Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tầm vóc thể lực và sinh lí của học sinh trường trung học cơ sở, là dân tộc kinh và mường trên địa bàn huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

3. Mục tiêu đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài, các công trình nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực đề tài.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra nhân trắc thu thập các thông tin các nhân của đối tượng nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

a. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực

- Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lưng, bụng, gót) nằm trên một đường thẳng. Tư thế đứng thẳng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân. Đo bằng thước dây không co dãn có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất.

- Cân nặng được xác định bằng cân đồng hồ có vạch chia đến 0,1 kg. Khi đo đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang dày, dép và đặc biệt phải đứng yên (không cử động) ở giữa bàn cân.

- Vòng ngực trung bình được đo ở tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất. Đo bằng thước dây không co dãn có độ chính

xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất. Khi đo, học sinh chỉ mặc áo mỏng.

- Chỉ số pignet được tính theo công thức sau:

Pignet = Chiều cao (cm) – [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)] Chỉ số pignet được đánh giá dựa theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương.

Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet STT Chỉ số pignet Loại 1 < 23,0 Cực khỏe 2 23,0 – 28,9 Rất khỏe 3 29,0 – 34,9 Khỏe 4 35,0 – 41,0 Trung bình 5 41,1 – 47,0 Yếu 6 47,1 – 53,0 Rất yếu 7 > 53,0 Cực yếu

- Chỉ số BMI được tính theo công thức sau:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng (m)] 2

Chỉ số BMI được đánh giá theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI & WPRO)

Bảng 2.3. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người Châu Á (IDI & WPRO)

Phân loại WHO BMI

(kg/m ) 2

IDI & WPRO BMI (kg/m ) 2 Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 < 18,5 Bình thường 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ I 30 – 34,9 25 – 29,9 Béo phì độ II 35 – 39,9 30 Béo phì độ III 40 40

- Chỉ số QVC được tính theo công thức sau:

QVC = cao đứng (cm) – [ vòng ngực hít vào (cm) + vòng đùi (cm) + vòng tay (cm)]

Bảng 2.4. Phân loại thể lực theo chỉ số QVC

STT Chỉ số QVC Loại 1 < 4,0 Cực khỏe 2 4,0 – 4,9 Rất khỏe 3 5,0 – 7,9 Khỏe 5 8,0 – 14,0 Trung bình 6 20,1 – 26,0 Rất yếu 7 > 26,0 Cực yếu

b. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan - Phương pháp đo tần số tim: đo bằng ống nghe tim phổi, đặt ống đo ở phái trước ngực trái ở vị trí xương sườn thứ 5, thứ 6 gần tim và đếm số nhịp tim đập trong 1 phút, đo 3 lần rồi lấy trung bình cộng (nhịp/phút).

pháp Korotkov. Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo ở tay trái, đối tượng tư thế nằm thoải mái. Quấn bao cao su quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt ống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bào cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt. Vặn chặt ống ở bóp cao su, rồi bơm từ từ cho đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140 – 150mmHg. Sau đó mở nhẹ ống cho hơi ra từ từ và vừa nghe. Trị số trên đồng hồ lúc nghe thấy tiếng mạch đập thì đo lại và lấy trị số huyết áp tâm thu và bắt đàu không nghe thấy tiếng mạch đập nữa chỉ huyết áp tâm trương. Trong trường hợp kim đồng hồ hạ dần tới 0mmHg mà vấn còn nghe tiếng mạch đập thì đo lại và lấy trị số huyết áp tâm trương ngang mức khi nghe tiếng đập thay đổi âm sắc. Đo 2 lần rồi lấy trung bình cộng (mmHg). - Sinh lí dậy thì tuổi dậy thì đầu tiên ở nam và nữ, chu kì kinh nguyệt, số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt thu được thông qua phiếu điều tra.

Tiến hành đo đạc, các chỉ số thu được sẽ được ghi vào phiếu điều tra.

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

2.3.3.1. Phương pháp tính tuổi

Tuổi của đối tượng nghiên cứu được tính như sau: Số năm tuổi = số năm  6 tháng

2.3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu

Việc xử lí số liệu được tiến hành theo hai bước:

- Bước 1:

+ Kiểm tra các phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu về sinh lí dậy thì. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ và yêu cầu đối tượng làm lại.

+ Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng để chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.

+ Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học và số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel.

Số liệu được kiểm định “T-test” theo phương pháp Student - Fisher. Các mẫu nghiên cứu đều có n  30 nên các đại lượng được tính theo các công thức sau: + Giá trị trung bình: n i 1 Xi X n    Trong đó: X - giá trị trung bình

Xi - giá trị thứ i của đại lượng X n - số mẫu nghiên cứu.

+ Độ lệch chuẩn SD = n 2 i i 1 1 (X X) n  Trong đó: X - Giá trị trung bình i

X : Giá trị thứ i của đại lượng X

n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau ở mức ý nghĩa ∝ và được kiểm định bằng hàm “T-test” theo phương pháp Student – Fisher: 2 2 y x X Y Z SD SD n m    Trong đó: X , Y - Các giá trị trung bình M, n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu ∝ - Mức ý nghĩa

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu về tầm vóc - thể lực của học sinh THCS

Một phần của tài liệu Đặc điểm tầm vóc thể lực và sinh lí của học sinh trường trung học cơ sở, là dân tộc kinh và mường trên địa bàn huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)