TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đã làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá ĐKTN và TNTN phục vụ PTDL thông qua phân tích làm rõ các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, ĐKTN và TNTN, tổ chức lãnh thổ du lịch và định hƣớng không gian khai thác tài nguyên cho PTDL.
Đã tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến nội dung luận án. Thông qua tổng quan đã xác định và lựa chọn đƣợc 07 tiêu chí phù hợp phục vụ đánh giá các điểm TNTN cho PTDL và 06 tiêu chí đánh giá điều kiện tự nhiên cho LHDL nghỉ dƣỡng gắn với bãi biển ở tỉnh Phú Yên.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện bao gồm: phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, phƣơng pháp khảo sát thực địa, phƣơng pháp bản đồ và GIS, phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp chuyên gia và các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành (phƣơng pháp phân vùng địa lý tự nhiên; phƣơng pháp đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL).
Phƣơng pháp sử dụng để đánh ĐKTN, TNTN cho PTDL tỉnh Phú Yên là đánh giá bán định lƣợng (đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số cho các tiêu chí lựa chọn) kết hợp với đánh giá định tính. Phân hạng kết quả đánh giá thành 05 hạng cách đều nhau.
Đã đƣa ra qui trình 04 bƣớc nghiên cứu làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, giới hạn lãnh thổ từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông [54]. Phía Bắc giáp với tỉnh Bình Định, ngăn cách bởi Đèo Cù Mông; phía Tây giáp với hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk; phía Nam giáp với tỉnh Khánh Hòa, ngăn cách bởi Đèo Cả và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 189 km, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5045 km².
Vị trí giáp biển đã tạo cho Phú Yên có nhiều dạng địa hình đặc trƣng (đầm phá, vũng vịnh, gành đá, đảo ven bờ), trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho PTDL. Hệ sinh vật biển phong phú, da dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô quanh các đảo là điều kiện thuận lợi để PTDL sinh thái, tham quan, lặn biển. Bên cạnh đó, nguồn lợi sinh vật biển còn tạo nét riêng, độc đáo trong ẩm thực, hấp dẫn du khách.
Phú Yên có quốc lộ 1A và trục đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng hàng không Tuy Hòa, có quốc lộ 25 nối Phú Yên với Gia Lai, quốc lộ 29 nối Phú Yên với Đắk Lắk [54]. Nhờ vị thế cửa ngõ nối các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên cùng với mạng lƣới giao thông thuận lợi, là điều kiện thuận lợi để khách du lịch đến với Phú Yên. Theo Quy hoạch mạng lƣới đƣờng bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; hệ thống đƣờng quốc lộ 19C đƣợc nâng cấp, các tuyến quốc lộ 25, 29, đƣờng Trƣờng Sơn Đông và đƣờng mới kết nối Phú Yên với Gia Lai sẽ đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, xây dựng mới. Đặc biệt, theo quy hoạch, sẽ có tuyến đƣờng sắt nối Tuy Hòa (Phú Yên) với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng là lợi thế cho kết nối giữa Phú Yên - Tây Nguyên trong PTDL quốc gia và địa phƣơng.
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa chất
Về mặt kiến tạo, tỉnh Phú Yên nằm ở rìa Đông Nam địa khối Kon Tum. Trong Mezozoi muộn, phần rìa phía Đông của địa khối tham gia vào đai macma rìa lục địa tích cực Đông Nam Á và trong Kainozoi muộn nhiều khu vực của địa khối là các trƣờng phụ trào bazan nội mảng lục địa.
Các thành tạo địa chất tạo nên địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng về thành phần thạch học và tuổi địa chất, có nhiều dạng địa hình có vai trò lớn trong việc hình thành TNDL [55]. Sự đa dạng về thành tạo địa chất ở Phú Yên đƣợc thể hiện ở sự đa dạng của các hệ địa tầng, các thành tạo trầm tích và các thành tạo macma xâm nhập. Cụ thể:
- Các hệ địa tầng: gồm có hệ tầng Pắc Tỏ (PR1 tp), hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kd) hệ tầng Măng Yang (T2 mg), hệ tầng Dray Linh (J1dl), hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl), hệ tầng Nha Trang (Knt), hệ tầng Đại Nga (βN2 đn), hệ tầng Xuân Lộc (βQ12 xl). Nhƣng trong đó có ảnh hƣởng đến sự hình thành nguồn TNDL của Phú Yên có thể kể đến là hệ tầng Đại Nga (βN2 đn), có vai trò trong việc hình thành các điểm bazan phân bố tập trung ở cao nguyên Vân Hòa, khu vực sông Hinh và những khối nhỏ ven biển Tuy An, bề dày hệ tầng từ 30-50m đến 200m. Các điểm bazan này đã tạo nên các thắng cảnh đẹp, độc đáo, có giá trị lớn cho PTDL, nhƣ: Gành Đá Đĩa (là di tích cấp quốc gia đặc biệt) và nhiều khối lộ bazan khác nhau ở Tuy An (Vực Song, Vực Hòm, Hòn Yến)...
