- Chiều ngày 11/03/2009 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Intel phối hợp tổ chức lễ ký thoả thuận triển khai chương trình Y tế điện tử.
Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành Y tế đạt được một số kết quả khả quan. Tất cả các tuyến Trung ương, cơ sở khám
được nối mạng máy tính trong hoạt động; ngành Y tế có cổng thông tin điện tử riêng…
Tuy nhiên việc sử dụng và khai thác, ứng dụng tối đa hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn ngành vẫn còn hạn chế.
- Ngày 20/12/2010 ICTnews – Tại triển lãm Vietnam Telecomp vừa diễn ra ở TP.HCM, Ericsson lần đầu tiên giới thiệu hệ thống kết nối thông tin trong y tế (HNIS) của hãng này tại Việt Nam.
HNIS là giải pháp tích hợp các chu trình trong chăm sóc y tế và sức khỏe, tối ưu hóa phương thức truy cập trực tuyến để đảm bảo tính cơ động, quản lý thông tin và các chu trình vận hành của các tổ chức y tế, doanh nghiệp và hệ thống cung cấp dịch vụ. Nó được xây dựng theo hướng dạng mô-đul, nền mở nhằm tích hợp dịch vụ doanh nghiệp với các thành tố ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực y tế. Hệ thống này giúp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế và sức khỏe tối ưu hiệu quả quản lý tài chính, lập kế hoạch và chất lượng dịch vụ cung cấp.
Hệ thống này gồm các thành phần có thể hoạt động độc lập và phối hợp lại thành từng gói giải pháp tùy theo các cấp độ đầu tư và quy mô: cơ sở dữ liệu về bệnh án y tế; cơ sở dữ liệu về bệnh nhân; cơ sở dữ liệu các cơ sở y tế; các dịch vụ tích hợp cơ bản; cung cấp đơn thuốc điện tử; chỉ định tư vấn bác sỹ điện tử, đặt chỗ khám điện tử, và hệ thống báo cáo và phân tích.
Ông Charles Raby, chuyên gia kỹ thuật, Quản lý tri thức WHO khu vực Tây Thái Bình Dương nói : Theo tôi được biết, ở Việt Nam, chưa có mạng lưới thư viện y học toàn quốc. Chúng ta hoàn toàn có thể thông qua bao phủ di động và internet để chia sẻ kiến thức trong mạng lưới thư viện y học và điều hành y t ế. Việt Nam cần xây dựng văn hóa Y tế điện tử. Không chỉ là công nghệ mà còn là thói quen và cách thức trao đổi và chia sẻ thông tin. Ở Việt Nam rất nhiều người chưa biết đến các ứng dụng sẵn có của ĐTDĐ để tiếp cận với dịch vụ tư vấn và điều trị y tế. Qua diễn đàn lần này, Việt Nam có thể học hỏi từ thành công và thất bại của các nước để lựa chọn hướng đi của mình. Tôi nghĩ, khu vực tư nhân có thể tham gia vào phát triển Y tế điện tử. Điều quan trọng đối với Việt Nam là phải điều phối tốt ở cấp độ quốc gia, phải có cơ quan đi đầu trong Y tế điện tử.
Chƣơng 3. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TRONG VIỆC BẢO VỆ HỒ SƠ Y TẾ ĐIỆN TỬ