Lỗ hổng trong cấu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số lỗ hổng thiếu an ninh trong ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp và công cụ kiểm soát, xử lý lỗ hổng (Trang 25 - 27)

Chương 1 CÁC HIỂM HỌA VỀ AN NINH HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC LỖ HỔNG THIẾU AN NINH

1.2.2.1. Lỗ hổng trong cấu hình

Cấu hình không an toàn cũng là một lỗ hổng bảo mật của hệ thống. Các lỗ hổng này được tạo ra do các ứng dụng có các thiết lập không an toàn hoặc người quản trị hệ thống định cấu hình không an toàn. Chẳng hạn như cấu hình máy chủ web cho phép ai cũng có quyền duyệt qua hệ thống thư mục. Việc thiết lập như trên có thể làm lộ các thông tin nhạy cảm như mã nguồn, mật khẩu hay các thông tin của khách hàng.

Nếu quản trị hệ thống cấu hình hệ thống không an toàn sẽ rất nguy hiểm vì nếu người tấn công duyệt qua được các file pass thì họ có thể download và giải mã ra, khi đó họ có thể làm được nhiều thứ trên hệ thống.

a. Tài khoản người sử dụng không an toàn

Mỗi user ccount cần có username và password cho mục đích bảo mật. Các user name và password này thường được truyền đi ở dạng clear text trên mạng. Do đó, cần có chính sách bảo mật user account như mã hóa, xác thực ...

b. Tài khoản hệ thống đặt mật khẩu dễ đoán

Một điểm yếu trong lỗi cấu hình khác là bảo mạt account với passwword dễ dàng bị đánh cắp. Để ngăn chặn tình trạng đó, người quản trị cần có chính sách để không cho phép một password có hiệu lực mãi mãi mà password này phải có một thời hạn kết thúc

c. Dịch vụ Internet bị lỗi cấu hình

Một vài công ty sử dụng địa chỉ thật trên mạng Internet để đánh địa chỉ cho host và server. Điều này tạo nên điểm yếu mà các hacker sẽ dễ dàng khai thác thông tin.

Sử dụng giao thức NAT hoặc PAT có thể giải quyết vấn đề trên. Sử dụng địa chỉ riêng ( private address ) cho phép đánh địa chỉ hosts và servers ma không cần dùng địa chỉ thật trên mạng, trong khi địa chỉ thật thì được border router định tuyến ra mạng internet.

Đó không phải là biện pháp tối ưu. Port trên interface kết nối ra internet phải ở trạng thái open cho phép users vào mạng internet và ngược lại. Đó là lỗ hỏng trên bức tường lửa ( firewall ) mà hacker có thể tấn công vào. Bạn có thể tạo ra tính bảo mật cho network bằng cách sử dụng “ conduits ”, là kết nối bảo mật cơ bản. Cisco Secure Private Internet Echange ( PIX ) firewall là biện pháp tối ưu tạo ra tính bảo mật tốt cho mạng.

d. Thiết đặt cấu hình mặc định trong các sản phẩm

Nhiều sản phẩm phần cứng được cung cấp mà không có password hoặc là password sẵn có giúp cho nhà quản trị dễ dàng cấu hình thiết bị. Nó làm cho công việc dễ dàng hơn, như một số thiết bị chỉ cần cắm vào và hoạt động. Điều này sẽ giúp cho

sự tấn công mạng trở nên dễ dàng. Do đó, ta cần phải thiết lập một chính sách cấu hình bảo mật trên mỗi thiết bị trước khi thiết bị được lắp đặt vào hệ thống mạng.

e. Cấu hinh trang thiết bị mạng bị lỗi

Lỗi cấu hình thiết bị là một lổ hổng có thể khai thác để tấn công mạng: password yếu, không có chính sách bảo mật hoặc không bảo mật user account… đều là lỗi cấu hình thiết bị. Phần cứng và những giao thức chạy trên thiết bị cũng tạo ra lỗ hỏng bảo mật trong mạng.

Nếu chung ta không có chính sách bảo mật cho phần cứng và những giao thức này thì hacker sẽ lợi dụng để tấn công mạng. Nếu bạn sử dụng SNMP được mặc định thiết lập thì thông tin có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng và nhanh chóng. Do đó, hãy chắc chắn là bạn làm mất hiệu lực của SNMP hoặc là thay đổi mặc định thiết lập SNMP có sẵn..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số lỗ hổng thiếu an ninh trong ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp và công cụ kiểm soát, xử lý lỗ hổng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)