Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại NHNo Thị xã Cửa Lò.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò (Trang 29 - 32)

THỊ XÃ CỬA LÒ.

3.2.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại NHNo Thị xã Cửa Lò.

3.2.1. Mục tiêu định hướng hoạt động:

- Huy động vốn: Phấn đấu đến 31/12/2008 đạt 126 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi), tăng so với năm 2007 là 25 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 25%.

- Dư nợ: Phấn đấu đến 31/12/2008 đạt 117,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2007là 23,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 25%.

- Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 1% tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: 51%

3.2.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại NHNo Thị xã Cửa Lò. Cửa Lò.

Bám sát chương trình định hướng phát triển kinh tế mà nghị quyết Đảng bộ thị xã và kế hoạch định hướng phát triển đầu tư tín dụng của NHNo tỉnh đã đề ra. Mở rộng cho vay đến tất cả thành phần kinh tế trên địa bàn. Coi hộ sản xuất ban đồng hành và là đối tượng đầu tư chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Vận dụng linh hoạt các giải pháp của NHNo tỉnh vào điều kiện cụ thể của Thị xã Cửa Lò. Để đạt được các mục tiêu trên, cần triển khai thực hiện có hiệu quảcác giải pháp chính sau:

Thứ nhất là: Tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và

đơn vị. Xác định đứng mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả.

Thứ hai là: Tiếp tục tuyên truyền một cách sâu rộng các chủ trương chính sách

của Đảng, Chính phủ và của ngành về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp- nông thôn và nông dân để cho tất cả mọi người đều rõ. Xã hội hóa công tác ngân hàng, thực hiện việc công khai hóa quy trình thủ tục cho vay. Thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay, tăng cường quảng bá thương hiệu, chấn chỉnh tác phong thái độ của cán bộ, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, sử dụng linh hoạt lãi suất huy động theo cơ chế thị trường để tăng trưởng nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.

Thứ ba là: Bám sát địa bàn để khảo sát, nắm bắt nhu cầu vốn để chủ động đầu tư

tín dụng. Tập trung cho vay các dự án trọng điểm, các dự án lành nghề chế biển hải sản truyền thống, các dịch vụ đánh bắt, dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, co vay xuất khẩu lao động….

Thư tư là: Kết hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ để cho vay thông qua

tổ liên doanh, tăng trách nhiệm vay trả cho hội viên và góp phần giảm tải công việc của Cán bộ tín dụng.

Thứ năm là: Tăng dư nợ cho vay đồng thời với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Chủ động tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng, tập trung ưu tiên vốn cho vay các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu lao động, cho vay kinh tế hộ, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, chế biến… Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ song song với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ CNV.

Thứ sáu là: Tranh thủ các nguồn vốn dự án ADB, WB, KFW để mở rộng cho

vay. Chấn chỉnh, tìm kiếm và phát huy hơn nữa hoạt động dịch vụ chuyển tiền, tận thu lãi và truy lãi tồn đọng, có biện pháp thu hồi các món nợ đã xử lý để tạo ra khoản thu bất thường hỗ trợ kế hoạch tài chính.

Thứ bảy là: Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo, mỗi cán bộ công nhân

viên phải xây dựng chế độ tự học tập, đồng thời phải tổ chức tốt việc học tập nghiệp vụ hàng tuần cho cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin học, pháp luật…

Thứ tám là: Tăng cường công tác kiểm tra: bao gồm công tác kiểm tra của kiểm

tra viên, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra của lãnh đạo- người phụ trách để phòng ngừa và hạn chế sai sót có thể xảy ra. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của BGĐ, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể.

Thứ chín là: Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ

quan hữu quan, sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và các tổ chức đoàn thể. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời để động viên khích lệ cấn bộ CNV. Tăng cường công tác văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và tạo không khí vui tươi phấn khởi trong toàn đơn vị.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, nến kinh tế nước ta đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường thì ngành ngân hàng cũng đang từng bước đổi mới để thích nghi với quá trình phát triển nền kinh tế, đồng thời các ngân hàng cũng cạnh nhau rất gay gắt để thu hút khách hàng về phía mình. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây là một chính sách lớn, phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước.

Cùng với hệ thông ngân hàng cả nước, ngành ngân hàng nông nghiệp Thị xã Cửa Lò đã nhanh chóng chuyển sang cho vay kinh tế hộ. Cho đến nay, ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra

sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thị xã cửa lò. Bộ mặt thị xã cửa lò đã có những thay đổi cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được hình thành, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất là cơ sở vững chắc trong việc ổn định và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò. Hoạt động của ngân hàng đã có nhiều đổi mới đã đầu tư cung ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, cho các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm.

Trong những năm tới, NHNo- Thị xã Cửa Lò sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến…khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, năng lực chuyên môn chưa cao nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các phòng ban của chi nhánh ngân hàng. Em xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Võ Ngoạn đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt luận văn này!

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w