Cấu trúc IP Router có MPLS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và triển khai công nghệ Metro Ethernet Network Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2 07 00 (Trang 68)

Ở cấu trúc này mặt phẳng điều khiển và chuyển tiếp được đặt sát nhau ở giao tiếp giữa lớp 2 và lớp 3 tạo thành một lớp con gọi là lớp 2.5 hay lớp MPLS. Vậy trong lớp MPLS có 2 mặt phẳng chính:

1. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane):

Có nhiệm vụ trao đổi các thông tin định tuyến lớp 3 và trao đổi nhãn giữa các thiết bị liền kề nhau. MPLS dùng các giao thực định tuyến lớp 3 như OSPF, EIGRP, IS-IS, RIP và BGP dùng để trao đổi các thông tin định tuyến. Để trao đổi thông tin nhãn, MPLS dùng các giao thức trao đổi nhãn như TDP (Tag Distribution Protocol), LDP (Label Distribution Protocol), BGP (Border Gateway Protocol)

được sử dụng bởi MPLS VPN, RSVP (Resource Reservation Protocol) được sử dụng bởi MPLS TE (MPLS Traffic Engineering).

2. Mặt phẳng dữ liệu (Data plane):

Còn gọi là mặt phẳng chuyển tiếp. Có nhiệm vụ chuyển tiếp các gói dựa trên thơng tin về địa chỉ IP đích và nhãn. Các thơng tin này được lấy từ mặt phẳng quản lý. Control Plane OSPF LDP LFIB 24 17 Data Plane OSPF : 10.0.0.0/8 OSPF : 10.0.0.0/8 LDP : 10.0.0.0/8 Label : 17 LDP : 10.0.0.0/8 Label : 24 Labeled Packet Label : 24 Labeled Packet Label : 17 Upstream Downstream Hình 3.5. Hoạt động của lớp MPLS.

Trong hình 3.5, mặt phẳng điều khiển dùng giao thức định tuyến OSPF để trao đổi thơng tin định tuyến có nhiệm vụ nhận và chuyển tiếp các gói IP cho mạng có địa chỉ 10.0.0.0/8. Giao thức LDP trao đổi thông tin về nhãn, khi nhận được gói có nhãn với giá trị 17 được sử dụng cho gói IP có địa chỉ 10.0.0.0/8 được gửi lên từ trạm downstream, nó sẽ phát sinh ra một nhãn khác có giá trị 24 và gửi lên trạm upstream kế bên. LDP sẽ chèn vào bảng LFIB nằm trong mặt phẳng dữ liệu một phần tử chỉ định rằng nhãn có giá trị 24 sẽ ánh xạ vào nhãn có giá trị 17. Dựa vào thông tin này mặt phẳng dữ liệu sẽ chuyển tiếp tất cả các gói có nhãn 24 ra giao tiếp thích hợp và thay nhãn 24 thành nhãn 17.

này sẽ di chuyển theo chiều ngược lại, từ thiết bị upstream sang thiết bị downstream.

3.1.3. Hoạt động của MPLS.

3.1.3.1. Lớp chuyển tiếp tƣơng đƣơng – FEC.

FEC (Forwarding Equivalence Class) là một nhóm gói lớp mạng được chuyển tiếp trên cùng một con đường đi với cùng một cách thức qua mạng. Một FEC được định nghĩa là một tập các luật xác định một nhóm các gói lớp mạng cụ thể sẽ được chuyển tiếp theo cùng một cách thức như nhau quan mạng. FEC dùng để phân biệt các luồng thơng tin có đặc tính nào đó khác nhau. Với mỗi nút MPLS, tất cả các đích đến có thể đến được sẽ được phân ra thành các nhóm đích đến nhỏ hơn, mỗi nhóm này được gọi là một FEC. Tất cả các gói trong cùng một FEC sẽ được chuyển tiếp trên cùng một đường đi với một cách thức truyền giống nhau. Sau khi nút MPLS phân loại gói nhận được vào các FEC, nó sẽ ánh xạ mỗi FEC vào một chặng kế tiếp thích hợp, do đó việc chuyển tiếp các gói này sẽ được thực hiện một cách chính xác. Đây là điểm nổi bật của MPLS so với định tuyến IP, việc phân tích thơng tin định tuyến lớp 3 chỉ được thực hiện một lần khi gói dữ liệu đi vào vùng MPLS ngay tại router biên vào (Ingress LSR), trong vùng MPLS việc định tuyến đơn giản là việc trao đổi các nhãn có sẵn. Điều này làm giảm thời gian trì hỗn gói dữ liệu khi truyền trên mạng.