- Các thành tạo trầm tích: gồm có các thành tạo trầm tích Pleistocen trung- thượng (Q12-3), các thành tạo trầm tích Pleistocen thượng phần trên (Q13.2), trầm tích Holocen trung (Q2), trầm tích Holocen thượng (Q23).Trong đó, vai trò của trầm tích
Holocen trung là đã tạo đồng bằng cửa sông Đà Rằng, Hòa Đa, thành phần trầm tích là cát, sạn, sét, bột bở rời. Đây là khu vực đồng bằng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các SPDL đặc trƣng của xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh. Vai trò của trầm tích Holocen thƣợng là đã tạo nên các cồn cát, dải cát ven biển cao vài mét đến vài chục mét chạy song song với đƣờng bờ, trầm tích cát cấu tạo nên nhiều bãi biển của Phú Yên, đây là TNTN rất có giá trị cho PTDL.
- Các thành tạo macma xâm nhập trên lãnh thổ Phú Yên gồm phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (PZ3 bg-qs), phức hệ Vân Canh (T2vc), phức hệ Định Quán (- - J3đq), phức hệ Đèo Cả ( - - K đc), phức hệ Cà Ná ( K2cn), phức hệ Phan Rang ( P pr), phức hệ Cù Mông (v P cm) [55]. Quan trọng nhất trong việc hình thành TNDL của Phú Yên là các thành tạo macma xâm nhập phức hệ Đèo Cả, cấu tạo bởi các đá
granodiorit biotit-horblend, granosyenit biotit, granit biotit, điểm nhấn là thắng cảnh núi Đá Bia hùng vĩ, là thắng cảnh cấp quốc gia và là biểu tƣợng của Phú Yên.
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng bao gồm núi, cao nguyên, đồi và đồng bằng, có độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Diện tích đồi, núi và cao nguyên chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Mỗi kiểu địa hình sẽ có những giá trị khác nhau cho PTDL.
Kiểu địa hình núi: có độ cao không lớn, trung bình khoảng 300 - 600m. Có 06 đỉnh núi cao trên 1.000 m và đỉnh cao nhất là Chƣ Ninh 1.636m. Núi đƣợc phân bố tập trung ở phía bắc, phía Tây và phía Nam (dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn Nam). Khu vực địa hình núi là nơi phân bố của các thác nƣớc, núi đá, rừng nguyên sinh, là những nguồn TNTN có thể khai thác để trở thành nguồn TNDL có giá trị.
Kiểu địa hình cao nguyên: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có cao nguyên Vân Hòa, cao nguyên Trà Khê (thuộc huyện Sơn Hòa) và cao nguyên An Xuân (thuộc huyện Tuy An). Địa hình nơi đây cao trung bình 400m so với mực nƣớc biển, có diện tích tƣơng đối rộng, có nhiều tài nguyên có giá trị cho phát triển du lịch: đồi thấp, hồ tự nhiên, thác nƣớc, rừng nguyên sinh, khu di tích văn hóa, di tích lịch sử.
Kiểu địa hình đồng bằng: Phân bố ven biển, hạ lƣu của các con sông, có độ cao thấp, không quá 15m so với mực nƣớc biển. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa (gồm cả Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa) chiếm 500km2. Đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lƣu sông Ba chảy từ các vùng cao nguyên, đồi bazan ở thƣợng lƣu đã mang về lƣợng phù sa màu mỡ. Đồng bằng là nơi thuận lợi để phát triển các cây lƣơng thực và thực phẩm, là nguồn tài nguyên sinh vật nhân sinh hết sức có giá trị cho du lịch tham quan, trải nghiệm.
Các kiểu địa hình đặc biệt phân bố ven biển: Là hệ thống các vũng vịnh, đầm phá, mũi đá, gành đá, bãi biển, đảo ven bờ… Các kiểu địa hình này là nguồn TNTN đã đƣợc khai thác và trở thành TNDL đặc biệt có giá trị của Phú Yên.
