.8 SOH trong khung STM-1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 26 - 28)

POH bậc cao (của VC-3 và VC-4.)

Để bảo trì và giám sát các tuyến truyền dẫn cấp cao, kỹ thuật SDH trang bị cho VC cấp cao 9 byte POH nằm trong cột đầu tiên. Các byte gồm có:

Trong đó :

- Byte J1: Mẫu tin đường dẫn 16 byte là byte đầu tiên trong khung truyền dẫn VC-3

hay VC-4.

- Byte B3: Mã giám sát đường dẫn BIP-8. Byte B3 trong POH dành để kiểm tra lỗi

bit và giám sát đường dẫn VC, sử dụng mã BIP-8 parity chẵn. Trước khi ngẫu nhiên hóa, BIP-8 được tạo ra trên tất cả các bit của VC và kết quả của nó được đặt vào vị

trí byte B3 trong POH của VC kế tiếp (trước khi khung này được ngẫu nhiên hóa).

- Byte C2: Nhãn tín hiệu. Để cung cấp cho phía thu biết được phương pháp sắp xếp

được sử dụng trong VC cấp cao, kỹ thuật SDH sẽ đặt thông tin vào byte C2.

- Byte G1: Trạng thái đường dẫn. Byte G1 (1 byte) được dùng để báo ngược lại lỗi

từ cuối đường dẫn đến đầu đường dẫn và nó luôn được thiết lập trong POH ở hướng ngược lại.

- Byte F2: Kênh người sử dụng đường dẫn. Byte F2 dùng để liên lạc tới các nhà quản

lý mạng. Khi không sử dụng, byte này được thiết lập giá trị “11111111”.

- Byte H4: Chỉ định đa khung. Chức năng của byte H4 là một nhãn khung trong

trường hợp tải dữ liệu được phân phối trong nhiều khung (Ví dụ: khi đa khung được

sử dụng để truyền dẫn trong Container cấp thấp). Hai bit cuối của H4 chứa thông tin

đa khung đang được dùng để nhận dạng được các khung phụ riêng lẻ.

- Byte Z3, Z4 : Dự phòng sử dụng cho quốc gia.

- Byte Z5 : Giám sát mạng cấp thấp.

4. Cấu trúc mạng truyền dẫn SDH

Việc ứng dụng kỹ thuật phân cấp đồng bộ số vào mạng lưới Viễn thông đã đem lại nhiều rất ưu điểm trong việc khai thác vận hành mạng. Kỹ thuật này cho phép kết nối trong mạng viễn thông có nhiều loại hình thiết bị thuộc các tiêu chuẩn truyền dẫn khác nhau mà không cần thiết chú ý dung lượng làm việc của chúng. Nhờ vào nguyên lý truyền dẫn tín hiệu bằng các container mà không cần phải thay thế hàng loạt các thiết bị hiện có trêng mạng khi đưa các thiết bị SDH vào mạng.

Kỹ thuật xen tách một tầng cho phép tinh giản thiết bị trên mạng lưới đồng thời cho phép xen tách nhiều luồng số có dung lượng khác nhau. Điều này có nghĩa là mạng lưới hoàn toàn không phụ thuộc vào phân cấp về dung lượng và thuê bao được phục vụ với dung lượng bất kỳ theo yêu cầu. Trường hợp có sự cố làm gián đoạn thông tin, mạng SDH có thể thiết lập lại cấu hình mạng lưới một cách tự động. Việc quản lý mạng sẽ hiệu quả hơn và mềm dẻo hơn nhờ phần mềm quản lý.

Các thiết bị phân cấp đồng bộ số tuân theo các khuyến nghị của ITU-T, chúng phải thực hiện các chức năng vừa là bộ xen tách các luồng số vừa là bộ thu phát, hoàn toàn khác so với trong kỹ thuật truyền dẫn cận đồng bộ việc xen tách các luồng số độc lập với các bộ thu phát. Mặt khác trong các bộ xen tách luồng đồng bộ thì các giao tiếp quang đều có thể được trang bị gấp đôi để bảo vệ. Với các đặc điểm của kỹ thuật truyền dẫn phân cấp đồng bộ số, việc phân tích, lựa chọn cấu trúc mạng và thiết bị một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thiết kế, lắp đặt, khai thác và bảo dưỡng các hệ thống SDH.

4.1 Các cấu trúc cơ bản của mạng SDH. 4.1.1 Cấu trúc điểm nối điểm: 4.1.1 Cấu trúc điểm nối điểm:

Cấu trúc này được sử dụng như đối với kỹ thuật truyền dẫn cận đồng bộ PDH thông thường. Việc lựa chọn cấu trúc này sẽ có hiệu quả đối với tuyến có dung lượng lớn vì cấu trúc này chủ yếu để ghép nhiều luồng nhánh thành luồng có tốc độ cao. 2Mbit/s 34Mbit/s 140Mbit/s STM-1 STM-4 STM-1 / STS-3c Gateway to SONET TM DXC ADM ADM ATM Switch STM-4/-16 2Mbit/s 34Mbit/s 140Mbit/s STM-1 LAN 2Mbit/s ADM STM-1 STM-1, STM-4 2Mbit/s 8Mbit/s 34Mbit/s 140Mbit/s

ADM : Add Drop Multiplexer DXC : Digital Cross Connect TM : Terminal Multiplexer DSC: Digital Switching Center LAN: Local Area Network

DSC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)