng. Năm 2019, doanh số cho vay đối với các cá nhân và các thành phần kinh tế khác tăng 7.579 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15,40% so với năm 2018.

Doanh số cho vay theo phân loại tài sản

Doanh số cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn hơn so với doanh số cho vay không có tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên trong 3 năm. Năm 2018 doanh số cho vay có TSĐB tăng 99.774 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 28,04% so với năm 2017. Năm 2019 tiếp tục tăng 18,52% so với năm 2018. Nguyên nhân do cho vay có TSĐB khách hàng có thể vay được nhiều vốn hơn vì cho vay có tài sản đảm bảo có thế chấp tài sản giúp ngân hàng thu hồi được nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, tài sản đảm bảo đa dạng, thời hạn vay dài và phù hợp với mọi đối tượng vay.

Doanh số cho vay không có TSĐB cũng tăng trong 3 năm. Năm 2018, doanh số cho vay không có TSĐB tăng 44.390 triệu đồng tương ứng 30,47% so với năm 2017. Năm 2019 tiếp tục tăng 13,47% so với năm 2018. Doanh số cho vay không có TSĐB tuy tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với cho vay có TSĐB.

b. Doanh số thu nợ

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Vấn đề thu nợ cần phải quan tâm nhiều nhất, cán bộ tín dụng tích cực, đôn đốc để thu hồi nợ khi

đến hạn. Có thu nợ mới có khả năng xoay chuyển đồng vốn nhanh chóng, từ đó thu được lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Cụ thể ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Việt Trì

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ±  Doanh số thu nợ 423.352 100 486.244 100 541.780 100 55.536 Theo thời hạn Ngắn hạn 302.110 71,35 362.013 74,45 415.525 76,69 53.512 Trung hạn 69.005 16,29 83.256 17,12 86.264 15,92 3.008 Dài hạn 52.237 12,36 40.975 8,43 39.991 7,39 (984)

Theo đối tượng

DN nhà nước 78.322 18,50 74.053 15,23 82.025 15,14 7.972

DN và TCKT ngoài NN 298.456 70,49 361.523 74,35 404.668 74,69 43.145

Cá nhân và các thành phần kinh tế khác

46.574 11,01 50.668 10,42 55.087 10,17 4.419

Theo phân loại tài sản

Có TSĐB 303.346 71,65 345.371 71,03 381.215 70,37 35.844

Không có TSĐB 120.006 28,35 140.873 28,97 160.565 29,63 19.692

Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Theo bảng số liệu, doanh số thu nợ theo kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 302.110 triệu đồng chiếm 71,35% tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 59.903 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 19,83% so với năm 2017. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm tăng 14,78% so với năm 2018. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu khách hàng vay chủ yếu ngắn hạn, ngân hàng cũng chính vì thế cho vay ngắn hạn nhiều, vòng quay vốn của cho vay ngắn hạn ngắn nên thời gian thu hồi vốn nhanh.

Doanh số thu nợ trung hạn cũng có cùng xu hướng tăng lên qua các năm với doanh số thu nợ ngắn hạn, biểu hiện năm 2018 doanh số thu nợ trung hạn tăng 14.251 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,73% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số thu nợ trung hạn tăng 3,62% so với năm 2018.

Doanh số thu nợ dài hạn lại có chuyển biến giảm. Năm 2018, doanh số thu nợ dài hạn đạt 40.975 triệu đồng 21,60% so với năm 2017. Đến năm 2019, doanh số thu nợ dài hạn tiếp tục giảm 984 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,43% so với năm 2018. Nguyên nhân doanh số thu nợ dài hạn giảm là do doanh số cho vay dài hạn giảm. Mặc dù chi nhánh đã có những biện pháp thu hồi nợ nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Doanh số thu nợ theo đối tượng

Doanh nghiệp và các TCKT ngoài nhà nước là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất. Doanh số thu nợ của doanh nghiệp và các TCKT ngoài nhà nước cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 298.456 triệu đồng chiếm 70,49% tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, khoản thu nợ này tăng lên 63.067 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 21,13% so với năm 2017. Doanh số thu nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2019 tăng 11,89% so với năm 2018.