(1) Ingress LSR (1..n) Transit LSR (1) Egress LSR

IPv4 MPLS domain IPv4

Hình 3.6. Mơ hình vùng MPLS.

Hình 3.6 mơ tả sơ đồ chức năng tổng quát của một vùng MPLS. Mỗi LSR (Label Switch Router) là một nút mạng, có thể là một bộ định tuyến IP hoặc một bộ chuyển mạch ATM có phần mềm và phần cứng hỗ trợ MPLS. Chức năng của phần

mềm và phần cứng hỗ trợ MPLS này là nhận biết được các thủ tục điều khiển MPLS, hoạt động của một hoặc nhiều thủ tục định tuyến lớp 3 và các thao tác nhãn MPLS (chuyển tiếp và chuyển mạch). Node mạng tại điểm vào của vùng MPLS được gọi là LSR biên vào (Ingress LSR). Các gói dữ liệu thuộc lớp mạng đi vào sẽ được phân loại vào các đường đi qua vùng MPLS bằng cách gán nhãn. Các nhãn này được chứa trong bảng, dựa vào bảng đó các node MPLS trung gian trong vùng MPLS chuyển tiếp các gói đến điểm ra thích hợp. LSR tại điểm ra được gọi là Egress LSR. Tại đây header MPLS sẽ được gỡ bỏ và gửi gói IP ra ngồi dựa vào thơng tin định tuyến trong header lớp mạng.

Incoming Packet Incoming Interface Incoming Packet Partioning Process Set of All Possible Incoming Packets FEC #1 FEC #2 …... FEC #n Outgoing Packet Mapping Process Outgoing Interface Outgoing Packet

Hình 3.7. Hoạt động chọn chặng kế cho gói MPLS.

Hình 3.7 trình bày hoạt động của một LSR ở lối vào mạng, hoạt động chính của LSR là chọn chặng kế tiếp cho bất kỳ một gói nào tới node này bằng cách xác định loại FEC của gói tới, sau đó nó dựa vào bảng ánh xạ FEC (bảng kết hợp giữa FEC và giá trị nhãn) để chọn một nhãn thích hợp cho gói MPLS tương ứng với FEC đã ấn định và chuyển tiếp chúng ra giao tiếp thích hợp.

Trước khi chuyển tiếp các gói MPLS, mỗi LSR lối vào phải tạo ra bảng ánh xạ FEC riêng của nó bằng cách thực hiện phân định luồng gói tới.

Bảng 3.1. Ánh xạ FEC:

FEC #1- Tập các qui luật xác định các nhóm gói lớp mạng cụ thể này sẽ được chuyển tiếp trong cùng một cách thức

Sử dụng nhãn - 1

----------- ------

FEC #n- Tập các qui luật xác định các nhóm gói lớp mạng cụ thể này sẽ được chuyển tiếp trong cùng một cách thức.

Sử dụng nhãn -n

Một trong những thuận lợi lớn của MPLS đó là tập các luật cho một tư cách thành viên của FEC có thể được cấu hình và nó khơng bị ràng buộc với một giải thuật định tuyến sử dụng trong một thủ tục định tuyến nội tại nào đó.

3.1.3.2. Cấu trúc và chức năng LSR. 10.1.1.1 20.1.1.1 L=31 L=21 L=25 10.1.1.1 20.1.1.1 L=43 Edge LSR LSR MPLS domain

Hình 3.8. Hoạt động của LSR trong vùng MPLS.

Cấu trúc và chức năng của LSR tùy thuộc vào vị trí của nó trong vùng MPLS. Dựa vào sơ đồ vùng hoạt động MPLS trên hình 3.9 ta thấy LSR có 2 chức năng chính.

