Khi nhập đầy đủ trong hộp thoại, kích chọn nút Create để tạo cơ sở dữ liệu trên bảng điều khiển.
2.8.5.2. Thay đổi cấu hình Cơ sở dữ liệu
Kích chọn Edit để thiết lập các thay đổi:
Những thiết lập cơ bản của cơ sở dữ liệu đã khai báo khi tạo cơ sở dữ liệu đã được hiển thị trong bảng cấu hình.
Kích chọn Edit trong bảng cấu hình để thay đổi những cài đặt hoặc truy cập vào phần thiết lập nâng cao.
Schema của cơ sở dữ liệu đã được khai báo khi chạy catalog đã được liệt kê trong bảng Catalog. Kích nút Edit trên bảng Catalog và nạp catalog mới.
Trường Mô tả
Client Port Cổng này được ứng dụng trên máy trạm kết nối tới cơ sở dữ liệu VoltDB. Mặc định là cổng 21212.
Admin Port Cổng này dùng để kích hoạt hay bỏ chế độ admin và thực thi các câu lệnh trong khi ở chế độ admin. Mặc định cổng này là 21211. HTTP Port Cổng này sử dụng giao diện JSON kết nối vào cơ sở dữ liệu
VoltDB.
Enable JSON Kích hoạt chế độ JSON.
Internal Port Cổng này dùng để máy chủ VoltDB sử dụng để giao tiếp với nhau. Log Port Cổng này được Enterprise Manager sử dụng để tập hợp các thông
điệp Log4J log từ các máy chủ riêng lẻ.
thái và hiệu suất từ các máy chủ riêng lẻ Snapshot
Directory
Thư mục chứa snapshot.
Export Overflow Directory
Đường dẫn chỉ ra export overflow được lưu trữ sử dụng để export.
Heartbeat Timeout
Khoảng thời gian cần phải gửi thông báo tới các node khác Bảng 2.9 Cấu hình cơ sở dữ liệu nâng cao
2.8.5.3. Thêm Servers tới cấu hình Cơ sở dữ liệu
Kích chọn nút Add ở bên trên danh sách máy chủ của bảng điều khiển.
Hình 2.14 Thêm máy chủ tới danh sách máy chủ.
Nếu đã khai báo máy chủ trước đó (khi bạn tạo cơ sở dữ liệu), tên máy chủ xuất hiện trên danh sách
Add Server. Đơn giản chỉ việc chọn tên máy chủ thích hợp từ danh sách chỉ định nó vào cơ sở dữ liệu hiện tại.
Nếu máy chủ chúng ta muốn chưa được khai báo, chọn Add New Server... để bổ xung nó vào danh sách. Hộp thoại Add Server mở ra cho phép khai báo máy chủ mới.
Nhập các thông số địa chỉ IP hoặc hostname của máy chủ trên trường đầu tiên. Chúng ta có thể cung cấp thông tin SSH cho máy chủ trong hộp thoại Add Server.
Khi hoàn thành hộp thoại, chọn Create để bổ xung vào danh sách và chỉ định nó vào cơ sở dữ liệu hiện tại.
2.8.5.4. Cấu hình Cơ sở dữ liệu bằng tay
Khai báo cấu hình trong file cấu hình triển khai deployment.
2.8.6. Khởi động và tắt Cơ sở dữ liệu
2.8.6.1. Khởi động Cơ sở dữ liệu
Khi đã cấu hình cơ sở dữ liệu và bổ xung các máy chủ, sẵn sàng để khởi động cluster. Kích chọn nút Start
Hình 2.16 Khởi động cơ sở dữ liệu. Lựa chọn thao tác khởi động : Lựa chọn thao tác khởi động :
2.8.6.2. Tắt Cơ sở dữ liệu
Khi cơ sở dữ liệu đang hoạt động, nút trên dashboard chuyển thành Stop Cơ sở dữ liệu. Có thể thực hiện shutdown của cluster bằng click trên nút Stop Cơ sở dữ liệu.
a. Tạm dừng Cơ sở dữ liệu (Admin Mode)
Thỉnh thoảng chúng ta không muốn dừng hoàn toàn cơ sở dữ liệu, cần tạm dừng cơ sở dữ liệu trong khi thực hiện các chức năng quản trị. Ví dụ, chúng ta muốn dừng các yêu cầu trong khi rejoin một server tới cluster chạy K-safe.
