CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2 QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm
3.2.1.1. Chọn vấn đề thực nghiệm
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, đặc thù HS địa bàn huyện Lập Thạch, Tam Dương chúng tôi lựa chọn chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”tiến hành thực nghiệm.
Mục đích thực nghiệm: nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi của việc tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT để giải quyết một vấn đề thực tiễn, liên hệ với thực tiễn so sánh với cách dạy truyền thống.
Cách thức tiến hành:
- Lớp đối chứng: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: “ Các khu vực địa hình và ý nghĩa của nó” bằng cách cho HS chủ yếu dựa vào SGK địa lí lớp 12, học chủ yếu ở trên lớp, và liên hệ đến những vấn đề UPVBĐKH và PCTT thực tiễn tại địa phương.
- Lớp thực nghiệm: Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “ Các khu vực địa hình và ý nghĩa của nó” thông qua việc HS lựa chọn phương thức tìm hiểu kiến thức, và trình bày kết quả. Đưa ra những đánh giá, nhận định của bản thân về vấn đề BĐKH và PCTT tại địa phương.
3.2.1.2 Chọn địa bàn thực nghiệm
Chọn trường thực nghiệm: Dựa trên các tiêu chí như đối tượng thực nghiệm, nội dung nghiên cứu, mục tiêu và thời gian, cơ sở vật chất kĩ thuật, tôi lựa chọn hai trường thực nghiệm: trường THPT AAA, Lập Thạch, Vĩnh Phúc và trường THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc để thực nghiệm. Sở dĩ tôi chọn hai trường thực nghiệm này vì hai trường có sự khác nhau cơ bản về đối tượng HS và cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện thiết bị dạy học. Điều đó cho thấy rằng, dù đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất như thế nào thì dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cũng đem lại sự hứng thú, say mê học tập cho HS, phát triển được năng lực HS. Trong mọi điều kiện dạy học GV và HS cần chủ động khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu bài học.
Chọn lớp thực nghiệm: Các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm cần đảm bào các yêu cầu sau:
- Trình độ và hạnh kiểm giữa các lớp không có sự chênh lệch đáng kể - Số lượng HS trong các lớp gần tương đương nhau.
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm giữa hai lớp tương tự nhau.
Chọn GV thực nghiệm: Khi thiết kế chủ đề và soạn giáo án theo chủ đề, tôi đã lựa chọn và trao đổi với các GV bộ môn Địa lý của trường THPT AAA và trường THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc. Chúng tôi đã trao đổi thống nhất mục tiêu, nội dung chủ đề, thời gian thực nghiệm, GV thực nghiệm. Để có kết quả tốt nhất chúng tôi chọn một GV sẽ vừa dạy cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Các tiêu chí lựa chọn như sau:
- Trình độ chuyên môn tốt và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. - Yêu nghề, tâm huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. - Thâm niên công tác từ 5 năm trở lên.
Cụ thể các chủ đề sẽ được tiến hành thực nghiệm như sau:
Chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”
1. Trường thực nghiệm 1: Trường THPT AAA, Lập Thạch, Vĩnh Phúc
- Thời gian thực hiện: 3 tuần ( từ 23/9/2019 đến ngày 15/10/2019) - Người thực hiện: Cô giáo Dương Thị Thuý H…….
- Lớp thực nghiệm: 12A1 ( sĩ số: 36 ) và lớp đối chứng: 12A10 ( sĩ số: 36)
2. Trường thực nghiệm 2: Trường THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc
- Thời gian thực nghiệm 3 tuần ( từ 26/9/2019 đến ngày 20/10/2019) - Người thực hiện: cô giáo Nguyễn Thị H……
- Lớp đối chứng: 12A3 ( sĩ số: 34) và lớp thực nghiệm: 12A7 ( sĩ số: 34)
3.2.2 Nội dung thực nghiệm
Chủ đề tác giả lựa chọn thực nghiệm là Chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”.Tác giả tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp thực nghiệm tại trường THPT AAA, Lập Thạch, Vĩnh Phúc và THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc.
3.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Đề tài tác giả áp dụng hai phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm đối chứng và thực nghiệm đánh giá trước và sau tác động.
Đối với thực nghiệm đối chứng: tác giả sẽ lựa chọn GV dạy 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng thực hiện các hoạt động học tập trên lớp với các
PPDH khác nhau trong thời gian tương ứng với phân phối chương trình đã qui định. Lớp thực nghiệm GV tiến hành dạy học theo chủ đề với các PPDH linh hoạt phát huy tính tích cực của HS, có thể thực hiệ ở cả trên lớp, ngoài lớp, và HS tự học ở nhà.
Đối với thực nghiệm đánh giá trước và sau tác động: được thực hiện ở cùng một lớp thực nghiệm dựa trên phiếu quan sát trước và sau khi thực hiện dạy học chủ đề. Trên cơ sở kết quả thu được, tiến hành xử lý phân tích các chỉ số, giá trị thống kê để thấy được ưu điểm của dạy học tích hợp UPVBĐKH và PCTT trong chủ đề “ Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”
3.2.4 Tổ chức thực nghiệm
Đối với lớp đối chứng: Tiến hành dạy học bình thường theo PPCT từng bài từng tiết trên lớp.
