CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẾN

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 28 - 30)

1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty:

a) Quan điểm phát triển :

- Tổng công ty phải thực sự có tiềm lực mạnh về : Tài chính, lao động, hệ thóng kênh phân phối , thống nhất về tổ chức nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của các đơn vị trực thuộc, các Công ty con và các Công ty liên kết, có khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế. Phát huy sức mạnh của sự đan xen các dạng sở hữu, liên kết giữa các thành viên, trong sự liên kết đó, Công ty mẹ là người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, là đầu tàu, là người dẫn đường lôi kéo sự phát triển của toàn Tổng công ty.

- Phát triển phải tiến hành đồng bộ cả về cơ cấu tổ chức, về huy động các nguồn lực, cơ chế quản lý và hoạt động. Các đơn vị thành viên phải được quền tự chủ về tổ chức kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế. Trong sự phát triển luôn lấy các yếu tố kinh tế và thị trường làm nội dung xuyên suốt trong tổ chức, quản lý điều hành .

- Phát triển nhanh nhưng phải chắc chắn, lấy hiệu quả làm thước đo. Trong quá trình phát triển, hội nhập với qui mô ngày càng rộng và trình độ ngày càng cao, với những bước đi thích hợp được cân nhắc, tính toán kỹ nhằm tạo thế đứng mới trong thị trường trong nước, khu vực và thế giới, tranh thủ được nhiều nguồn vốn và kỹ thuật

phương pháp quản lý là chìa khoá để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của từng thành viên và của toàn Tổng công ty.

b)Định hướng phát triển.

- Phát triển Tổng công ty Thương mại Hà Nội với các hoạt động kinh doanh bán buôn và xuất nhập khẩu, mở rộng giao lưu hàng hoá với các thị trường trong và ngoài nước. Tổng công ty Thương mại Hà Nội không chỉ chú trọng khai thác các nhu cầu tiềm năng tại chỗ mà còn phải chú trọng đến các thị trường khác nhất là khu vực Bắc bộ trong cả hai lĩnh vực bán hàng và tổ chức nguồn hàng. Mặt khác phải gắn bó chặt chẽ với sản xuất, kể cả việc tổ chức sản xuất ngay trong nội bộ Tổng công ty để chủ động nguồn hàng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.

- Coi xuất khẩu là mũi nhọn, là một hướng ưu tiên trong tổ chức và hoạt động, từng bước hội nhập với thương mại khu vực và thế giới.

- Nhanh chóng lập và triển khai các Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại tại Hà Nội. Trong thời gian tới tập trung vào xây dựng các Trung tâm thương mại, các siêu thị lớn; đồng thời góp phần khôi phục và phát triển một số tuyến phố thương mại, phố ẩm thực... góp phần làm cho thương mại Hà Nội vừa văn minh vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước phát triển mạng lưới thương mại ở thị trường các tỉnh và vùng nông thôn.

- Đồng thời phát triển thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả khu vực, mở rộng mô hình kinh doanh hiện đại, góp phần phát triển sản xuất thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng kinh doanh các loại sản phẩm chất lượng cao, thay thế hàng ngoại nhập.

c) Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát phát triển Tổng công ty Thương mại Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010 là nhằm thực hiện các mục tiêu, phương hướng cơ bản phát triển kinh

tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, làm cho thương mại thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định thị trường, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Tổng công ty Thương mại Hà Nội phải trở thành nhà phân phối lớn tại Hà Nội và khu vực phía Bắc với các hoạt động kinh doanh bán buôn, xuất nhập khẩu và kênh phân phối bán lẻ hiện đại dưới hình thức các Trung tâm thương mại, Siêuthị, cửa hàng tự chọn .

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)