Kết quả khảo sát học sinh THPT về học nghề ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học công nghệ sinh học nuôi trồng nấm sò theo mô hình trường học gắn với thực tiễn ở lào cai (Trang 49 - 57)

(PL4) TT Phương án chọn Nội dung A B C D SL % SL SL % % SL % 1 Theo em mục đích chính của của việc học nghề ở trường THPT là gì ?

06 1,94 287 92,58 25 8,06 2 0,65

2

Khi tham gia học nghề, em có thu nhận được những kiến thức gì sau khi kết thúc chương trình nghề. 105 33,87 195 62,90 10 3,23 0 0 Em mong muốn gì về việc học nghề ở trường THPT 30 9,68 100 32,26 177 57,09 3 0,97

Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi có thể đưa ra nhận xét ban đầu về thực trạng dạy môn nghề ở trường THPT hiện nay như sau: Đa số thầy cô đều có thể dạy môn nghề tuy nhiên để có chuyên môn sâu và gắn với thực tiễn tại trường và dịa phương thì chưa có nhiều, việc dạy học môn nghề còn chưa chú trọng.

Trong hoạt động DH môn nghề GV chưa chú trọng đến tính thực tế của môn học mà chỉ mang tính chất dạy môn học để thi lấy điểm cộng cho tốt nghiêp nên nó chua sử dụng đúng mục.

Tiểu kết chương 1

1. Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy:

Vấn đề dạy nghề trong trường THPT có nhiều tác giả trên thế giới và VN nghiên cứu. Tuy nhiên để xây dựng bộ tài liệu riêng phù hợp với mỗi trường thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể.

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu có liên quan, chúng tôi tiếp tục làm rõ thêm một số vấn đề lí luận về nghề, cách biên soạn tài liệu dạy nghề ở trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai.

2. Trên cơ sở phân tích thực trạng về học và dạy nghề trong trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai, chúng tôi thấy cần phải nhận định đúng và đánh giá vai trò của học nghề trong dạy học ở trường THPT đặc biệt là định hướng nghề nghiệp. Sự cần thiết xây dựng bộ tài dạy nghề phù hợp với điều kiện địa phương và đối tượng học sinh đảm bảo học đi đối với hành, đáp ứng được mục tiêu giáo dục.

Cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về mô hình giáo dục nghề nghiệp, làm rõ hơn về cơ sở khoa học, nội dung giáo dục, cơ sở vật chất và nguồn lực triển khai, lộ trình thức hiện, đánh giá tác động của mô hình; đảm bảo sự cân đối giữa mục tiêu của mô hình với mục tiêu tổng quát của chương trình giáo dục phổ thông… Những vấn đề này đã được chúng tôi làm rõ ở chương 2.

Chương 2

DẠY HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC "NUÔI TRỒNG NẤM SÒ" THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

Ở LÀO CAI

2.1. Xây dựng tài liệu chuyên đề "Nuôi trồng nấm sò" ở trường THPT số 1 Bảo Thắng, Lào Cai Bảo Thắng, Lào Cai

2.1.1. Phân tích chương trình môn nghề của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Lào Cai

Chương trình GDNPT lớp 11 có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày. Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu dạy học 11 NPT: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng... Ngoài ra, các Sở GD&ĐT có thể lựa chọn một số nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu và thực hiện sau khi được Bộ GD&ĐT chấp thuận. Các Sở GD&ĐT xây dựng Kế hoạch thực hiện GDNPT lớp 11, phân công rõ trách nhiệm của các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (TTKTTH-HN) và các trường THPT trong việc phối hợp thực hiện GDNP. Hình thức tổ chức dạy học cũng tùy theo từng trường sao cho đủ 105 tiết đối với bậc THPT. Vì vậy, có trường dạy vào các buổi học không chính khóa, có trường lại dạy xen kẽ vào các giờ học chính khóa.