Click cơ sở dữ liệu name trong danh sách cơ sở dữ liệu bên trái và lựa chọn Pause để đặt cơ sở dữ liệu vào chế độ admin. Trong khi cơ sở dữ liệu tạm dừng, vẫn có thể vẫn thực hiện các thao tác quản trị với Enterprise Manager, như cập nhật catalog, thực hiện snapshots, dừng hoặc rejoin servers hoặc shutdown database.
Khi thực hiện xong công việc quản trị, có thể resume lại cơ sở dữ liệu về chế độ bình thường hoặc shutdown cơ sở dữ liệu.
b. Khởi động và tắt từng Servers
Nếu khởi động cluster với K-Safety, nó có thể là các node riêng biệt trong cluster dừng hoặc bị lỗi, mà không phải dừng toàn bộ cluster. Nó có thể sửa các vấn đề với node và khởi động lại sau và mang nó lại môi trường cluster đang hoạt động.
Để dừng một node riêng lẻ thủ công, click tên của nó trong danh sách servers. Sau đó bấm Stop nó sẽ dừng VoltDB trên node và icon chuyển sang màu xám. Để khởi động lại node và phải rejoin cluster, đơn giản bấm rejoin.
2.8.7. Theo dõi Cluster
Enterprise Manager dashboard giúp theo dõi: • Hoạt động và hiệu năng của cơ sở dữ liệu • Tình trạng sức khỏe của Cluster
2.8.7.1. Theo dõi hoạt động Cơ sở dữ liệu
Bên phải của dashboard cung cấp thống kê thời gian thực của cơ sở dữ liệu đang lựa chọn. Có 4 đồ thị chỉ cho biết các khía cạnh quan trọng của hiệu năng cơ sở dữ liệu.
Hình 2.18 Biểu đồ theo dõi hoạt động
Latency - Đồ thị latency cho biết độ trễ của các giao dịch đang xử lý bởi cơ sở dữ liệu. Đồ thị chỉ rằng độ trễ là 99% của giao dịch (nghĩa là 99% số giao dịch hoàn thành trong thời gian được chỉ ra)
Transactions - Đồ thị transactions chỉ ra số lượng giao dịch được xử lý trên giây (TPS), một đơn vị đo chung cho băng thông cơ sở dữ liệu.
CPU - Đồ thị CPU chỉ phần trăm sức mạnh tính toán của hệ thống bởi VoltDB trên mỗi server.
Memory – Đồ thị bộ nhớ chỉ ra kích thước sử dụng (RSS) của tiến trình VoltDB trên mỗi server.
Tuy nhiên, từng đồ thị không đủ xác định nguyên nhân gốc của vấn đề. Để giúp phân tích vấn đề, dashboard cung cấp chi tiết các thống kê bên dưới đồ thị.
Có 2 kiểu bảng cung cấp : volume và invocation.
• Bảng volume chỉ ra số hàng trong bảng, kiểu bảng (partitioned, replicated, or view), và số lượng tối đa và tối thiểu của số hàng trên phân vùng.
• Bảng invocation chỉ ra tổng số cuộc gọi cho mỗi thủ tục. Hay nói một cách khác, bảng chỉ ra độ thường xuyên của mỗi thủ tục được triệu gọi, số lần thực thi tối đa, tối thiểu và trung bình trong mỗi trường hợp. Bảng này có ích để xác định liệu thủ tục cụ thể nào kéo dài hơn hy vọng hoặc tạo ra thắt nút cổ chai. Bảng này cũng có ích trong việc ước lượng sự phân bố giao dịch trong chế độ thao tác bình thường.