Nhƣ vậy, với sự đa dạng của các kiểu địa hình đã tạo nên nguồn TNTN phong phú rất có giá trị cho PTDL. Nhiều dạng địa hình đã trở thành những điểm thắng cảnh nổi tiếng, là điểm du lịch hấp dẫn của Phú Yên, nhƣ: vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Hòn Yến, bãi biển Tuy Hòa, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia, cao nguyên Vân Hòa, thác H’Ly…
2.1.2.3. Khí hậu
Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Các đặc trƣng của khí hậu Phú Yên đã có những ảnh hƣởng khác nhau đối với sự PTDL. Theo kết quả tính toán trung bình 10 năm (2009 - 2018) các yếu tố khí hậu của Phú Yên nhƣ sau:
1) Nắng: Phú Yên là một tỉnh có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2225- 2471 giờ. Từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 242 -250 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 6- 10 giờ. Tháng 4, tháng 5 là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có từ 253- 272 giờ. Các tháng mùa mƣa, số giờ nắng trung bình hàng tháng 134- 161 giờ, trung bình mỗi ngày 5- 7 giờ.
Thời tiết nắng sẽ tốt cho du lịch, tuy nhiên thời điểm nắng gắt trong mùa hè (04- 05 giờ/ngày), sẽ hạn chế cho khai thác du lịch, đặc biệt là tham quan, nghỉ dƣỡng vì nắng nóng nhiều sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe.
2) Gió: Chế độ gió ở Phú Yên thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành một trong ba hƣớng gió chính là: Bắc, Đông Bắc và Đông. Mùa hạ là thời kỳ thịnh hành một trong hai hƣớng gió chính là Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm khá nhỏ từ 1,7- 2,2m/s, hàng tháng trung bình dao động từ 0,9- 3,1m/s.
Hoàn lƣu gió: Phú Yên chịu tác động của 2 loại gió chính:
Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc đến Phú Yên không lớn, thời tiết không rét nên không ảnh hƣởng lớn đến HĐDL.
Gió mùa Tây Nam bắt đầu phát triển từ tháng 5 và kết thúc khoảng cuối tháng 8. Khi chịu tác động của gió mùa Tây Nam, thời tiết trở nên khô và nóng và xảy ra hiện tƣợng “phơn”. Gió phơn Tây Nam ảnh hƣởng mạnh đến Phú Yên trong khoảng tháng 7 và 8, thời kỳ này sẽ xuất hiện cả ngày khô nóng và ngày khô nóng mạnh. Các nhà khí tƣợng nƣớc ta đƣa ra chỉ tiêu: ngày khô nóng là ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối
>35oC, kết hợp độ ẩm tối thấp trong ngày ≤55%; ngày khô nóng mạnh là nhiệt độ tối cao tuyệt đối ≥37oC, kết hợp độ ẩm tối thấp trong ngày ≤45%. Ở Phú Yên tổng số ngày khô nóng trung bình năm là 121 ngày (vùng ven biển 44 ngày, vùng núi 77 ngày), số ngày khô nóng mạnh chiếm 10-20% tổng số ngày khô nóng. Ngày khô nóng mạnh sẽ ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe con ngƣời, nên hạn chế HĐDL ngoài trời.
3) Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm ở Phú Yên là 26 - 270C, nhiệt độ tối cao trung bình 30,40C, nhiệt độ tối thấp trung bình 23,80C.
- Nhiệt độ trung bình ngày thay đổi theo mùa, trong những tháng gió mùa mùa đông, nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 24,2- 25,50C; những tháng gió mùa mùa hạ, nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 27- 290C.
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình ngày nhƣ trên là thuận lợi cho các HĐDL. Tuy nhiên, trong những tháng gió mùa mùa hạ có từ 15,1- 23,7 ngày nhiệt độ trung bình ngày trên 300C lại xảy ra trong thời kỳ ít mƣa, đây là thời điểm ít thuận lợi cho du lịch.
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở Phú Yên dao động từ 30- 420C. Nhiệt độ tối cao trên 35 0C ở Phú Yên xảy ra vào thời kỳ gió mùa mùa hạ (hàng năm có từ 54- 86 ngày). Nhiệt độ tối cao thƣờng xảy ra cùng với các đợt nắng nóng, tốc độ gió khá mạnh và độ ẩm thấp, có ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của con ngƣời, đây cũng là thời điểm không thích hợp cho HĐDL.
