Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của cảm biến RFID dùng cho ứng dụng theo dõi chất lượng thực phẩm (Trang 27 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ RFID

1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ở trong nước

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ RFID vào thực tiễn diễn ra chậm so với nhiều nước khác trên thể giới. Mãi đến những năm gần đây, hệ thống RFID mới được sử dụng trong một vài lĩnh vực như quản lý kho hàng, kiểm soát an ninh hay giao thông công cộng (xem Hình 1.15). Vì vậy, có thể thấy tiềm năng ứng dụng công nghệ này ở trong nước vẫn còn rất lớn.

(b)

Hình 1.15. Ứng dụng công nghệ RFID ở trạm thu phí tựđộng Xa lộ Hà Nội (a) và bãi giữ xe tòa nhà De Manor TP.HCM (b).

Hiện nay, Thư viện Đại học Quốc gia TPHCM đã ứng dụng công nghệ này trong việc quản lí sách và tài liệu (tham khảo Hình 1.16). Theo đó, tất cả các sách báo và tài liệu trong thư viện đã được dán nhãn RFID. Tại khu vực kiểm soát cho mượn và trả sách đều được gắn đầu đọc thẻ để nhân viên dễ dàng nạp mã số cho các thẻ trên sách báo và kiểm tra tình trạng của chúng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng một thiết bị đọc thẻ cầm tay để có thể tìm kiếm và kiểm tra thông tin về tài liệu trong thư viện. Điều này giúp giảm chi phí về mặt quản lý, nhân sự, đảm bảo an ninh cũng như tạo ra sự thuận tiện trong việc thống kê và tìm kiếm tài liệu của thư viện.

Ngay từ năm 2008, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) – Đại học Quốc gia TP HCM đã bắt đầu thực hiện các đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ăng-ten sóng radio trên thẻ nhận dạng RFID hoạt động ở tần số siêu cao tần (UHF). Trước tiên là đề tài Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng – Bộ Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu chế tạo thẻ nhận dạng sử dụng ăng-ten sóng radio bằng công nghệ nano” (nghiệm thu vào tháng 8/2012). Kết quả, Các ăng-ten sau khi chế tạo được kết nối với một con chíp hoặc một ăng-ten sơ cấp (nhãn AK TAGSYS) để tạo thành thẻ nhận dạng thụ động hoàn chỉnh. Các thẻ này có tầm đọc khác nhau dao động từ 20 – 50 cm đối với loại thẻ kết nối chip và từ 6 - 10 m đối với thẻ có AK TAGSYS [9]. Nghĩa là các sản phẩm này cũng tương đương với các thẻ RFID thương mại hiện nay trên thị trường và có thể được sử dụng vào nhiều ứng dụng phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, các hướng nghiên cứu song song cho công nghệ RFID nhằm hướng tới những ứng dụng mới cho Việt Nam cũng đã được triển khai như đề tài nghị định thư song phương với Pháp "Nghiên cứu chế tạo thẻ nhận dạng siêu cao tần bằng công nghệ in phun dùng cho các ứng dụng cảm biến" (nghiệm thu vào tháng 8/2014) và đề tài cấp nhà nước KC-02 "Nghiên cứu chế tạo mực in

Hình 1.16. Ứng dụng hệ thống RFID trong quản lý thư viện. Nguồn: ITEL Việt Nam, www.itel-vn.com.

Cuối năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt và ủy quyền cho Đại học Quốc gia TP. HCM thực hiện dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” trong thời gian 4 năm (2011 - 2015). Điều này cho thấy Việt Nam đang rất quyết tâm trong việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ và quy trình sản xuất cũng như triển khai ứng dụng công nghệ RFID một cách rộng rãi tại thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của cảm biến RFID dùng cho ứng dụng theo dõi chất lượng thực phẩm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)