Đối với lớp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT theo chủ đề đã được giáo viên xây dựng và thiết kế.
Tiết 1 ( tuần 1): Giới thiệu chủ đề, mục tiêu dự án, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS triển khai nhiệm vụ.
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề, mục tiêu dự án
Bước 1:GV đưa tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh thảo luận.
Có nhận định cho rằng “ Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta”. Theo em, đúng hay sai. Vì sao?
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm bàn, viết câu trả lời ra giấy A4.
Bước 3: Đại diện HS 1 nhóm trình bày kết quả, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV kết luận, giới thiệu chủ đề và kế hoạch thực hiện chủ đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Bước 1: GV treo bản đồ địa hình lên bảng, đưa ra nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: “ Dựa vào bản đồ địa hình nước ta, em hãy nhận xét đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam”
Bước 2: Học sinh nghiên cứu bản đồ địa hình kết hợp với nội dung SGK, giải quyết nhiệm vụ học tập, viết kết quả ra giấy A4..
Bước 3: GV gọi 2 HS trình bày kết quả , các HS khác lắng nghe bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV tổng kết và chuẩn kiến thức
Bước 4: GV tổng kết và chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khu vực địa hình và ý nghĩa của nó. Các biện pháp phòng chống thiên tai do địa hình đem lại
- Bước 1: GV chia nhóm học tập theo nhu cầu của học sinh
- GV phát phiếu điều tra và yêu cầu HS điền thông tin vào phiếu để chia lớp thành 3 nhóm. GV lưu ý tối đa số lượng HS trong mỗi nhóm. Nếu trường hợp nhiều HS cùng lựa chọn một nội dung, GV/HS nhanh chóng lựa chọn lại 1 lần nữa.
- Bước 2: GV thống nhất gọi tên các nhóm, giao nhiệm vụ và sản phẩm cho từng nhóm
- Bước 3: GV đưa ra các tiêu chí đánh giá từng dự án của từng nhóm
- Bước 4: Kí hợp đồng học tập
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Bước 1:
GV hướng dẫn các nhóm thảo luận bầu 1 bạn trưởng nhóm, 1 bạn thư kí , giao, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân để thực hiện dự án.
GV thông báo nhiệm vụ của nhóm trưởng: thường xuyên phải liên lạc, đôn đốc các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo tiến độ dự án của nhóm cho GV ( mỗi tuần 3 lần). Thư kí có nhiệm vụ ghi chép, giúp việc cho nhóm trưởng.
Bước 2:
Yêu cầu các nhóm trưởng, thư kí ghi chép lập danh sách các thành viên cùng nhiệm vụ được phân công ( dựa trên nội dung đã thống nhất ở trên), nộp cho GV để GV tiện theo dõi, giám sát và đôn đốc HS trong quá trình thực hiện dự án.
Bước 3: GV giới thiệu, hướng dẫn HS một số trang Web, địa chỉ tìm kiếm và tên các tài liệu liên quan đến chủ đề Đất nước nhiều đồi núi. Gv cần lưu ý HS khi tìm kiếm , xử lí thông tin ( nhất là thông tin trên mạng ) nhằm đảm bảo tính khoa học, cơ bản và mang tính giáo dục.
Bước 4: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ xây dựng đề cương chi tiết cho từng chủ đề và kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 2
( Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà)
- HS thực hiện dự án
- GV theo dõi quá trình thực hiện, hỗ trợ khi cần thiết.
Tuần 2, 3 ( Tiết 2, 3): BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT DỰ ÁN
Bước 1: GV thông qua kế hoạch, qui trình báo cáo sản phẩm để các nhóm hiểu cách thức báo cáo.
Bước 2: GV tổ chức, điều khiển , hướng dẫn từng nhóm lên báo cáo sản phẩm dự án. GV chủ động linh hoạt trong việc tổ chức và điều khiển lớp học, trước khi mỗi
nhóm lên báo cáo, yêu cầu các nhóm đều phải tập trung theo dõi, ghi chép làm cơ sở cho nhận xét, đánh giá đội bạn.
Bước 3: GV nhận xét trên nhiều mặt: tinh thần, thái độ làm việc nhóm, sản phẩm trình bày và việc trả lời các câu hỏi của nhóm khác.
GV tổng kết dự án, gợi mở thêm một số vấn đề khác nhưng có liên quan đền chủ đề này.
Bước 4. Đánh giá, tổng kết dự án.
- GV yêu cầu mỗi HS của từng nhóm tự tổng kết hoạt động dự án mà mình đã trải nghiệm trong quá trình thực hiện, nhằm tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong nhóm
- Nhóm trưởng, thư kí có nhiệm vụ ghi chép, tổng kết và báo cáo kết quả để làm cơ sở cho GV tổng kết, đánh giá từng thành viên. Hs sử dụng phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm.
- HS đánh giá sản phẩm dự án
- GV nhận xét, đánh giá các dự án của HS dựa trên 2 khía cạnh: ưu điểm, hạn chế, thuận lợi khó khăn của các nhóm khi tham gia dự án. Tổng kết dự án.