(Đơn vị: cm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8
Mực nƣớc triều TB Đỉnh triều cao Chân triều thấp
Đỉnh triều cao trung bình Chân triều thấp trung bình Biên độ triều trung bình
9 86 - 79 63 - 44 107 - 6 78 -74 43 - 55 98 4 80 -72 47 - 41 88 - 11 56 - 84 27 -57 84 -16 59 -99 30 -68 98 -13 67 -90 35 -57 92 -23 60 -100 28 -73 101 - 6 66 -65 36 -43 79 Nguồn [56] Khu vực cửa sông, đầm vịnh, biên độ triều trung bình 1,0- 1,6 m, thời kỳ triều cƣờng khoảng 1,5- 2,0 m, thời kỳ triều kém khoảng 0,4- 0,5 m. Tại đầm Ô Loan biên độ triều trung bình dao động 0,6- 0,7 m, biên độ triều lớn nhất chỉ trên dƣới 1m. Tại trạm Phú Lâm, biên độ triều trung bình dao động khoảng 0,5- 1,0 m, biên độ triều lớn nhất 1,3- 1,8 m.
Thủy triều ảnh hƣởng trực tiếp đến HĐDL tắm biển. Thời gian thích hợp cho hoạt động du lịch tắm biển ở Phú Yên là vào mùa hè và đầu mùa thu (tháng 4-9), thời gian này nƣớc biển không lớn và thƣờng cạn vào buổi chiều. Còn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây thời điểm mùa thu (trùng với mùa mƣa) và mùa đông, nƣớc biển thƣờng lớn, sóng mạnh không thích hợp với việc tắm biển.
- Độ mặn: Độ mặn nƣớc biển có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch tắm biển. Độ mặn trung bình của nƣớc biển là 3,5%, mặc dù nhìn chung nƣớc biển có độ mặn nhƣ vậy, song nƣớc biển ở những nơi khác nhau sẽ có độ măn khác nhau, độ mặn nƣớc biển
sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự nổi trên mặt nƣớc của ngƣời tắm biển [1].
Ở Phú Yên, mùa cạn có độ mặn lớn, mùa lũ độ mặn giảm. Độ mặn lớn nhất thƣờng xảy ra vào tháng 5 đến tháng 7, độ mặn nhỏ nhất thƣờng xảy ra vào tháng 1 đến tháng 4. Độ mặn nƣớc biển nằm ở mức không cao, nên nhìn chung là thích hợp cho du lịch tắm biển (bảng 2.2). Bảng 2. 2: Đặc trƣng độ mặn (%) tại trạm Phú Lâm (1977- 2012) Đặc trƣng Tháng Độ mặnmax Độ mặnmin 1 1,30 0,055 3 1,42 0,047 4 1,42 0,013 5 1,67 0,052 7 2,06 0,028 Nguồn [56]
- Dòng biển: Tại Phú Yên, nhiều bãi tắm ngang xuất hiện dòng rút ven bờ (Rip currents) rất mạnh, nhất là vào lúc biển động hoặc chuyển mùa, điều đó gây nguy hiểm cho du khách khi tắm biển. Theo nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Phú Yên, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, bãi biển Tuy Hòa thƣờng có dòng Rip xuất hiện. Khu vực xuất hiện mạnh và nguy hiểm nhất là từ khe nƣớc ngọt (khu vực bãi biển Trung tâm An điều dƣỡng tàu ngầm Hải quân ở xã An Phú) đến Nhà hàng Bán Đảo Ngọc (phƣờng 7), thuộc khu vực phía Bắc của bãi biển. Các bãi biển khác có dòng Rip là bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa (đoạn phía Nam bãi tắm Vịnh Hòa), bãi Bàu, bãi biển An Hải, bãi Môn. Chính vì thế, các khu vực này sẽ nguy hiểm khi tắm biển [57].
- Sóng: Sóng biển có vai trò to lớn đối với du lịch tắm biển, sóng biển quá lớn hay không có sóng đều không thích hợp cho tắm biển. Không có sóng sẽ không tạo đƣợc cảm giác hấp dẫn cho du khách khi tắm biển. Sóng lớn sẽ gây nguy hại cho du khách. Khi sóng biển lớn hơn 1m sẽ gây nguy hại đối với tàu thuyền và các hoạt động tắm biển.