 LSR biên (Edge LSR): Là router chỉ có một vài giao tiếp tham gia hoạt động MPLS. Edge LSR chuyển tiếp gói IP dựa vào địa chỉ đích của gói IP và các giá trị nhãn đã có theo 3 trường hợp có thể xảy ra:

- Nhận 1 gói IP và chuyển tiếp dựa trên địa chỉ IP để gửi gói đi như một gói IP bình thường.

- Nhận 1 gói IP, chuyển tiếp dựa trên địa chỉ đích gởi gói đi với một giá trị nhãn.

- Nhận một gói đã gán nhãn, chuyển tiếp dựa trên giá trị nhãn đã có, đổi giá trị nhãn chặng tiếp theo và gởi gói ra ngồi.

- Một số gói bị loại bỏ ra ngồi trong các trường hợp sau:

- Một gói đến đã được gán nhãn, nhưng nếu giá trị nhãn khơng có trong bẳng LFIB, ngay cả khi địa chỉ IP vẫn tồn tại trong bảng định tuyến IP (bảng FIB).

- Một gói IP đến, nếu địa chỉ đích đến khơng tìm thấy trong bảng FIB.

Routing protocol IP Routing table LDP IP Forwarding Table Edge LSR Control plane Data plane Exchange of routing inforomation Exchange of label Incoming Labeled packet outgoing IP packet

Label Forwarding Table outgoing Labeled packet Incoming IP packet

Hình 3.9. Cấu trúc của LSR biên.

 LSR: Được gọi là Router chuyển tiếp, là router có tất cả các giao tiếp đều hoạt động MPLS, chức năng cơ bản của nó là nhận các gói MPLS, chuyển đổi nhãn cho chặng tiếp theo, và gửi gói đến LSR tiếp theo

router chuyển tiếp khác. Vì thế mỗi LSR cần một giao thức định tuyến lớp 3 như OSPF, EIGRP, IS-IS và một giao thức phân phối nhãn như LDP, TDP. Cấu trúc của một LSR như sau:

Routing protocol

IP Routing table

LDP

Label Forwarding Table LSR Control plane Data plane Exchange of routing inforomation Exchange of label Incoming Label packet outgoing Label packet Hình 3.10. Cấu trúc của LSR.

3.1.3.3. Cấu trúc các bảng định tyến trong LSR. 1. LIB – Label Information Base:

Bảng 3.2. Bảng LIB.

Network LSR Label

x.x.x.x

A 25

Local 24

Bảng LIB thuộc mặt phẳng điều khiển, có nhiệm vụ chỉ định một giá trị nhãn nội bộ cho một địa chỉ IP, giá trị nhãn nội bộ này sẽ ánh xạ với nhãn của chặng tiếp theo (next-hop) được cập nhật từ thiết bị downstream kế cận. Cấu trúc bảng LIB gồm có 3 trường:

 Trường Network: chứa địa chỉ IP của mạng đích.

 Trường LSR: Chứa tên của LSR đã phát sinh ra giá trị nhãn tương ứng.  Nếu giá trị nhãn do chính LSR phát sinh thì có giá trị Local.

 Trường label: chứa giá trị nhãn.

2. LFIB – Label Forwarding Information Base:

Bảng 3.3. Bảng LFIB:

Label Action Nexthop

25 47 C

24 Pop D

Bảng LFIB nằm trong mặt phẳng dữ liệu, dùng để chuyển tiếp các gói đã được gán nhãn. Bảng LFIB gồm có 3 trường:

 Trường Label: chứa giá trị nhãn dùng để so sánh với giá trị nhãn của gói đến.

 Trường action: nếu bộ định tuyến là LSR thì action sẽ chứa giá trị nhãn của chặng tiếp theo. Nếu bộ định tuyến là LSR thì action sẽ chứa giá trị nhãn của chặng tiếp theo. Nếu bộ định tuyến là LSR biên thì trường action có giá trị “pop”, khi đó gói sẽ được gỡ bỏ nhãn trên cùng trong chồng nhãn MPLS.

