KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Tại thời điểm thực tập tốt nghiệp, trại đang nuôi gà thả vườn với số lượng 10000 con chia làm 2 chuồng. Phương thức nuôi thả vườn. Em được nhận nhiệm vụ chính là hỗ trợ nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý 5000 con. Trong suốt quá trình thực tập tại trại gà của Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương, được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị ở công ty. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Em có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gàtrong thời gian thực tập trong thời gian thực tập
STT Cho 1 gà ăn 2 3
Trong thời gian làm việc tại trại em luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ giấc. Gà 1 tuần tuổi, cứ mỗi 2 giờ cho ăn một lần tổng số lần thực hiện là 84 lần; gà 2 tuần tuổi, cứ mỗi 4 giờ cho ăn 1 lần tổng số lần thực hiện là 42 lần; gà 3 tuần tuổi trở đi một ngày được chia làm 2 lần cho ăn tổng số lần thực hiện là 70 lần.
công việc này được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng, trước khi thay máng cám và máng uống nước và em đã hoàn thành 100% so công việc được giao.
4.2. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh
4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh
Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại
STT Công việc
1 Vệ sinh sát trùng hằng ngày
2 Quét và rắc vôi đường đi
3 Sát trùng định kỳ xung
quanh chuồng trại
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày. Trong thời gian chăm sóc gà thì giai đoạn 1 - 7 tuần tuổi em đã thực hiện được 49 lần, đạt 100% công việc được giao.
Quét, rắc vôi đường đi và sát trùng định kỳ xung quanh trại, xung quanh chuồng nuôi thực hiện 1 lần/tuần em đã thực hiện được 7 lần, hoàn thành 100% công việc được giao.
Qua đó, em hiểu được tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi và công việc vệ sinh sát trùng hợp lý nhất với từng trại chăn nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh xâm nhập cũng như nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
4.2.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, trại đã trực tiếp thực hiện đúng lịch phòng bệnh theo dịch tễ vùng chăn nuôi và theo khuyến cáo của kỹ sư chăn nuôi công ty, kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn gà tại trại Ngày tuổi 3 5 14 28 35
Kết quả bảng 4.3. Cho thấy trại đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh theo hướng dẫn đã đưa ra, tất cả gà đều được tiêm các loại vắc-xin theo đúng quy trình, kỹ thuật. Trong thời gian thực tập, đã trực tiếp tiêm phòng vắc-xin và pha vắc-xin phòng bệnh cho gà, với tỷ lệ từ 32,75% đến 33,91%, gà được tiêm phòng đều an toàn 100%.
Việc sử dụng vắc-xin phòng các bệnh newcastle, gumboro, đậu và viêm phế quản truyền nhiễm đạt hiệu quả cao, đã tạo miễn dịch cho toàn đàn gà. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia cầm nào được tiêm phòng và những vùng tiêm phòng đạt
- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe mạnh. - Lắc kỹ vắc-xin trước và sau khi dùng.
- Vắc xin mở ra phải sử dụng ngay, vắc-xin thừa phải hủy bỏ.
4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở
Trong thời gian nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà, hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát những biểu hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã gặp và trực tiếp điều trị một số bệnh như sau:
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà
Tên bệnh Cầu trùng Đầu đen
hưởng của tồn dư thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung, trại đã sử dụng SUN - DIMECOX + SUN - VIT K 10% điều trị bệnh cầu trùng với liều lượng 1/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 4852/4890 số gà điều trị, tỉ lệ khỏi là 99,22%. Dùng SUN - MONOCOX S (Sulfamonomethoxine)
+ Forentic thảo dược điều trị bệnh đầu đen với liều lượng 1g/3 - 4 lít nước
dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 4811/4832 số gà điều trị, tỉ lệ khỏi 99,56%.
