Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Văn THPT_ục Vân Tiên” về đề tài, chủ đề, cốt truyện, ngôn ngữ giúp người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (Trang 29 - 33)

Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được những ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Để từ đó giới thiệu cho các em những kiến thức bổ ích, sâu rộng, những ảnh hưởng của văn học dân gian trong các tác phẩm văn học. Đồng thời đưa ra được các biện pháp nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn học dân gian được thể hiện qua các tác phẩm, khắc sâu hiểu biết của các em tránh tình trạng mai một kiến thức trong giới trẻ.

II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình tìm hiểu cùng với giảng dạy cho các em học sinh, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

Thứ nhất, qua bài học các em nắm được một cách cụ thể những ảnh hưởng của văn học dân gian trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Thứ hai, giúp kích thích sự ham muốn của các em trong việc tìm hiểu các câu truyện dân gian, ca dao, tục ngữ Việt Nam… Từ đó các em có thể học tập, vận dụng những kiến thức hay, bổ ích vào trong bài học và đặc biệt có thể vận dụng vào trong cuộc sống sau này.

Thứ ba, qua bài học còn giúp các em có thể hình thành về mặt nhân các đạo đức của bản thân mình. Giúp các em trưởng thành hơn trong mặt nhận thức và hành động.

Thứ tư, cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú giúp các em hình thành và vận dụng được vốn từ ngữ phong phú của dân tộc vào trong thực tiễn đời sống sau này.

Thứ hai, các em tự tin, sáng tạo trong các hoạt động tham gia ngoại khóa ở trường như văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, thể dục thể thao. Mạnh dạn giới thiệu các điệu múa, lời ca, bản sắc văn hóa dân tộc mình cho bạn bè được biết.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho chứa chan lòng yêu nước thương dân, do hoàn cảnh mù loà, ông không thể trực tiếp cầm súng đánh giặc, ông đã chọn cách hành đạo phù hợp cho mình: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Cả cuộc đời, ở lĩnh vực nào ông cũng dốc lòng tâm nguyện đem chí bình sinh thực thi một đạo lớn: đạo làm người, một nghĩa lớn: phò chính trừ tà. Tên tuổi ông tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam và thơ văn ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống “bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta”. Có thể nói thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã đưa Nguyễn Đình Chiểu lên địa vị của một người mở đầu cho dòng văn học yêu nước, đồng thời mở màn cho văn học Việt Nam nủa cuối thế kỉ XIX, và là “ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” trong thời cận đại.

Nguyễn Đình Chiểu đã gắn bó cả cuộc đời với đời sống và chiến đấu của nhân dân lao động nghèo khổ ông đã thấm nhuần tư tưởng nhân dân. Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được ông sáng tác bằng cách đọc cho học trò chép lại, cho nên cũng gần gũi với sáng tác dân gian. Tác phẩm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân miền Nam bao đời nay một phần là nhờ âm hưởng của văn học học dân gian. Từ khi ra đời, tác phẩm đã được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, những câu thơ Vân Tiên có thể đọc, có thể hát, cũng có thể nói thơ. Các nhân vật, các tình tiết trong tác phẩm đều có thể tham gia vao mọi hoạt động, sinh hoạt của nhân dân ở khắp nam kỳ lục tỉnh.

“Lục Vân Tiên” đã góp phần quyết định nâng vùng văn học Nam Bộ lên ngang tầm phát triển chung của văn học dân tộc. Thành công của tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với nền văn học yêu nước Việt Nam. Tác phẩm là một

bản trường ca, ca ngợi đạo đức, ca ngợi chính nghĩa, một nền tnảg đáng quý trọng của cha ông ta từ ngàn xưa. Có thể nói, trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu là tác gia đầu tiên xứng đáng với danh hiệu “nhà thơ của nhân dân”.

2. KIẾN NGHỊ

Từ thực tế đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất:

Để kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc thì chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ văn hóa, có chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc, đồng thời phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để đủ sức thuyết phục mọi người biết tôn trọng những giá trị văn hóa đích thực của dân tộc Việt.

Mỗi cộng đồng người có phong tục tập quán khác nhau vì vậy trong thực tế không phải tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt đều có thể hiểu hết được phong tục tập quán của nhau, từ đó dẫn đến hiện trạng là chưa có sự nhìn nhận đúng mức về cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần có chủ trương hòa nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc nhưng làm sao hòa nhập mà vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo, những giá trị văn hóa riêng của dân tộc. Điều đó sẽ làm cho nền văn hóa của dân tộc mình thêm đa dạng, đa hương sắc mà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng độc đáo của dân tộc mình.

Muốn kế thừa và phát huy những giá trị văn học dân gian văn hóa truyền thống chúng ta cần phải điều tra, nghiên cứu các nền văn hóa ấy. Trên cơ sở đó để có những định hướng xây dựng nền văn hóa dân tộc. Cùng với sự tìm hiểu, nghiên cứu chúng ta cần phải có phương thức phổ biến rộng rãi để biến nó thành tài sản chung của dân tộc.

Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian ngày nay gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Muốn thực hiện tốt việc đó cần phải có sự đồng sức đồng lòng của tất cả mọi người. Đồng thời, nền văn hóa Việt Nam nói chung phải có tinh thần tự giác và chịu khó học hỏi cùng phấn đấu đến mục tiêu cuối cùng là xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

------

Ea H’Leo, ngày 22 tháng 2 năm 2019

Người thực hiện

Lê Văn Vân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Trần Ái, (2009), “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm chọn lọc”, NXBGD.

3. Nguyễn Lộc, (1998), “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX”, NXBGD.

4. Vũ Đình Liên và Nguyễn Sỹ Lâm, (1997), Lục Vân Tiên, NXBVH.

5.Trần Văn giàu, (1983), “Đạo làm người”, NXB Sở Văn hóa thông tin Long An. 6. Nguyễn Ngọc Thiện, (1998), “Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm”, NXBGD.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC:

*****************************************

………...……… ………...……… ………...……… ………...……… ………...……… ………...……… Cấp Sở: ………...……… ………...……… ………...……… ………...……… ………...……… ………...……… ………...………

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Văn THPT_ục Vân Tiên” về đề tài, chủ đề, cốt truyện, ngôn ngữ giúp người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w