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối dao động từ 11- 160C tùy khu vực. Nhiệt độ tối thấp ở Phú Yên, nhìn chung không ảnh hƣởng đến HĐDL.
4) Mưa:
+ Lƣợng mƣa trung bình năm ở Phú Yên không đồng đều, dao động từ 2244 mm/năm đến 1750 mm/năm. Trong năm, lƣợng mƣa của mùa mƣa (tháng 9 đến tháng
12) đạt đƣợc từ 1152- 1738 mm (chiếm 68- 84 % lƣợng mƣa cả năm), còn mùa khô 260- 684 mm (chiếm từ 13- 32 %).
+ Số ngày mƣa trung bình nhiều năm ở những vùng ven biển thƣờng từ 64- 154 ngày, còn ở vùng núi số ngày mƣa trung bình nhiều năm từ 102-155 ngày.
Trong mùa mƣa nhìn chung không thuận lợi cho khai thác du lịch. Tuy nhiên, trong mùa mƣa vẫn có những ngày khô có thể triển khai các HĐDL, vì đặc trƣng mùa mƣa ở Phú Yên không kéo dài, mỗi đợt chỉ mƣa khoảng 4-5 ngày. Thời gian khai thác du lịch thuận lợi là mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8, trừ những ngày khô nóng mạnh).
Bên cạnh đó, lƣợng mƣa trung bình năm lớn trên nền khí hậu nhiệt đới đã tạo cho Phú Yên phát triển thảm thực vật phong phú, đa dạng, cả thực vật tự nhiên và thực vật trồng, sẽ là điều kiện tốt cho khai thác du lịch tham quan và sinh thái.
5) Độ ẩm:
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm dao động từ 80 - 82%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất là tháng 11 (89%), tháng nhỏ nhất là tháng 7 (72%).
Với độ ẩm nhƣ vậy, nhìn chung không ảnh hƣởng đến du lịch, ngoại trừ một số thời điểm có độ ẩm tƣơng đối thấp hơn 50 % trong mùa hè (tháng7 và 8), thời tiết rất nóng bức ảnh hƣởng đến sức khỏe, đặc biệt khi du lịch ngoài trời.
- Sƣơng mù: Ở Phú Yên sƣơng mù xuất hiện không nhiều và thời gian tồn tại cũng rất ngắn, nên hiện tƣợng sƣơng mù ít ảnh hƣởng đến HĐDL. Đối với vùng cao nguyên Vân Hòa, với đặc điểm phong cảnh núi đồi, cây cỏ ẩn hiện trong sƣơng mù lại có sức hấp dẫn du khách.
- Dông: Ở Phú Yên, trung bình hàng năm vùng ven biển trung bình có trên 40 ngày dông, ở vùng núi hay thung lũng số ngày dông khoảng 100 ngày. Mùa dông bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 11, tháng 5 và tháng 9 là thời kỳ nhiều dông nhất. Trong cơn dông thƣờng có mƣa, sấm chớp, đặc biệt là sét, nên đây là thời điểm bất lợi cho du lịch.
- Bão: Bão ở Phú Yên xuất hiện trong khoảng từ tháng 9-12, bão xuất hiện trùng với mùa mƣa. Trung bình mỗi năm Phú Yên chỉ có 0,35 cơn bão, tuy nhiên khi bão không đổ bộ trực tiếp vào Phú Yên mà ở các tỉnh lân cận thì Phú Yên vẫn bị ảnh hƣởng. Khi bị ảnh hƣởng của bão thƣờng kèm theo hoàn lƣu mƣa trƣớc và sau bão, thời gian ảnh hƣởng trung bình khoảng 05 ngày, đây là thời điểm không thích hợp cho du lịch.
2.1.2.4. Thủy văn - Hải văn
* Sông
Sông ở Phú Yên phân bố tƣơng đối đều trên toàn tỉnh và có đặc điểm chung là bắt nguồn ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, chảy qua miền núi- trung du- đồng bằng và đổ ra biển. Ngoại trừ sông Ba, sông Kỳ Lộ các sông còn lại đều có lƣu vực nằm trong địa bàn tỉnh. Hƣớng chính của các sông là Tây Bắc- Đông Nam hoặc Tây- Đông, sông có đặc điểm chung là ngắn và dốc.
- Chế độ lũ:
Mùa lũ chính của sông ngòi Phú Yên bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào tháng 12.