 Trường Next-hop: chứa tên của LSR kế tiếp.

3. FIB – Forwarding Information Base:

Bảng 3.4. Bảng FIB:

Network Nexthop Label

X B 25

Y C 24

Bảng FIB nằm trong mặt phẳng dữ liệu, dùng để chuyển những gói IP chưa được gán nhãn. Một gói chuyển tiếp sẽ được gán nhãn nếu nhãn của chặng tiếp theo được xác định sẵn cho địa chỉ IP đích. Ngược lại gói chuyển tiếp sẽ khơng được gán nhãn. Bảng FIB có 3 trường:

 Trường network: chứa địa chỉ IP mạng đích.  Trường next-hop: chứa tên của LSR kế tiếp.  Trường Label : chứa giá trị nhãn chặng tiếp theo.

3.2. Các dịch vụ trền nền MEN [5,9].

Trong các chương trước chúng ta đã nhắc đến một số các dịch vụ chạy trên nền mạng MEN. Tuy nhiên trong trường này chúng ta xem xét một cách tổng quan các dịch vụ và phân loại chúng khi triển khai trên nền MEN. Các dịch vụ MEN có thể bản chất giống nhau nhưng tên gọi theo các hãng và các tổ chức khác nhau lại khác nhau. Ở đây ta xem xét chuẩn và cách gọi tên dịch vụ MEN.

3.2.1. Đặt tên và các chuẩn của dịch vụ MEN.

Bảng 3.5. Đặt tên các dịch vụ MEN:

Cisco Service Name IETF Metro Ethernet Forum

Ethernet Private Line

Virtual Private Wire

E-Line Service EPLS

Ethernet Relay Service E-Line Service Virtual Private Line

Ethernet Line Service E-Line Service

Transparent LAN

Ethernet Multipoint

Service Virtual Private LAN Service

E-LAN Service

Ethernet Relay

Multipoint Service E-LAN Service

Bảng trên so sánh tên gọi dịch vụ của Cisco, IETF và MEF (Metro Ethernet Forum). Nhìn bảng trên ta thấy có 2 loại dịch vụ trên nền Ethernet đó là Point–to–

Point hay là E-Line với các dịch vụ như là Ethernet Private Line, Ethernet Relay Service, hay Ethernet Line Service và dịch vụ Multipoint–to-Multipoint hay là E- Lan với các dịch vụ như Ethernet Multipoint Service và Ethernet Relay Multipoint Service.

Một số dịch vụ thường gặp:  Internet connectivity.

 Transparent LAN service (LAN to LAN).  L2VPN.  L3VPN.  V.v... 3.2.2. Dịch vụ E-Line (Point-to-Point). Hình 3.11. Dịch vụ E-Line Trong đó :

CE có thể là Router hay Switch. UNI (User Network Interface).

- Chuẩn IEEE 802.3 Ethernet PHY and MAC. - 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps hay 10Gbps. - Class of Service (CoS).

EVC (Ethernet Virtual Circuit).

- Một EVC là một kết nối giữa 2 hay nhiều UNI.

- EVC giả lập kết nối Ethernet (giống như Frame Relay và ATM PVC).

- Đối với E-Line thì EVC là Point-to-Point. Dịch vụ Point-to-Point bao gồm một số dịch vụ cơ bản sau:

- Ethernet Private Line. - Ethernet Wire Service. - Ethernet Relay Service.

3.2.2.1. Ethernet Private Line.

Hình 3.12. Dịch vụ Ethernet Private Line

 Đây là dịch vụ point-to-point.  Không ghép kênh dịch vụ.  Trong suốt với khách hàng.