Ở các bãi biển của Phú Yên, độ cao sóng biển dao động từ 0,4-1m [1]. Cụ thể độ cao sóng ở các bãi biển nhƣ sau: bãi Bàng (0,42m); bãi Bàu (0,7-1,0m); bãi Rạng (0,42m); bãi biển thôn 4 (0,7-1m); bãi Nồm (0,5m); bãi Tràm (0,5 m); bãi Long Hải (0,7-1m); bãi Từ Nham - Vịnh Hòa (0,7-1m); bãi Ôm (0,5-0,6m); bãi Bình Sa (0,5- 0,9m); bãi An Hải (0,5- 1,0m); bãi Phú Thƣờng (0,5- 1,0m); bãi Xép (0,7- 1,0m); bãi tắm trên hòn Lao Mái Nhà (0,9m); bãi Long Thủy (0,5- 0,6m); bãi biển Tuy Hòa (0,8- 1,0m); bãi Môn (0,7-0,9m). Nhƣ vậy, sóng ở các bãi biển Phú Yên đƣợc đánh giá chung
là thích hợp cho du lịch tắm biển.
- Nhiệt độ nước biển: Ở khu vực biển ven bờ Phú Yên, nhiệt độ nƣớc biển ít dao động, trung bình 27-27,50C [1], thích hợp với tắm biển.
- Chất lượng nước biển: Theo đánh giá của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên [1], nƣớc biển ở các bãi biển của Phú Yên rất sạch, trong do không bị ảnh hƣởng bởi các hoạt động kinh tế và dân sinh, nên an toàn cho tắm biển.
Nhìn chung, điều kiện hải văn (thủy triều, độ mặn, sóng, nƣớc biển) trên đoạn bờ biển Phú Yên rất lý tƣởng cho các hoạt động tắm biển, nghỉ dƣỡng.
2.1.2.5. Sinh vật
Phú Yên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa dãy Trƣờng Sơn xuống Biển Đông, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lƣợng mƣa lớn, tạo điều kiện phát triển hệ sinh vật phong phú, đa dạng. Hệ sinh vật đã trở thành nguồn TNTN quý giá, có vai trò lớn đối với việc hình thành TNDL của Phú Yên.
- Thực vật tự nhiên: Có nhiều kiểu rừng khác nhau nhƣ kiểu rừng nhiệt đới núi thấp, kiểu rừng mƣa ẩm nhiệt đới, rừng thƣa nhiệt đới núi thấp rụng lá và nửa rụng lá, kiểu rừng truông gai, cây bụi [58]. Các khu vực cảnh quan có giá trị cao cho PTDL ở nơi đây nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đèo Cả, khu rừng nguyên sinh ở Hội trƣờng mùa xuân (cao nguyên Vân Hòa), nơi đây thích hợp cho phát triển LHDL sinh thái.
- Rừng trồng: Hiện có 20.963 ha chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tƣợng, xà cừ, phi lao, điều đƣợc trồng thuần loại theo đám. Rừng trồng đƣợc khai thác luân phiên, không có thời điểm đất trống. Hƣớng canh tác này đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Hình 2. 3: Rừng trồng ở cao nguyênVân Hòa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) Vân Hòa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) - Cây lương thực và hoa màu: Chủ yếu ở khu vực đồi thấp của các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân và khu vực các đồng bằng ven biển. Thảm thực vật ở khu vực đồi núi thấp phía Tây Phú Yên (nhƣ sắn, bắp…), đồng lúa Tuy Hòa, đồng rau - hoa Ngọc Lãng (TP. Tuy Hòa), Tuy An vào thời điểm mùa vụ tạo nên một bức tranh đồng quê rất đẹp, là tài nguyên du lịch quý giá, tạo nên SPDL đặc trƣng, nổi tiếng của Phú Yên là “xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh”.
- Động vật: Hệ động vật rừng Phú Yên khá phong phú, có 43 họ chim với 114 loài, có 20 họ thú với 51 loài, có 3 họ bò sát với 22 loài, với nhiều loài quý hiếm (công, trĩ, gà lôi trắng, gà lôi hồng tía, khỉ mặt đỏ, chà vá, vƣợn)... Các loài này có mặt trong các khu BTTN và trở thành nguồn tài nguyên tự nhiên quý cho DLST.
- Sinh vật biển: Sinh vật biển Phú Yên có giá trị cho PTDL ở chỗ đã tạo nên các món ăn đặc trƣng, thu hút du khách, nổi tiếng có thể kể đến nhƣ sò huyết Ô Loan, cá ngừ đại dƣơng, tôm hùm Sông Cầu… Ngoài ra, các hệ sinh thái san hô quanh các đảo ven bờ cũng đã trở thành nguồn TNDL độc đáo,
hấp dẫn du khách lặn biển. Hình 2. 4: San hô ở Hòn Yến(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)
Tất cả những giá trị này của sinh vật sẽ tạo nên sức hút lớn trong khai thác hoạt động du lịch nhƣ tham quan, nghỉ dƣỡng, sinh thái của địa phƣơng.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Nhân tố con người và bản sắc văn hóa địa phương
Một trong những nguồn lực để phát triển du lịch Phú Yên là yếu tố con ngƣời. Dân số Phú Yên 961.100 ngƣời (2018), trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 58% tổng dân số, đa số là lao động trẻ, là nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Tuy lực lƣợng lao động của Phú Yên chủ yếu là lao động nông nghiệp, nhƣng nếu đƣợc đào tạo cho PTDL thì đây chính là thị trƣờng lao động tại chỗ đầy tiềm năng. Năm 2018, tổng số lao động trong ngành du lịch là 3785 ngƣời (trong đó trình độ trên đại học 0,35%, đại học và cao đẳng 27,5%, trung cấp chuyên nghiệp 18,2%, sơ cấp 25,4%, lao động học các lớp ngắn hạn và chƣa qua đào tạo chiếm 28,55%) [59].