2.8.7.2. Theo dõi tình trạng sức khỏe Cluster
Thêm các thông tin về hoạt động cơ sở dữ liệu, Enterprise Manager cũng cung cấp cái nhìn nhanh về tổng quan sức khỏe của cluster. Trong danh sách cơ sở dữ liệu
ở bên trái, mỗi cơ sở dữ liệu được miêu tả bởi biểu tượng màu sắc. Khi cơ sở dữ liệu không hoạt động, biểu tưởng màu xám (gray). Khi cơ sở dữ liệu chạy ổn định, biểu tượng màu xanh (green).
2.8.7.3. Theo dõi Cluster bằng tay
Các thủ tục hệ thống VoltDB cung cấp các thông tin có giá trị về trạng thái cơ sở dữ liệu. Cụ thể, @SystemInformation và @Statistics trả lại thông tin về cấu hình cluster và hoạt động cơ sở dữ liệu.
2.8.8. Nâng cấp Cơ sở dữ liệu
Các kiểu nâng cấp : • database configuration • application catalog • snapshot settings
2.8.8.1. Nâng cấp cấu hình Cơ sở dữ liệu
Để hiệu chỉnh cấu hình cơ sở dữ liệu, đơn giản Click nút Edit trong khung cấu hình và tạo những thay đổi phù hợp. Một vài thuộc tính được hiệu chỉnh bất cứ thời gian nào. Những thuộc tính khác được yêu cầu dừng cơ sở dữ liệu trước khi thay đổi (ví dụ K-Safety hoặc cổng).
2.8.8.2. Nâng cấp hồ sơ ứng dụng (Application Catalog)
Có nhiều thay đổi kiến trúc cơ sở dữ liệu, bao gồm thêm cột và bảng, hiệu chỉnh thủ tục, kích hoạt và hủy kích hoạt an ninh có thể được tạo khi cơ sở dữ liệu đang chạy. bạn có thể thực hiện bằng cách cập nhật hồ sơ ứng dụng.
Khi dịch lại hồ sơ, Enterprise Manager không chỉ giúp cập nhật mà nó còn so sánh 2 bản hồ sơ (hiện hành và bản mới) để xem có những thay đổi nào trước khi thực hiện.
a. Nạp hồ sơ mới
Click nút Edit trong khung thiết lập hồ sơ để mở ra hộp thoại hiệu chỉnh Catalog.
b. So sánh sự khác biệt giữa các bộ hồ sơ
Khi Enterprise manager tải bản Catalog mới, hộp thoại hiệu chỉnh Catalog sẽ hiện thị cho biết những thay đổi giữa phiên bản hiện hành và phiên bản mới. Cụ thể, hộp thoại chỉ cho biết bất cứ thay đổi nào (Những cái thêm, xóa hoặc thay đổi) trong các bảng hoặc thủ tục.
Hình 2.20 So sánh giữa các Catalog
2.8.8.3. Cập nhật thiết lập Snapshot
Có 3 thiết lập có thể hiệu chỉnh : Tần suất snapshots, số bản lưu giữ trên database servers và liệu có copy các bản snapshot mới lên server quản lý. Khi cơ sở dữ liệu dừng, chúng ta có thể thay đổi bất cứ thay đổi nào. Để hiệu chỉnh thiết lập snapshot, click nút Edit trên khung Snapshots.
2.8.8.4. Cập nhật Cơ sở dữ liệu bằng tay
Nếu sử dụng phiên bản VoltDB Community Edition, chúng ta có thể cập nhật hồ sơ ứng dụng bằng tay sử dụng thủ tục hệ thống @UpdateApplicationCatalog.
