Từ hình 3.9 tới hình 3.12 sẽ cho thấy các đặc tính của một anten tag RFID khi được đặt gần một khối nước. Cũng giống như trong trường hợp của tấm kim loại, ở đây vẫn sử dụng folded dipole anten và anten được đặt song song và phía trên của khối nước có kích thước 250mm x 80mm x 80mm; εr = 77.3 và tgδ = 0.048. Hướng tính, hiệu suất bức xạ, độ tăng ích và trở kháng đầu vào sẽ lần lượt được tính toán đối với các khoảng cách giữa anten và khối nước khác nhau. Khi anten được đặt gần khối nước (d = 1mm), hướng tính của anten tăng lên trong khi hiệu suất bức xạ lại giảm đi đáng kể, kéo theo sự suy giảm của độ tăng ích anten. Ngược với trường hợp của tấm kim loại, nước sẽ luôn luôn làm giảm độ tăng ích mà không cần biết khoảng cách giữa nước và anten như thế nào. Khi anten được dịch ra xa khối nước, độ tăng ích của anten đạt trở lại giá trị như trong không gian tự do. Trở kháng đầu vào cho thấy một sự thay đổi nhỏ khác với khi anten được đặt rất gần với khối nước (d = 1mm).
Tác động của nước lên anten tag và khoảng đọc tại tần số 915MHz được tổng hợp lại trong bảng 3-2. Khi tag rất gần với khối nước, khoảng đọc giảm đi khoảng 0.45m. Khi tag được dịch ra xa, tác động của nước bị giảm đi và khoảng đọc tăng lên.
Hình 3.9: Độ tăng ích của anten là một hàm của khoảng cách so với nước (tính toán bởi IE3D).
Hình 3.10: Phần thực của trở kháng đầu vào anten là một hàm của khoảng cách so với nước (tính toán bởi phần mềm IE3D).
Hình 3.11: Phần ảo của trở kháng đầu vào anten là một hàm của khoảng cách so với nước (tính toán bởi phần mềm IE3D).
Hình 3.12: Hệ số truyền công suất của anten là một hàm của khoảng cách so với nước (tính toán bởi phần mềm IE3D).