*Giới thiệu
Điều khiển động cơ DC (DC Motor) là một ứng dụng thuộc dạng cơ bản nhất của điều khiển tự động vì DC Motor là cơ cấu chấp hành (actuator) đƣợc dùng nhiều nhất trong các hệ thống tự động (ví dụ robot). Điều khiển đƣợc DC Motor là ta đã có thể tự xây dựng đƣợc cho mình rất nhiều hệ thống tự động.
*Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, ngƣời học có khảnăng:
- Trình bày đƣợc cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của mạch L298. - Vẽ đƣợc sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ DC
- Mô phỏng đƣợc chƣơng trình mạch điều khiển động cơ DC bằng phần mềm mô phỏng
- Kết nối đƣợc phần cứng mạch điều khiển động cơ DC đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Viết, nạp và chạy đƣợc chƣơng trình điều khiển động cơ DC
- Rèn luyện tính tƣ duy và tác phong công nghiệp , đảm bảo an toàn cho
ngƣời và thiết bị
*Nội dung:
1. Giới thiệu động cơ DC
Động cơ điện 1 chiều là thiết bị ngoại vi đƣợc sử dụng rất rộng rãi do điều
khiển đơn giản, giá cả phải chăng.
Hình 14.1. Động cơ DC
1.1. Định nghĩa
Động cơ một chiều DC ( DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là Động cơ điều khiển bằng dòng có hƣớng xác định hay nói dễ hiểu hơn thì đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC- điện áp 1 chiều(Khác với điện áp AC xoay chiều). Đầu dây ra của đông cơ thƣờng gồm hai dây (dây nguồn- VCC và dây tiếp đất- GND). DC motor là một động cơ một chiều với cơ năng quay liên tục. Khi ta cung cấp năng lƣợng, động cơ DC sẽ bắt đầu quay, chuyển điện năng
129
vòng quay/ phút). Tốc độ không tải của động cơ DC nếu không giảm tốc có thể đạt từ 1000RPM tới 40.000RPM.
Ví dụ: Một động cơ DC RS775-9009 có tốc độ quay 22.000RPM cùng với
hộp giảm tốc Planet.
Ứng dụng của động cơ DC cũng rất đa dạng và hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong tivi, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, máy công nghiệp...v...v.
Đối với động cơ điện 1 chiều có loại không chổi than (Brussless DC Motor-
BLDC) và động cơ có chổi than (Brush DC Motor- DC Motor). Do động cơ BLDC
thực chất là động cơ điện 3 pha không đồng bộvì vậy mình chỉ xét động cơ điện 1
chiều có chổi than.