4.4. Công tác khác
4.4.1 Chẩn đoán, điều trị bệnh cho gà thả vườn
Một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn
Trong quá trình làm việc tại trang trại và hỗ trợ công tác thị trường, em đã ghi chép lại số đàn gà khỏe mạnh và số lượng đàn gà đang có triệu chứng của một số bệnh tại trại của công ty và các trại ở khu vực huyện Tam Dương. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn tại trại và các đàn gà ở địa bàn huyện Tam Dương
Chỉ tiêu Tên bệnh
Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp trên đàn gà là bệnh đầu đen và bệnh đường hô hấp mạn tính(CRD), bệnh viêm ruột hoại tử.
Qua bảng 4.3 có thể thấy rằng: bệnh CRD gặp ở tất cả các đàn gà, chiếm tỷ lệ mắc bệnh ở các đàn lên đến 97,22%. Sau đó đến bệnh đầu đen chiếm tỷ lệ đến 80,55%. Bệnh viêm ruột hoại tử chiếm tỷ lệ mắc ít hơn hai bệnh trên nhưng cũng chiếm đến 69,44%.
Đây là 3 bệnh điển hình thường gặp nhất ở trại và các hộ chăn nuôi gà thả vượn ở huyện Tam Dương. Trong 3 bệnh trên không có bệnh nào do virut gây ra, điều đó có thể thấy việc phòng bệnh bằng vắc xin đã đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên 3 bệnh này cũng là các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gà, chi phí chăn nuôi, mức độ hao hụt đầu con.
4.4.2. Một số công tác khác
Trong quá trình thực tập tại công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương em đã được công ty phân công hỗ trợ trại của công ty và đi khảo sát thị trường gồm những nội dung công việc như sau:
Bảng 4.6. Kết quả công tác khác
STT Nội dung công việc
1 Hỗ trợ đại lý bán hàng
2 Giúp dân tiêm gà và làm
vắc-xin, theo dõi đàn gà
3 Khảo sát thị trường
4 Đi họp trên công ty
Trong quá trình, thời gian đi thị trường em đã thực hiện các công việc với kết quả như sau:
- Với công việc hỗ trợ đại lý bán hàng em đã được tham gia thực hiện tại đại lý với thời gian thực hiện được là 45 ngày trên tổng số 120 ngày thực hiện của công ty, chiếm tỷ lệ 37,5% công việc tham gia.
- Giúp dân tiêm gà và làm vắc-xin em đã đi tham gia thực hiện tiêm phòng thuốc và làm vắc-xin với số ngày thực hiện được là 35 ngày trên tổng 45 ngày thực hiện của công ty, chiếm tỷ lệ 77,8% công việc tham gia.
- Khảo sát thị trường là công việc được thực hiện thường xuyên hằng ngày tại công ty, trong 4 tháng thực tập với tổng số 120 ngày, em đã tham thực hiện được 35 ngày đi khảo sát thị trường, chiếm tỷ lệ 29,17% công việc được giao.
- Đi họp trên công ty em đã được tham với số ngày thực hiện được là 10 ngày trên tổng số 10 ngày công ty tổ chức họp, chiếm tỷ lệ 100% công việc tham gia.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua đợt thực tập và được làm việc thực tế tại cơ sở thức tập, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho
đàn gà, vệ sinh máng ăn máng uống, hoàn thành 100% công việc được giao. - Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại luôn được trại quan tâm được thực hiện thường xuyện hàng ngày trong quá trình nuôi dưỡng và hoàn thành 100% công việc.
- Trực tiếp tiêm phòng cho đàn gà tại trại đạt tỷ lệ an toàn 100%. - Tham gia phòng bệnh cho đàn gà bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đều hoàn thành 100% công việc được giao.
- Gà bị cầu trùng sử dụng phác đồ điều trị SUN - DIMECOX + SUN - VIT K 10% với liều lượng 1/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước dùng 5 - 7 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,85%.
- Dùng SUN - MONOCOX S(Sulfamonomethoxine) + Forentic thảo dược điều trị bệnh đầu đen với liều lượng 1g/3 - 4 lít nước dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 4811/4832 số gà điều trị, tỉ lệ khỏi 99,56%.