2.8.9. Bảo dưỡng và sữa chữa Cluster
Các thao tác:
• Phát hiện và ước lượng các điều kiện gây lỗi • Kết nối lại và thay thế Servers
• Thực hiện công việc bảo trì sử dụng Snapshots
2.8.9.1. Phát hiện và ƣớc lƣợng các điều kiện gây lỗi
Hình 2.21 Phát hiện và ước lượng lỗi
2.8.9.2. Kết nối lại và thay thế Servers
a. Kết nối lại một Node tới Database Cluster
Khi vấn đề được phân tích và sửa chữa hoàn thành, có thể mang node quay lại cluster trực tiếp từ dashboard. Click vào node đang dừng trong list server và lựa chọn Rejoin. Enterprise Manager copies các file cần thiết tới node, xử lý yêu cầu rejoin. Khi thủ tục hoàn thành, Chỉ thị của node và cluster sẽ trở lại màu xanh.
b. Thay thế Node trong Database Cluster
Nếu vấn đề là phần cứng và không thể sửa, có thể thay thế server trong Cluster. Tương tự, nếu muốn loại bỏ một server từ cluster, có thể click vào tên của nó và lựa chọn Stop từ popup menu.
Khi server dừng, có thể bảo Enterprise Manager thay thế nó với server khác bằng cách:
1. Click vào server name trong danh sách servers trên dashboard. 2. Lựa chọn Replace từ popup menu.
3. Menu thứ 2 xuất hiện, liệt kê tất cả các servers đang sẵn sàng. Click tên servers muốn sử dụng thay thế.
4. Ở thời điểm menus biến mất và node lỗi được thay thế.
5. Khi quá trình thay thế hoàn thành, có thể click vào tên server và lựa chọn rejoin và khôi phục cơ sở dữ liệu.
2.8.9.3. Phòng ngừa bằng Snapshots
K-safety là một trong các cách đảm bảo tính bền vững của cơ sở dữ liệu bởi bảo vệ cluster chống lại việc các node bị hỏng. Một đặc tính quan trọng khác đảm bảo tính sống còn của cluster là sử dụng snapshot để lưu và khôi phục dữ liệu từ ổ cứng.
a. Thu thập Snapshots
Khi tạo cơ sở dữ liệu, lựa chọn liệu snapshot có tự động hay không và các bản snapshot này có copy lên máy chủ quản lý hay không. Khi cơ sở dữ liệu tồn tại, bạn có thể xem các thiết lập này trong dashboard.
Hình 2.22 Thu thập Snapshots
b. Khôi phục Cơ sở dữ liệu từ Snapshot
Thu thập snapshot files cung cấp sự đảm bảo chống lại lỗi. Nếu cơ sở dữ liệu lỗi vì bất cứ lý do gì, có thể sử dụng snapshots để khôi phục nội dung cơ sở dữ liệu tới trạng thái đã biết.
c. Quản lý Snapshots
Theo thời gian, số lượng snapshots Enterprise Manager thu thập có thể lớn mạnh. Chúng ta nên dọn dẹp định kỳ danh sách snapshot cũ và quá đát.
• Với snapshots mà không cần nữa, có thể lược bỏ bằng nút Delete.
• Với snapshots muốn lưu nhưng không cần phải sử dụng trong Enterprise Manager, có thể lựa chọn snapshots và click Download. Snapshots được nén và được download xuống hệ thống hiện hành.
2.8.9.4. Quản lý và sửa chữa Cluster bằng tay
Nếu sử dụng phiên bản VoltDB Community Edition, có thể bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi cơ sở dữ liệu nhờ sử dụng các thủ tục hệ thống của VoltDB. Ví dụ @SnapshotSave.
