Những thông tin phần cứng máy tính được ghi trực tiếp bên ngoài vỏ máy tính và trên từng linh kiện. Tuy nhiên để có được thông tin chi tiết hơn thì cần sử dụng một số phần mềm. Dưới đây là hướng dẫn xem thông tin phần cứng của một vài linh kiện quan trọng của máy tính thông qua phần mềm.
1. Sử dụng Computer Properties
Tại giao diện Desktop, nhấn chuột phải vào biểu tượng “This PC” và chọn
“Properties”. Màn hình tương tự như sau xuất hiện:
Và ta dễ dàng đọc được thông số của CPU và dung lượng RAM 2. Sử dụng phần mềm CPU-Z
CPU-Z là một phần mềm cho phép người dùng kiểm tra các thông số phần cứng quan trọng của máy tính rất chi tiết.
Thẻ CPU:
73
- Name: là tên bộ vi xử lí
- Code name: mã CPU
- Package: loại socket của CPU
- Technology: kích thước transistor (linh kiện bán dẫn trong CPU)
- Voltage: điện áp cung cấp trong dòng điện cho CPU hoạt động
- Specification: gồm tên của CPU và xung nhịp
- Instructions: tập lệnh CPU hỗ trợ.
- Core Speed: xung nhịp của CPU, thông số này với core voltage thường xuyên thay đổi
để tiết kiệm điện.
- Multiplier: hệ số nhân của CPU
- Bus Speed: Tốc độ bus
- Cache: Thông số về bộ nhớ đệm
- Cores và Threads: Số lõi (hay nhân) và số luồng của CPU.
Thẻ Caches
74
Thẻ Caches với các thông tin về dung lượng bộ nhớ đệm: L1, L2 và L3
Các CPU đời đầu chỉ có một mức cache và mức đó cũng không được chia thành L1 D- Cache (cho dữ liệu) và L1 I-Cache (cho chỉ lệnh). Hầu hết các CPU hiện đại có L1 Cache được phân chia. Tất cả các CPU hiện đại đều có nhiều mức cache và hầu hết chúng đều có L2 Cache, và mới hơn nữa là L3 Cache. L2 thường không phân chia và hoạt động như một kho lưu trữ chung cho L1. Mỗi nhân trong chip đa nhân đều có một L2 Cache chuyên dụng và thường không được chia sẻ giữa các nhân. L3 Cache là cache ở cấp cao hơn, được chia sẻ giữa các nhân và không bị phân chia. Đã có L4 Cache, nhưng cache này chưa phổ biến trên CPU. Thẻ Mainboard
75
Trong tab Mainboard, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thông tin hữu dụng khi nâng cấp hay thay thế các thành phần. Các thông tin này sẽ gồm có cả nhà sản xuất bo mạch chủ, chipset, BIOS và giao diện đồ họa.
- Manufacturer: Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ Acer, Asus, Foxconn...
- Model: Model của bo mạch chủ, bên cạnh là tên phiên bản.
- Chipset: Hãng sản xuất, loại chip và Revision.
- Southbridge: Hãng sản xuất, loại southbridge và Revision.
- BIOS: Hiển thị thông tin về thương hiệu, phiên bản và ngày sản xuất BIOS.
- Graphic Interface: Thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard.
Thẻ Memory:
76
Thẻ Memory cho biết dung dượng Ram hay tốc độ bus. Màn hình sẽ hiển thị các thông tin là Type (loại ram), Size (dung lượng ram), Channels # (một thanh Ram hay nhiều) và cuối cùng là Frequency (cho biết tốc độ xung nhịp của RAM).
Thẻ SPD: hiển thị các thông tin cụ thể về bộ nhớ RAM trên máy tính bao gồm loại RAM, dung lượng, Bandwidth…
77
Thẻ Graphics: Cung cấp các thông tin về card màn hình Onboard hoặc các thông tin về Card đồ hoạ. Tên bộ xử lý đồ họa, mã duyệt, công nghệ, tên mã, bộ nhớ và tốc độ xung nhịp.
Thẻ About cung cấp các thông tin của phần mềm này.
Phần mềm CPUZ giúp chúng ta kiểm tra các thông tin kĩ thuật và tình trạng hoạt động của các linh kiện trong phần cứng của máy tính. Nó rất hữu ích trong các tình huống như thay thế linh kiện, cài đặt driver…
Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng một số ứng dụng như Dxdiag, msinfo32, Task Manager có sẵn trên hệ điều hành Windows.