Là tỉnh ven biển, bản sắc văn hóa địa phƣơng Phú Yên mang đậm tính biển và luôn gắn với sông nƣớc. Ở những làng chài, có các lễ hội gắn với biển mang nét đặc trƣng của ngƣời Phú Yên nhƣ lễ hội cúng cá Ông (cá Voi) hay còn gọi là lễ hội cầu ngƣ. Ở đầm vịnh hay các cửa sông có lễ hội đua thuyền, đƣợc tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán.
Khu vực đồi núi phía Tây của Phú Yên, nơi có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống, có các lễ hội đặc trƣng nhƣ lễ hội bỏ mả, lễ hội cầu mùa.
Tất cả đã hội thành những nét văn hóa hết sức đặc trƣng của Phú Yên, là nguồn TNDL văn hóa hấp dẫn, là tiềm năng để PTDL của tỉnh.
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch
- Mạng lƣới và các phƣơng tiện giao thông vận tải của tỉnh phát triển rất mạnh: đƣờng bộ, đã nhựa hóa và bê tông hóa các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và liên xã; đƣờng thủy, cảng biển Vũng Rô đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp để đón các tàu trọng tải lớn; đƣờng hàng không, sân bay Tuy Hòa đã đƣợc đầu tƣ xây mới, tần suất bay các tuyến Tuy Hòa - Hà Nội -Tuy Hòa, Tuy Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh - Tuy Hòa đã đƣợc nâng lên; đƣờng sắt, ga Tuy Hòa trở thành ga chính đón tất cả các chuyến tàu Bắc - Nam và ngƣợc lại cũng là điều kiện rất thuận lợi việc đi lại của du khách; các tuyến giao thông chính nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Đây là những điều kiện tạo nên sự thông thƣơng liên vùng rất thuận lợi cho PTDL Phú Yên.
- Mạng lƣới thông tin liên lạc phát triển mạnh. Sóng phát thanh, truyền hình, wifi phủ kín toàn tỉnh cũng là những điều kiện rất thuận lợi để PTDL.
- Các công trình cung cấp điện thắp sáng, nƣớc sạch đã đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh du lịch.
2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
- Về cơ sở lƣu trú du lịch, đến cuối tháng 10/2019, toàn tỉnh có trên 200 cơ sở kinh doanh lƣu trú du lịch, khoảng 4.130 buồng lƣu trú (trong đó trên 900 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao) [60]. Sản phẩm du lịch lƣu trú cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách.
- Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar,… cũng tăng cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh đã có 13 cơ sở dịch vụ ăn uống đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
2.1.3.4. Môi trường xã hội
- An ninh chính trị, an toàn xã hội: Ở Phú Yên công tác bảo đảm an toàn xã hội, tạo môi trƣờng lành mạnh cho du khách đã đƣợc bảo đảm tốt, đa số các du khách đã có ấn tƣợng tốt về môi trƣờng xã hội và con ngƣời Phú Yên.
- Môi trƣờng văn hóa: tỉnh Phú Yên thực hiện nghiêm túc Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Thông tƣ 04/2009/TT-BVHTTDL hƣớng dẫn Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ môi trƣờng văn hóa trong sạch, đảm bảo sự PTDL bền vững.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
2.2.1. Bãi biển
Phú Yên có bờ biển dài 189km, đây là bờ biển đẹp với nhiều đoạn khúc khuỷu, dạng răng cƣa, có nhiều vũng, vịnh, bán đảo, bãi biển [10]. Bãi biển có diện tích lớn nhỏ khác nhau, nhƣng nhìn chung hệ thống bãi biển ở Phú Yên sạch. Hầu hết các bãi tắm ở Phú Yên vẫn còn giữ đƣợc vẻ đẹp hoang sơ, là điều kiện tốt để hình thành các khu du lịch biển.
Trong số 21 bãi biển ở Phú Yên đã đƣợc khảo sát, có 17 bãi tập trung ở phía Bắc, chiếm 81% (bao bồm 11 bãi ở TX. Sông Cầu và 06 bãi ở huyện Tuy An) và 04 bãi tập trung ở phía Nam Phú Yên (chiếm 19%). Địa hình các bãi biển nhìn chung có độ dốc không lớn (≤0,7%), chỉ có bãi biển bãi Rạng (Sông Cầu) là khá dốc (0,7-1,5%) và bãi tắm trên Cù lao Mái Nhà (dốc 2%) [1]. Đặc điểm các bãi biển Phú Yên thể hiện ở phụ lục 9.