2.9. Kết luận
Trong chương thứ hai này, tôi đã trình bày một cách rõ nét hệ quản trị cơ sở dữ liệu VoltDB. Đó là một thể hiện tiêu biểu của kiến trúc H-Store, khắc phục toàn bộ các nhược điểm của hệ thống OLTP như locking, latching, quản lý bộ đệm… đạt hiệu suất 93% giao dịch có ích. Phần mềm VoltDB được đóng gói dưới dạng file jar, triển khai trên hệ thống Cluster với hệ điều hành dựa trên 64 bit Linux. Chương này trình bày cách thức cài đặt, cấu hình và cách xây dựng ứng dụng VoltDB một cách chi tiết.
VoltDB với các phiên bản community không cung cấp đủ công cụ cho người phát triển và quản trị. Duy nhất trong phiên bản editor cung cấp giao diện quản trị có tên là VoltDB Management Enterprise. Chương này cũng trình bày chi tiết cách thức cấu hình quản trị, cách khởi động và shutdown hệ thống Cluster và VoltDB Databases. Ngoài ra tập trung vào trình bày cách thức sao lưu, khôi phục với đầy đủ các tính năng như snapshot, export….Bên cạnh đó, các biểu đồ theo dõi sức khỏe của Cluster và VoltDB Database cũng được trình bày rõ nét.
Trong chương thứ ba, tôi sẽ tiến hành cài đặt thử nghiệm một hệ thống thực tế bằng chính kiến trúc H-Store với hệ quản trị cơ sở dữ liệu VoltDB. Chương này tập trung vào các khâu từ phân tích, thiết kế đến cách thức cài đặt các chức năng của chương trình nhằm mô phỏng lý thuyết VoltDB một cách trung thực. Đưa ra được kết quả thực nghiệm và so sánh với các hệ DBMS khác như Oracle, MySQL. Hệ thống được xây dựng mang tên ―Hệ thống quản lý khách hàng và kho số của công ty thông tin Viễn thông Điện lực‖.
CHƢƠNG 3 : HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ KHO SỐ CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG NGÀNH ĐIỆN
3.1 Bài toán đặt ra
EvnTelecom là công ty Viễn thông điện lực, thuộc một trong số các công ty con trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về viễn thông như : Điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây, di động (096), Adsl, truyền hình cáp (cable tivi), thuê kênh truyền (lease line)… Nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty, evnit được giao nhiệm vụ thực hiện thiết kế, phát triển và triển khai, vận hành hệ thống ―Tính cước, quản lý và phát triển khách hàng Viễn Thông EVN‖.
Mô hình chức năng chính của hệ thống như sau :
Phát triển khách hàng, thuê bao, dịch vụ Thu thập, chuyển đổi và xử lý CDR Thiết lập tham số và tính cước
Phân phối cước và in hoá đơn
Quản lý công nợ Giải quyết khiếu
nại Xử lý nợ, xử lý thuê bao Báo cáo thống kê Quản trị hệ thống Quản lý đại lý Quản lý Số Cảnh báo đỏ
Quản lý SIM/MIN
HỆ THỐNG TÍNH CƯỚC, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG VIỄN THÔNG
Hình 3.1 Các khối chức năng chính của hệ thống CBS
Hệ thống được triển khai hoạt động ở 04 cấp theo mô hình quản lý thông tin tập trung tại EVN, in hoá đơn phân tán tại các đơn vị, các đơn vị được tổ chức theo mô hình phân cấp từ cấp EVN, cấp Công ty Điện lực, cấp Điện lực đến cấp chi nhánh, đại lý. Tại mỗi cấp đơn vị đều có thể tự giao dịch hoặc có các cửa hàng giao dịch
trực tiếp với khách hàng. Các đơn vị cấp trên quản lý toàn bộ thông tin của đơn vị mình và các đơn cấp dưới trực thuộc.
Cán bộ nghiệp vụ có thể khai thác hệ thống phần mềm ở bất kỳ đâu có đường mạng kết nối đến hệ thống máy chủ đặt tại EVN thông qua mật khẩu và tên đăng ký truy cập với bộ phận quản trị hệ thống. Các thông tin được nhập trực tiếp vào hệ