Giao tiếp giữa các tác tử JADE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và tích hợp thông tin sử dụng agent phần mềm 002 (Trang 28 - 30)

Giao tiếp giữa các tác tử là một trong những tính chất cơ bản nhất của JADE đƣợc đặc tả theo chuẩn FIPA.

Hình 2.3 - Giao diện quản lý tác tử JADE

Mô hình giao tiếp giữa các tác tử dựa trên quá trình truyền thông điệp không đồng bộ. Vì vậy, mỗi tác tử sẽ có một hòm thƣ hay hàng đợi thông điệp tác tử, nơi mà môi trƣờng thực thi JADE gửi các thông điệp từ những tác tử khác gửi tới. Bất cứ khi nào một thông điệp đƣợc gửi vào hòm thƣ, tác tử sẽ đƣợc thông báo có thông điệp đến. Sau khi tác tử lấy thông điệp ra, việc đọc, xử lý ra sao lại là do lập trình viên quyết định. Định dạng riêng của thông điệp trong JADE tuân theo cấu trúc định nghĩa chuẩn FIFA-ACL. Mỗi thông điệp sẽ gồm các trƣờng sau:

- sender: Ngƣời gửi thông điệp.

- receivers: Danh sách ngƣời nhận.

- performative: Hành vi giao tiếp chỉ ra phía gửi muốn hƣớng tới mục đích gì.

Ví dụ, nếu performative là REQUEST (yêu cầu) thì ngƣời gửi muốn ngƣời nhận thực hiện một hành động, nếu là INFORM (thông báo) thì phía gửi muốn thông báo với bên nhận về một điều gì đó. Nếu là PROPOSE hoặc CFP (Call For Proposals) thì phía gửi muốn đàm phán với bên nhận.

- content: Nội dung gồm các thông tin thực đƣợc trao đổi bởi thông điệp.

- content language: ngôn ngữ nội dung chỉ ra cú pháp sử dụng để diễn đạt nội

dung. cả phía gửi và nhận đều phải giải mã và chuyển đổi nội dung với cú pháp phù hợp để việc giao tiếp trở nên hiệu quả.

- ontology: chỉ ra từ vựng các ký tự sử dụng trong nội dung. Cả bên gửi và nhận đều phải quy về cùng một nghĩa đối với các kí tự này cho việc giao tiếp hiệu quả hơn.

- Một vài trƣờng khác để điều khiển việc giao tiếp với nhiều tác tử cùng lúc và chỉ định thời gian cho việc nhận và hồi đáp thông điệp nhƣ conversation-id, reply- with, in-reply-toreply-by.

Một thông điệp trong JADE đƣợc cài đặt nhƣ một đối tƣợng của lớp

jade.lang.acl.ACLMessage cung cấp các phƣơng thức getset cho phép truy cập tất

cả các trƣờng dữ liệu trong cấu trúc FIPA ACL. Tất cả các performative định nghĩa trong đặc tả FIPA đều ánh xạ đến các ràng buộc trong lớp ACLMessage.

Hình 2.4 - Mô hình truyền thông điệp không đồng bộ giữa các tác tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và tích hợp thông tin sử dụng agent phần mềm 002 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)