* Những lợi thế và hạn chế của hệ thống bãi biển Phú Yên cho PTDL: + Lợi thế:
- Có nhiều bãi dài, diện tích mặt bãi lớn nhƣ các bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Long Thủy, bãi TP.Tuy Hòa có lợi thế cho việc xây dựng các khu du lịch biển qui mô lớn với nhiều dịch vụ cao cấp.
- Các bãi có cát trắng mịn hoặc vàng, bãi sạch, độ dốc các bãi nhỏ, mặt bãi từ rộng đến trung bình (trừ một số bãi trên các đảo), giá trị khai thác cho du lịch rất lớn.
- Địa hình sau bãi tƣơng đối đa dạng, các thềm biển, đồng bằng tích tụ biển, cồn cát do gió. Thuận lợi cho xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và bố trí nhiều LHDL kết hợp với tắm biển, nghỉ dƣỡng.
- Điều kiện hải văn (sóng, thủy triều, nhiệt độ nƣớc biển, độ mặn…) của phần lớn các bãi biển rất lý tƣởng cho các hoạt động tắm biển, nghỉ dƣỡng.
- Phần lớn các bãi biển ở Phú Yên còn hoang sơ chƣa chịu tác động của con ngƣời nên có sức hấp dẫn rất cao đối với thu hút đầu tƣ, phát triển du lịch.
+ Hạn chế:
- Một số bãi rất nhỏ, ít có giá trị du lịch, thậm chí đã bị biến đổi do tác động của con ngƣời nhƣ bãi tắm trên đảo Nhất Tự Sơn, Bãi Tiên, Vũng Me, Vũng Lắm.
-Một số bãi biển (bãi Bàu, bãi biển An Hải, bãi biển Tuy Hòa, bãi Môn, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa…) có dòng Rip khá mạnh, sự biến đổi nền đáy bãi biển rất phức tạp, nhất là vào mùa đông, gây nguy hiểm khi tắm biển.
- Môi trƣờng nƣớc của một số bãi biển đang bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu bởi việc nuôi thủy sản ven bờ (ở Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông).
2.2.2. Đầm phá, vũng vịnh
Ven biển Phú Yên có nhiều vũng, vịnh, đầm với các cảnh quan đẹp, nhƣ đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vũng Chao, Vũng Rô... đây là những khu vực có tiềm năng để phát triển du lịch biển.
Tiềm năng cho PTDL của hệ thống đầm, vịnh ở Phú Yên là sự tổng hòa của các ĐKTN, đó là nƣớc biển sạch, không khí trong lành, cảnh quan đẹp, nhiều bãi biển đẹp, bờ đá gốc, mũi đá gốc, hệ thống đảo trong vịnh, hệ sinh thái biển… đã tạo nên một tổng thể tự nhiên, hấp dẫn nhiều LHDL nhƣ tắm biển, nghỉ dƣỡng, lặn biển, nghiên cứu khoa học, lƣớt ván, du lịch sinh thái. Đặc điểm một số đầm, vũng, vịnh ở Phú Yên thể hiện tại bảng 2.3. Bảng 2. 3: Đặc điểm các đầm - vũng - vịnh ở Phú Yên TT Tên đầm , vịnh Địa điểm
Đặc trưng địa chất – địa mạo
Đánh giá chung Hình thái đầm, vịnh Hệ sinh thái
1 Đầm Cù Mông Xã Xuân Cảnh, Xuân Hoà, Xuân Hải, Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Thịnh TX Sông Cầu Đầm sâu trung bình 1,6m, hẹp và kéo dài gần 17,6km. Đầm rộng 2,2km; diện tích 30,3 km2, có nhiều đảo nhỏ, doi đất. Có một số bãi tắm đẹp ven đầm Hệ sinh vật đa dạng, nhiều loài hải sản quý, thảm cỏ biển… Cảnh quan đầm phá rất đa dạng, độc đáo, nguồn lợi hải sản phong phú, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, giá trị văn hóa bổ sung đa dạng 2 Đầm Ô Loan An Cƣ, An Hòa, An Hải, An Hiệp và An Ninh Đông, H. Tuy An
Đầm nông, kín, chạy dài ven biển, diện tích 18km2; dài 9,3km; rộng 1,9km, sâu trung bình 1,2m
Hệ sinh vật đa dạng. Hải sản phong phú: Sò huyết, hàu, cua lột…
Cảnh quan đẹp, thơ mộng, khí hậu trong lành, mát mẻ,