2.1.2. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu "Nuôi trồng nấm sò"

Để có thể xây dựng được tài liệu " Nuôi trồng nấm sò" phù hợp với nội dung dạy nghề ở trường THPT số 1 Bảo Thắng chúng tôi thực hiện theo các bước sau:

Tìm tài liệu về nuôi trồng Nấm sò Tìm hiểu mô hình nuôi trồng nấm sò có trên địa bàn sinh sống

Chắt lọc, tổng hợp nội dung tài liệu

Tiến hành nuôi trồng nấm sò theo nội dung biên soạn

Đánh giá kết quả của nuôi trồng nấm sò theo hướng tài liệu xây dựng Chỉnh sửa lại nội dung và áp dụng trong môn nghề ở trường

Hình 2.1. Các bước xây dựng tài liệu "Nuôi trồng Nấm sò" Bước 1: Tìm tài liệu về nuôi trồng Nấm sò

Tiến hành tìm các nguồn tài liệu về nuôi trồng Nấm sò như

- Kỹ thuật trồng chế biến nấm ăn và nấm dược liệu của tác giả Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Duy Trình, Ngô Xuân Nghiễn năm 2012 của nhà xuất bản Nông nghiệp [15].

- Kỹ thuật trồng Nấm mỡ, Nấm rơm, Nấm sò, Nấm hương và Mộc mĩ của tác giả Đường Hồng Dật năm 2002 của nhà xuất bản Hà Nội [8].

- Công nghệ nuôi trồng nấm (tập 1, 2) của GS.TS Nguyễn Lân Dũng xuất bản năm 2004 của nhà xuất bản nông nghiệp và của nhiều tác giả khác [27]....

Bước 2: Tìm hiểu mô hình nuôi trồng nấm sò có trên địa bàn sinh sống

Tìm hiểu các mô hình trồng nấm sò tại địa phương như cở sở nuôi trồng nấm sò của chị Nguyễn Thị Lan thôn Bắc Ngầm xã xuân Quang, Huyện Bảo Thắng hay mô hình nuôi trồng nấm sò của chị Tráng Thị Ngọc tại thôn Nhuần xã Phú nhuận, Huyện Bảo Thắng. ...

+ Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, cách thức nuôi trồng nấm sò. + Tìm hiểu về thời vụ, các điều cần chú ý khi nuôi trồng nấm sò.

+ Tham khảo các ý kiến của các hộ kinh doanh nuôi trồng nấm sò để lựa chọn nguyên liệu cho phù hợp với điều kiện trường ..

Bước 3: Chắt lọc, tổng hợp nội dung tàiliệu

- Tổng các kiến thức về nuôi trồng nấm sò ở các tài liệu

- Chắt lọc và sắp xếp nội dung sao cho phù họp với điều kiện của trường để học sinh có thể thực hiện được.

Bước 4: Tiến hành nuôi trồng nấm sò theo nội dung biên soạn

- Tiến hành nuôi trông nấm sò theo nội dung đã biên soạn - Thực nghiệm ở các lớp học nghề.

Bước 5: Đánh giá kết quả của nuôi trồng nấm sò theo hướng tài liệu xây dựng

- So sánh kết quả của nuôi trồng nấm sò trong trường với nuôi trồng nấm sò tại địa phương như

+ Thời gian sinh trưởng + Chất lượng của nấm

+ Có dễ thực hiện hay không

Bước 6: Chỉnh sửa lại nội dung và áp dụng trong môn nghề ở trường

Chỉnh sửa lại nội dung lần nữa và biện soạn lại thành cuốn tài liệu dành cho môn nghề áp dụng tại trường.

2.2. Giới thiệu cấu trúc nội dung phần “Nuôi trồng Nấm Sò”

2.2.1. Cấu trúc nội dung nuôi trồng nấm sò

Các nội dung trong tài liệu nuôi trồng nấm sò đã viết của các tác giả như trình bày trên viết liền mạch , nó có tầm vĩ mô và áp dụng cho các cơ sở nuôi trồng . Tuy nhiên với điều kiện trong trường THPT đối tượng là học sinh và lên

lớp thực hiện các bài theo tiết để giữ nguyên bản như các tác giả nguyên cứu là chưa hợp lý do đó tôi mạnh dạn chia các phần lý thuyết và vận dụng trong các tài liệu thành các bài học nhỏ phù hợp với điều kiện địa phương và năng lực học tập của học sinh để cho phần học được hiệu quả nhất.