Kiểu dịch vụ này có thể được triển khai khi khách hàng có yêu cầu dung lượng cả đường dây của giao diện Ethernet. Dịch vụ này được định nghĩa rằng CE kết nối trực tiếp tới một trong nhiều thiết bị và EVC có thể là một mạch SONET hoặc một bước sóng. EPL có thể dùng thay cho các dịch vụ WAN truyền thống như BRI/PRI, T1, T3, v.v... Nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo nhu cầu, có thể lên đến 1Gbps hay thập chí 10Gbps. Thiết bị đầu cuối của khách hàng có thể là router, Switch hay thậm chí là PC. Nhà cung cấp có thể lựa chọn để triển khai EPL qua SONET/SDH, CDWM hay DWDM. Việc này trong suốt với người dùng cuối. EPL rất hữu dụng cho những ứng dụng quan trọng như lưu trữ backup tại một vị trí khác để khơi phục nếu có thảm họa v.v..

3.2.2.2. Ethernet Wire Service.

Đây là dịch vụ cung cấp các kết nối điểm nối điểm giữa 2 site của khách hàng cho cả dữ liệu và thông tin điều khiển ở lớp 2. Các site của khách hàng xem như trên cùng một mạng LAN. EWS là một tập con được định nghĩa bởi IETF VPWS (Internet Engineering Task Force – Virtual Private Wire Service). Tất cả khung dữ liệu được đóng gói vào 802.1q tag để truyền trong suốt qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Ở dịch vụ này khơng có sự ghép kênh ở giao tiếp UNI, do đó sẽ cung cấp EVC (Ethernet Virtual Connection) cho mỗi UNI.

Với dịch vụ này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấp cho khách hàng một VLAN ID duy nhất. VLAN ID này có thể khác nhau trên 2 phía của mạng Core, dữ liệu của khách hàng sẽ được chuyển tiếp (relay) thông qua hệ thống MPLS bằng kỹ thuật EoMPLS.

Hình 3.13. Dịch vụ Ethernet Wire Service.

3.2.2.3. Ethernet Relay Service.

ERS là dịch vụ cung cấp cho khách hàng các kết nối điểm nối điểm giữa 2 site của khách hàng. Nhưng ở đây khác với dịch vụ EWS là chỉ chuyển dữ liệu, không chuyển các khung PDU điều khiển của CE (Customer Equiment). ERS cũng là một tập con được định nghĩa bởi IETF VPLS. Dịch vụ này tương tự như dịch vụ Frame Relay, trong đó ERS dùng các VLAN ID được dùng để xác định các mạch ảo. Mỗi mạch ảo có thể kết thúc ở một điểm đầu xa khác. Nhiều mạch ảo có thể tạo trên cùng một cổng vật lý (UNI). Tuy VLAN ID được dùng để xác định mạch ảo, nhưng nó chỉ có giá trị nội bộ, khơng yêu cầu phải giống VLAN ID ở phía xa.

3.2.3. Dịch vụ E-LAN (Multipoint-to-Multipoint).

Hình 3.15. Mơ hình dịch vụ E-LAN.

Đây là mơ hình kết nối đa điểm- nối đa điểm hay các LAN – to – LAN. Các dịch vụ cơ bản của E-LAN là EMS và ERMS.

3.2.3.1. Dịch vụ EMS (Ethernet Multipoint Service).

EMS cung cấp dịch vụ VPN lớp 2, trong đó bao gồm nhiều site kết nối với nhau. Các site ở các địa điểm vật lý khác nhau tham gia vào cùng một mạng LAN. Đây là dịch vụ băng thơng cao tương thích với các ứng dụng u cầu băng thơng từ trung bình đến cao. Cisco cung cấp EMS thông qua lõi 802.1q (Switched LAN) hoặc IP/MPLS.

Hình 3.16. Dịch vụ EMS.

3.2.3.2. Dịch vụ ERMS (Ethernet Relay Multipoint Service).

Dịch vụ này có các đặc tính tương tự như ERS. Dịch vụ ERMS bao gồm 2 loại dịch vụ P2MP (Point to Multipoint) và MP2MP (Multipoint to Multipoint) sử dụng cấu trúc VPLS. Các PDU điều khiển của CE không được chuyển tiếp qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Nhiều CE-VLAN có thể dùng ánh xạ tới một UNI. Tuy nhiên, các CE-VLAN không trong suốt mà nó được định nghĩa bởi nhà cung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và triển khai công nghệ Metro Ethernet Network Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2 07 00 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)