Đường và đa giác lệch nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp GIS và viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Trang 49 - 51)

nữa khi thao tác phủ tạo ra các đa giác vụn (sliver). Các đa giác vụn (hình 2.8) phải được khảo sát và loại bỏ đường biên chung dài nhất hoặc đường giữa. Các mảnh vụn phải được xác định bừng diện tích nhỏ của chúng chứ không phải bằng trực giác. Cách nhận biết khác khi chúng có hình thoi dài là tỷ lệ chu vi, diện tích là khá lớn, hay chúng chỉ có hai đường biên. Vị trí các đường biên mới mà không tin cậy sẽ gây ra đụng độ với các thực thể không gian khác, nhất là với các đặc trưng điểm. Với thực thể đường, nếu trùng nhau thì biểu diễn của chúng phải khác nhau.

2.7. Một số thuật toán minh họa

Trong đề tài nghiên cứu, để đưa ra được kết quả nghiên cứu thì ta phải chồng xếp 2 bản đồ lên, khi chồng bản đồ ta sẽ bắt gặp hiện tượng không chồng khít, xuất hiện các đa giác con.Việc xác định diện tích các đa giác này cho phép ta xác định được biến động trên vùng bờ biển nghiên cứu. Sau đây là một số thuật toán cụ thể.

Giao của các đoạn thẳng

Các thuật toán của các tiến trình phức tạp trong GIS được hình thành từ các thuật toán đơn giản. Thuật toán là thủ tục bao gồm tập các qui tắc rõ ràng về trình tự giới hạn các thao tác để giải quyết vấn đề hay lớp vấn đề. Thuật toán tìm giao các đường thẳng

- Thuật toán tìm giao các đường thẳng hay được sử dụng nhất trong GIS: xếp chồng đa giác, trộn, làm tan đa giác và đoạn thẳng, điểm trong đa giác, loại bỏ đa giác lạ...

- Thí dụ đơn giản: đường thẳng đi từ (4,2) đến (2,0) có giao với đoạn thẳng (0,4), (4,0)?

- Giải pháp: Phương trình đường thẳng qua 2 điểm y=ax+b,

trong đó b=(y2-y1)/(x2-x1)

- Tổng quát: nếu ta có y=a1+b1x và y=a2+b2x thì giao điểm sẽ ở tại: xi=-(a1-a2)/(b1-b2) yi=a1+b1xi

- Các trường hợp đặc biệt: song song trục x hay y, song song với nhau

Trong GIS chúng ta thường làm việc với đoạn thẳng thay cho đường thẳng. Do vậy, phương pháp tìm giao đường thẳng trên đây đòi hỏi kiếm tra tọa độ của giao đường thẳng có nằm trong các đoạn thẳnghay không. Phương pháp khác: biểu diễn đoạn thẳng bằng tham số

- Đoạn thẳng 1 qua (xA, yA) và (xB, yB)

- Đoạn thẳng 2 qua (xC, yC) và (xD, yD)

- Giao của 2 đoạn thẳng tại t, s như tính toán dưới đây và thỏa mãn điều kiện 0 ≤ t ≤ 1 và 0 ≤ s ≤ 1

Hình 2.9. Giao của các đường thẳng x xA t x( B xA) y yA t y( B yA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp GIS và viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)