Nội dung bộ tài liệu có cấu trúc như sau

+ Phương pháp trồng Nấm Sò (Nấm Bào Ngư)

Phần nội dung này gồm 14 bài tương ứng 14 tiết trong đó cụ thể như sau:

Các bài Nội dung

Bài 1. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Sò (Nấm Bào ngư)

1. Tổng quan về nghề trồng nấm 2. Nấm sò

2.1 Khái niệm

2.2 Nguồn gốc và đặc điểm

2.3Giá trị của nấm sò đối với đời sống. 2.4 Phân loại

2.5 Đặc điểm sinh thái của nấm sò 3. Điều kiện tự nhiên của địa phương. Bài 2 :Thực hành: Tham quan mô

hình trồng Nấm sò tại địa phương

1. Chuẩn bị

2. Quy trình thực hành

Bài 3: Chuẩn bị trồng nấm 1. Chọn địa điểm xây dựng phòng trồng nấm 2. Bố trí phòng trồng nấm 2. Bố trí phòng trồng nấm 3.Khử trùng vệ sinh phòng trồng nấm Bài 4 : Thực hành chuẩn bị phòng trồng nấm 1. Chuẩn bị 2. Quy trình thực hành 3.Đánh giá kết quả học sinh Bài 5 : Chuẩn bị dụng cụ vật tư và

nguyên liệu nuôi trồng

1. Dụng cụ đo dùng để trồng nấm 2.Dụng cụ để xử lý nguyên liệu 3.Vật tư.

Bài 6: Thực hành : Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu trồng Nấm sò

1.Chuẩn bị

2. Quy trình thực hành 3. Đánh giá kết quả

Các bài Nội dung

Bài 7: Quy trình trồng nấm sò trên rơm và trộn với cám gạo

1. Quy trình trồng nấm trên rơm với cám gạo. 2. Chọn nguồn rơm

3. Chọn nguồn cám gạo

4. Các bước tiến hành xử lý nguyên liệu 5.Đóng túi và cấy giống nấm

6. Chuyển các túi nấm sau khi nuôi trồng sang nhà trồng.

6. chăm sóc và thu hái Bài 8: Thực hành chọn và ngâm đảo rơm Thực hành hấp cám gạo 1. Chuẩn bị 2. Quy trình thực hành Bài 9 : Thực hành đóng bịch nấm 1.Chuẩn bị 2. Quy trình thực hành 3. Đánh giá kết quả Bài 10: Thực hành: Kiểm tra sự

phát triển của sợi nấm

1. Chuẩn bị

2. Quy trình thực hành 3. Đánh giá kết quả Bài 11: Thực hành treo bịch nấm 1. Chuẩn bị

2. Quy trình thực hành 3. Đánh giá kết quả Bài 12: Thực hành chăm sóc và thu

hái

1. Chuẩn bị

2. Quy trình thực hành 3. Đánh giá kết quả

Bài 13: Bệnh hại và cách phòng trừ 1. Bệnh sinh lý và biện pháp phòng trừ 1.1 Bệnh hại sợi nấm

1.2Bệnh sợi nấm mọc yêu , nhanh chóng lão hóa

Các bài Nội dung

2. Bệnh hại quá thể nấm sò

3. Bệnh nhiễm vi sinh vật và biện pháp phòng trừ. 3.1 Bệnh nhiễm do nấm mốc 3.1.1 Nấm mốc trứng cá 3.1.2 Nấm mốc xanh 3.1.3 Nấm mốc đen 3.2 Bệnh nhiễm do vi khuẩn 3.3 Bệnh nhiễm do vi rút

3.4. Bệnh nhiễm các loại nấm dại 3.5 Nấm mực

3.6. Nấm chân chim

4.Bệnh do côn trùng, động vật hại và cách phòng trừ

4.1 Chuột, kiến, gián , ốc 4.2 Nhện nấm

4.3 Rệp 4.4 Ruồi nấm

Bài 14 : Sơ chế và bảo quản nấm Bảo quản lạnh nấm sò

* Hướng dân sử dụng tài liều nuôi trồng Nấm sò.

- Tài liệu được dùng trong môn dạy nghề , tương ứng 14 tiết, 14 bài và chỉ nên sử dụng trong thời gian thời tiết có thể nuôi trồng Nấm sò mới có hiệu quả. - Tài liệu đang là dự thảo nên chỉ lưu hành nội bộ trong trường.

- Các bài thực hành nên thực hiện thao tác thường xuyên liên tục, để ccs thao tác nhuần nhuyễn.

2.2.2. Nội dung và các yêu cầu cần đạt phần “Nuôi trồng Nấm sò”

Nội dung kiến thức và các yêu cầu cần đạt khi nuôi trồng nấm sò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học công nghệ sinh học nuôi trồng nấm sò theo mô hình trường học gắn với thực tiễn ở lào cai (Trang 49 - 57)