Doanh số thu nợ doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm, biểu hiện năm 2018 doanh số thu nợ doanh nghiệp Nhà nước giảm 5,52% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số thu nợ trung hạn tăng 7.972 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,71% so với năm 2018.

Doanh số thu nợ cá nhân và các thành phần kinh tế khác tăng qua các năm. Năm 2018, doanh số thu nợ cá nhân và các thành phần kinh tế khác tăng 4.094 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 8,79% so với năm 2017. Đến năm 2019, doanh số thu nợ cá nhân và các thành phần kinh tế khác tiếp tục tăng 8,72% so với năm 2018.

Doanh số thu nợ theo phân loại tài sản

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ phân theo tài sản có xu hướng tăng. Doanh số thu nợ có TSĐB năm 2018 tăng 13,85% so với năm 2017. Năm 2019 tiếp tục tăng 35.844 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,38% so với năm 2019. Doanh số thu nợ không có TSĐB cũng tăng năm 2018 tăng 17,19%, năm 2019 tăng 13,98% so với năm 2018. Nguyên nhân là do ngân hàng có những chính sách thu hồi vốn khá hiệu quả, lựa chọn những khách hàng có uy tín để có thể đảm bảo được tiền vay trả nợ đúng hạn.

c. Tổng dư nợ

Trong những năm gần đây, dư nợ của MB Việt Trì được mở rộng và gia tăng hàng năm góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu đồng thời góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều loại hình sản phẩm mới, nhiều chính sách ưu đãi với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiềm năng tiếp cận được các dịch vụ của ngân hàng và thu hút được khách hàng đến với mình nhiều hơn để tăng uy tín cho ngân hàng từ đó tạo điều kiện cho việc tăng trưởng dư nợ. Cụ thể tổng dư nợ của chi nhánh như sau:

Bảng 2.7: Tổng dư nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Việt Trì

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ±  Tổng dư nợ 492.720 100 652.096 100 875.914 100 223.818 Theo thời hạn Ngắn hạn 333.892 67,77 473.879 72,67 688.410 78,59 214.531 Trung hạn 91.560 18,58 83.369 12,78 76.227 8,70 (7.142) Dài hạn 67.268 13,65 94.848 14,55 111.277 12,71 16.429

Theo đối tượng

DN nhà nước 98.678 20,03 105.668 16,20 109.807 12,54 4.139

DN và TCKT ngoài NN 325.650 66,09 479.503 73,53 697.489 79,63 217.986

Cá nhân và các thành phần kinh tế khác

68.392 13,88 66.925 10,27 68.618 7,83 1.693

Theo phân loại tài sản

Có TSĐB 346.904 70,40 457.088 70,09 615.792 70,30 158.704

Không có TSĐB 145.816 29,60 195.008 29,91 260.122 29,70 65.114

Tổng dư nợ theo kỳ hạn

Qua bảng 2.7 cho thấy dư nợ chủ yếu vẫn là dư nợ ngắn hạn. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 333.892 triệu đồng. Năm 2018 con số này đã tăng thêm 139.987 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 41,93% so với năm 2017. Năm 2019, dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 42,27% so với năm 2018. Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm do nền kinh tế ngày càng phát triển chi nhánh mở rộng đầu tư hơn. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn lại có sự biến động không ổn định. Nguyên nhân do doanh số thu nợ và doanh số cho vay trung và dài hạn cũng biến động không đều nên dẫn đến dư nợ cũng không ổn định.

Tổng dư nợ theo đối tượng

Theo bảng 2.7 ta có thể thấy, dư nợ của doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước đều tăng lên trong 3 năm, nhưng dư nợ của cá nhân và các thành phần kinh tế khác lại biến động không ổn định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, dư nợ cho vay năm 2017 đạt 98.678 triệu đồng chiếm 20,03% tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ cho vay của doanh nghiệp Nhà nước tăng 7,08% so với năm 2017. Năm 2019, dư nợ cho vay của doanh nghiệp Nhà nước lại tiếp tục tăng 4.139 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3,91% so với năm 2018. Ta thấy dư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh việt trì (Trang 53 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)