- Hỗ trợ bán hàng, giao thuốc xuống các trại gà, giúp dân tiêm gà và
làm vắc- xin tại các trại gà, khảo sát thị trường để thống kê tình hình chăn nuôi và bệnh thường xảy ra trên gà thịt tại huyện Tam Dương.
- Đã hoàn thành 100% các công việc khác, tương tự như hỗ trợ bán hàng, giao thuốc, giúp các trại tiêm gà, làm vac xin…
5.2. Đề nghị
- Tiếp tục cho các lớp sinh viên được tham gia thực tập nhiều hơn tại cơ sở chăn nuôi, để sinh viên được trải nghiệm và học tập thực tiễn nhiều hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh trên gà cũng như đưa ra các biện pháp phòng trị thích hợp. Tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh để hạn chế tác hại của bệnh cũng như giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và nâng cao năng suất, chất lượng gà sinh sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng ở gà và biện pháp phòng trị, NXB Khoa học tự nhiên Công nghệ.
2.Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 66 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đào Trọng Đạt (1975), “Điều tra tình trạng màng kháng thể chống
Mycoplasma” Báo cáo khoa học.
4. Trần Xuân Hạnh (2004), 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, NXB Nông nghiệp.
5.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2000), Giáo trình kiểm tra vệ sinh thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
6. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp. 9.Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
10. Lê Hồng Mận (2003), Hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi gà công nghiêp, NXB Lao động xã hội.
11. Lê Văn Năm (2010), “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh đầu đen, bệnh kén ruột thừa”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập II.
12. Lê Văn Năm (2011), “Bệnh đầu đen ở gà và gà tây”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi
13. Lê Văn Năm (2003), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, NXB Nông nghiệp.
14. Nguyễn Thanh Sơn (2004), Kỹ thuật nuôi gà ri và gà ri pha, NXB Nông nghiệp 15. Trương Thị Tính, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Văn Năm, Đỗ Thị Vân Giang (2015), ‘‘Tình hình mắc bệnh đầu đen ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang’’, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXII. 16.Hội bác sỹ thú y (2008), Bệnh Mycoplasma ở gia cầm.
II. Tài liệu nước ngoài
18. Bai and Ouyang (2006), Probiotics and inflammatory bowel diseases, Postgrad. Med. J., 82 (2006), pp. 376-382.
19. M. Yegani, D.R. Korver, Factors affecting intestinal health in poultry. Poult. Sci., 87 (2008), pp.2052-2063.
20. F. VanImmerseel, J. DeBuck, F. Pasmans, G. Huyghebaert, F. Haesebrouc, R. Ducatelle, Clostridium perfringens in poultry: An
emerging threat for animal and public health. Avian Pathol., 33 (2004), pp. 537-549
21. H.W Joder (1964), Investigate of morphological changes of Mycoplasma colony(Characteziation of avian Mycoplasma)
22. Bleyen N., De Gussem K., De Gussem J. Goddeeris B. M. (2007),
Specific detection of Histomonas meleagridis in turkeys by a PCR assay with an internal amplification control, Vet. Parasitol, 143, 3 - 4, pp. 206 - 213.
23. Liebhart D., Weissenbock H., Hess M. (2006), “In - situ hybridization for the detection and identification of Histomonas meleagridis in tissues”,
24. McDougald L. R. (2003), Protozoal infections coccidiosis In Diseases of poultry, Iowa State University Press, Ames, IA, pp. 974 - 991.
25. Lotfi A. R. ets. (2012), “Persistence of Histomonas
meleagridisin or on materials used in poultry houses”, Avian Dis., pp. 224 - 226.
26. McDougald L. R. (2008), Histomoniasis (Blackhead) and other protozoan diseases of the intestinal tract, Blackwell Publishing Ltd, Oxford, pp.1095 - 1117.
27. Bencina D, Tadina T and Dorrer D (1988), Natural Infection of ducks with
Mycoplasma synouiae and Mycoplasma gallz'septỉcum and myocplasma egg transmission. Auian Pathology 17:441- 449.
Ảnh 1: Họp tại công ty Ảnh 2: Hội thảo giới thiệu sản phẩm của công ty